Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 26)

2.2.1 Lƣợc khảo tài liệu và mô hình nghiên cứu mẫu

Mô hình nghiên cứu được tham khảo từ chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thanh Điền chuyên ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học An Giang và các tiểu luận có liên quan của sinh viên chuyên ngành các trường đại học khác.

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 19 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của sinh viên Phạm Thanh Điền

“ Tìm hiểu quy trình giao nhận và lƣu kho hàng hóa tại cảng Mỹ Thới” tháng 4 năm 2011

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Phước Hưng “Phân tích quy trình giao nhận Container nội địa tại Công ty TNHH Chế biến thực phẩm – Thương

mại Ngọc Hà năm 2012”

Sau khi tham khảo mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nhóm đã tìm hiểu và nhận ra những điểm khác biệt trong nghiên cứu của mình và của các sinh viên khóa trước. Mô hình 2.1 của sinh viên Phạm Thanh Điền cùng đề tài nhưng được thực hiện trong thời gian 2004-2009, khi mà công ty còn tên là công ty Cảng Mỹ Thới ( tức chưa có thêm cảng Bình Long) và công ty chưa thực hiện cổ phần hóa, quy trình của hai giai đoạn có nhiều khác biệt nên chỉ có thể tham khảo dàn ý cho bài chuyên đề của nhóm.

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 20

Ngoài ra, mô hình 2.2 của sinh viên Nguyễn Phước Hưng được thực hiện hết sức công phu và chi tiết, tuy nhiên khác với công ty giao nhận, công ty Cổ phần Cảng An Giang không thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ giao nhận phức tạp mà chỉ đảm nhận vai trò kiểm đếm, giao hàng, trả hàng xuất nhập khẩu tại cảng. Do đó, quy trình của công ty đơn giản hơn và nhóm có thể tham khảo và học hỏi được sự phân tích sâu sắc và kỹ lượng, chuyên nghiệp từ bài chuyên đề tốt nghiệp trên.

2.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu của nhóm được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo của các mô hình nghiên cứu trước và đối chiếu với thực tế của công ty cảng An Giang. Sau khi đi thực tế tại Công ty cổ phần Cảng An Giang, các thành viên của nhóm có cơ hội quan sát, tìm hiểu và được các cán bộ của công ty hướng dẫn tham quan, giải thích cụ thể về quy trình giao nhận và lưu kho thực tế của công ty cảng An Giang ở cụm cảng Mỹ Thới. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, nhóm nhận thấy được thực tế ở cảng Mỹ Thới là do các điều kiện khách quan nên công ty không còn thực hiện nghiệp vụ nhập xuất hàng lẻ LCL/ LCL, từ đó nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu mới đã được hiệu chỉnh như sau:

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 21 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 22 CHƢƠNG 3. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG

Giới thiệu chương

Ở chương 2 đã trình bày về cơ sở lý thuyết thì ở chương 3 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về Cảng An Giang thông qua việc giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu lãnh đạo, sơ đồ tổ chức, lĩnh vực hoạt động, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị…của Công Ty Cổ Phần Cảng An Giang.

3.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Công ty Cổ phần cảng An Giang Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG

Tên tiếng Anh: ANGIANG PORT JOINT-STOCK COMPANY

Logo:

Vị trí cảng:

- Cảng Mỹ Thới: 150o29’08”E - 10o20’03”N

- Luồng vào cảng: Luồng Định An, trên sông Hậu dài 160 km, có thể tiếp nhận tàu 5000-7000 DWT ( theo thủy triều)

- Chế độ thủy triều: bán nhật triều

- Cự ly : Cảng Mỹ Thới – TP.Hồ Chí Minh : 180km, Cảng Mỹ Thới – Cửa khẩu Vĩnh Xương 90km. Cảng Mỹ Thới – Cửa khẩu Tịnh Biên 90km (bằng đường bộ)

Cầu cảng: Dài 106,00 m , rộng 21,00 m, độ sâu trước bến (-) 7m

Bến phao: 7 bến phao neo buộc tàu từ 3.000 – 10.000 DWT , độ sâu thấp nhất là (-) 12m – (-) 13m.

Kho/bãi:

- Kho: 5.900 m2 - Bãi : 10.500 m2

Địa chỉ: Quốc lộ 91, Tổ 15, Khóm Đông Thịnh B, P. Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang.

Mã số doanh nghiệp: 1600125108

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 23 Giấy phép hoạt động: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Nhà nước số 5206000006, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 02 năm 1993, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 26 tháng 01 năm 2010, đăng ký thay đổi lại lần thứ 2 ngày 21 tháng 02 năm 2006 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang.

Email: cangangiang@angiangport.com.vn

Website: www.angiangport.com.vn

3.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Cảng Mỹ Thới An Giang là DNNN trực thuộc tỉnh An Giang được thành lập theo Quyết định số 615/QĐ.UB ngày 31/12/1992 của UBND tỉnh An Giang vào năm 1992 với vốn điều lệ ban đầu là 4.265.000.000 đồng. Thực hiện Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 26/02/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty Nhà nước thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang giai đoạn 2008-2010, Chính thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Cảng An Giang kể từ ngày 01/4/2011 với vốn điều lệ là 138 tỷ.

Công ty cổ phần Cảng An Giang hiện quản lý Cảng Mỹ Thới (là cảng biển Quốc tế thuộc Nhóm cảng số 6 của Hệ thống Cảng Biển Việt Nam) và Cảng thuỷ nội địa Bình Long. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và sự tín nhiệm của quý khách hàng Cảng ngày một phát triển và vươn tới là cảng đầu mối trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Song, bên cạnh đó thực hiện Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tưởng chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Cảng Mỹ Thới sẽ nâng cấp mở rộng cảng để đến năm 2015 tiếp nhận tàu 10.000 DWT cập cầu làm hàng, đồng thời sẽ tiếp nhận một số cảng khác trong địa bàn tỉnh như cảng Tân Châu, cảng Châu Đốc…

Trong quá trình hoạt động, Cảng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ và được UBND tỉnh khen thưởng nhiều năm liền, như Cờ thi đua xuất sắc năm 2009, bằng khen Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2009 của tỉnh…

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 24 3.3 Sơ đồ tổ chức2

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần cảng An Giang - Hải quan: giấy tờ, các chứng từ liên quan xuất nhập khẩu

- Cảng vụ: điều hành tàu, giám sát an toàn tàu

- Biên phòng: giải quyết các tình huống bạo động, đình công, - Phòng hành chánh:

- Phòng kiểm dịch: kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu

3.4 Lĩnh vực hoạt động

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được quy định theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5206000006, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 02 năm 1993, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 26 tháng 01 năm 2010, đăng ký thay đổi lại lần thứ 2 ngày 21 tháng 02 năm 2006 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang như sau:

- Hoạt động kho bãi - Bốc xếp hàng hóa

- Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy - Đại lý vận tải

- Đại lý bia, nước giải khát - Đại lý xăng dầu

- Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa đường biển, hoạt động của các đại lý hải quan, giao nhận hàng hóa

2

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 25

- Vận tải hàng hóa đường bộ

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

- Đại lý nhiên liệu, phân bón, lương thực, đồ uống, gỗ xây dựng và nguyên liệu xây dựng

- Bán lẻ nhiên liệu trong các cửa hàng chuyên doanh - Khai thác, xử lý cung cấp nước

- Thu gom rác thải không độc hại - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống - Dịch vụ phục vụ đồ uống

- Đóng tàu và cấu kiện nổi

- Bảo dưỡng sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác. - Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn

- Sửa chữa máy móc thiết bị

- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải - Xay xát thóc lúa (lương thực)

- Bán buôn gạo

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

- Cho thuê văn phòng làm việc - Xây dựng nhà các loại

- Xây dựng công trình dân dụng

- Xây dựng đường thủy, bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch - Dịch vụ cung ứng tàu biển.

3.5 Cơ sở hạ tầng – Trang thiết bị 3.5.1 Hệ thống cầu cảng, phao neo 3.5.1 Hệ thống cầu cảng, phao neo

- Cảng Mỹ Thới

+ Hệ thống cầu cảng – tải trọng thiết kế 4 tấn/m2  Cầu cảng số 01: 106 mét x 21 mét

 Độ sâu trước bến: (-) 7 mét + Hệ thống bến phao

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 26

 03 bến phao neo buộc tàu trên Sông Hậu từ 5.000 – 10.000 DWT, gồm phao số 1, 2, 3, 4 – độ sâu nhỏ nhất là (-) 13 mét.

 02 bến phao neo buộc tàu từ 3.000 – 5.000 DWT, gồm phao số 5,6,7 – độ sâu nhỏ nhất là (-) 12 mét.

 02 bến phao neo buộc tàu trên Sông Hậu đến 10.000 DWT, gồm phao số 8A, 8B, 9A, 9B.

- Cảng Bình Long + Hệ thống cầu cảng:

 Cầu cảng số 01: 100 m x 15 m

 Độ sâu trước bến: (-) 4,5 mét

+ Hệ thống bến phao: Có thể tiếp nhận tàu 3000 DWT trong và ngoài nước.

3.5.2 Hệ thống kho bãi - Cảng Mỹ Thới: 5.900 m2 - Cảng Mỹ Thới: 5.900 m2 – tải trọng thiết kế 4 tấn/ m2 + Hệ thống kho:  Kho số 1: 2.700m2  Kho số 2: 900m2  Kho số 3: 900m2  Kho số 5: 1.000m2 + Hệ thống bãi: 10.500 m2 – tải trọng thiết kế 4 tấn/ m2  Bãi cứng chứa hàng tổng hợp: 10.500m2 - Cảng Bình Long

+ Hệ thống kho: 6.159 m2 – tải trọng thiết kế 4 tấn/ m2

 Kho số 1: 2.064m2  Kho số 2A: 1.890m2  Kho số 2B: 2.205m2 + Hệ thống bãi: 0.500 m2 – tải trọng thiết kế 4 tấn/ m2 3.5.3 Trang thiết bị 3.5.3.1 Cảng Mỹ Thới

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 27 Bảng 3.1: Trang thiết bị tại cảng Mỹ Thới

STT Loại/ kiểu Số lƣợng Sức nâng/ tải/ Công suất Hình ảnh 1 Cẩu Ponton 15 3 - 100 tấn 2 Xe nâng chụp container 3 40-50 tấn

3 Thiết bị đóng hàng rời 3 300 tấn/bộ/ngày Thiết bị không còn được sử dụng

4 Cẩu bờ 3 12 - 70 tấn

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 28

6 Đầu kéo rơ-moóc loại

7,5T 4 5 - 7,5 tấn

7 Đầu kéo container 6 20 - 40 feet

8 Tàu kéo (tàu lai) 4 150 – 1000 CV

9 Salan cấp nước 1 50 m3

10 Xe xúc hàng rời 3 0.3 m3 Thiết bị không còn được sử dụng.

11 Xe cuốc làm hàng rời 1 0.3 m3 Thiết bị không còn được sử dụng.

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 29 3.5.3.2 Cảng Bình Long

Bảng 3.2: Trang thiết bị tại cảng Bình Long

STT Loại/ kiểu Số lƣợng Sức nâng/ tải/ Công suất

1 Cẩu bờ PH 25 01 25 tấn

2 Cẩu bờ Bomaz 01 12,5 tấn

3 Đầu kéo rơ-moóc loại 7,5T 02 4 - 7,5tấn

3.5.4 Năng xuất bốc xếp – sử dụng cẩu cảng

- Xếp dỡ hàng xá : 2.000 tấn/máng-ca. - Xếp dỡ hàng bao : 400 – 600 tấn/máng-ca.

- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về xếp dỡ hàng siêu trường hoặc siêu trọng (hàng nặng đến 40 tấn)

- Ghi chú:

+ Ca làm việc 8 tiếng

+ Thời gian làm việc bình thường: sáng từ 7:00 – 11:00; chiều từ 13:00-17:00. + Bố trí làm đêm: tối từ 19:00 – 22:00.

+ Tùy theo nhu cầu của khách hàng về giải phóng nhanh tàu hàng, cảng sẽ xem xét bố trí làm hàng 24/24.

3.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước: Lượng hàng hóa xuất, nhập của các doanh nghiệp tỉ lệ thuận hoạt động giao nhận hàng hóa của Cảng. Hàng hóa xuất, nhập nhiều dẫn đến hoạt động giao nhận của cảng diễn ra nhiều.

Thời tiết: Việc làm hàng chịu ảnh hưởng của thời tiết khá nhiều, những ngày mưa việc làm hàng gặp khó khăn do hoạt động xếp dỡ không thể diễn ra vì dễ tổn hại đến hàng hóa.

Bản thân Công ty cổ phần Cảng An Giang: Các yếu tố như cơ sở vật chất, kỹ thật, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc và tạo được niềm tin cho khách hàng khi nhìn vào Công ty. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi cho khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng để giữ được sự gắn bó của khách hàng. Quan trọng nhất là trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ, luật pháp và thủ tục thương mại của cán bộ nhân viên giúp cho các doanh nghiệp xuất, cũng như nhập khẩu hàng hóa.

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 30

CHƢƠNG 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Giới thiệu chương

Chương này sẽ đề cập đến phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý số liệu. Đây là những vấn đề quan trọng của một đề tài nghiên cứu. Đồng thời, chương 4 sẽ đưa ra tiến độ thực hiện của đề tài.

4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.1 Quy trình nghiên cứu 4.1.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1: Mô hình quy trình nghiên cứu Xác định cơ sở hình thành đề tài Mục tiêu nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định mô hình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp (sách, báo, internet...)

Thu thập dữ liệu thứ cấp(Phòng kế hoạch, Phòng kế toán của công ty)

Xử lí số liệu đã thu thập

Phân tích tình hình xuất khẩu

Nhận xét, đánh giá tình hình xuất khẩu

Kết luận, kiến nghị và viết báo cáo

Ngh iên cứ u bộ Ngh iên cứ u chín h thứ c

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 31

4.1.2 Thiết kế nghiên cứu

Bảng 4.1: Thiết kế nghiên cứu

Qui trình thực hiện gồm hai giai đoạn chính sau Giai

đoạn

Dạng

nghiên cứu Dữ liệu

Phƣơng pháp Kỹ thuật 1 Nghiên cứu sơ bộ Sơ cấp Định lƣợng

Báo cáo của công ty như: báo cáo kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Cảng, báo cáo thường niên của Cảng…

Thứ

cấp Định tính

Thông tin thu thập từ sách, báo, đài, internet, các phương tiện thông tin đại chúng…

Chuyên đề, khóa luận đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn số liệu thu thập được từ trang web của Cảng và các trang thông tin đáng tin cậy…

2 Nghiên cứu chính thức

Sơ cấp Định tính

Phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp các nhân viên trong Cảng để nắm được hoạt động của Cảng.

Thứ

cấp Định tính Tiến hành đưa ra các đánh giá, so sánh và

kết luận dựa vào dữ liệu nghiên cứu sơ bộ

4.1.3 Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp, bao gồm dữ liệu về mô tả Cảng, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu,...Các số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập từ các số liệu thứ cấp thông qua các phòng ban của công ty; dữ liệu tại website: www.angiangport.com.vn, thông qua các báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu, báo cáo thường niên của Cảng.

+ Phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp nhân viên phòng xuất khẩu của Cảng và các nhân viên ở các bộ phận khác nếu liên quan đến đề tài.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)