Hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 70)

6.2.1 Định hƣớng của Công ty sau cổ phần hóa

Sau khi cổ phần hóa, Cảng Mỹ Thới tiếp tục tập trung vào những lĩnh vực truyền thống, bao gồm hoạt động kho bãi, bốc xếp, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển đường thủy... Là một công ty cổ phần, Cảng tận dụng những lợi thế vốn có như uy tín, lượng khách hàng truyền thống lâu năm để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt kế thừa lợi thế cạnh tranh về chất lượng mà Cảng đã xây dựng được trong hơn 20 năm hoạt động. Không những cam kết đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, Cảng còn tạo ra nhiều dịch vụ gia tăng hỗ trợ khách hàng trong quá trình hợp tác, như các dịch vụ khai thuế hải quan, tư vấn dịch vụ thuê mướn phương tiện vận tải...

Song song đó, là Công ty cổ phần với các chính sách hỗ trợ từ những chủ trương của tỉnh An Giang , Cảng có điều kiện phát triển các cảng biển của tỉnh trở thành trung tâm đầu mối vận chuyển quan trọng của khu vực ĐBSCL. Bên cạnh quản lý, mở rộng đầu tư các cảng hiện có như cảng Mỹ Thới, cảng Bình Long, trong tương lai Công ty cũng sẽ tiếp nhận một số cảng khác trong địa bàn tỉnh như cảng Tân Châu, cảng Châu Đốc…

6.2.2 Chiến lƣợc kinh doanh

Tận dụng, khai thác mọi tiềm năng hiện có của công ty về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, lợi thế thị trường để giữ vững, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển thêm các sản phẩm mới, mở rộng thị trường, đem lại hiệu quả tối đa.

Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu cao của thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, phục vụ cho việc định hướng kinh doanh, phát triển sản xuất của công ty. Từng bước củng cố tổ chức nhân sự, nâng cao bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm phù hợp với cơ chế mới;

3Nguồn:

- Công văn số 635/UBND-KT ngày 29/02/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc tạo quỹ đất mở rộng cảng Mỹ Thới .

- Đề cương công tác khảo sát địa hình, lập hồ sơ quy hoạch chi tiết dự án mở rộng Cảng Mỹ Thới – tỉnh An Giang số 28/08/ĐC – TKQH ngày 26/03/2008 của chi nhánh Công ty CP tư vấn XDCT Hàng Hải đã được cảng Mỹ Thới chấp nhận .

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 63

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ - vốn đã là thế mạnh của mình – Cảng đang tiến hành nghiên cứu để mở rộng cầu cảng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho ĐBSCL. Dự án này nhằm đổi mới công nghệ, xây dựng cầu tàu 10.000 DWT và công nghệ xếp dỡ tiên tiến, nhất là thiết bị xếp dỡ container.

6.2.2.1 Kế hoạch mở rộng cầu cảng

Kế hoạch mở rộng cầu cảng được xây dựng dựa trên Tổng quan về Cảng Mỹ Thới và sự cần thiết phải mở rộng cầu cảng và dự báo khối lượng hàng hóa qua Cảng Mỹ Thới

a. Yếu tố quyết định kế hoạch mở rộng cầu cảng

- Vùng hấp dẫn của cảng

ĐBSCL có diện tích 3,97 triệu ha, chiếm 49% đất trồng lúa cả nước, GDP chiếm 19,3% cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1995 – 2001 đạt 5,3%/ năm, giai đoạn 2001 – 2003 đạt 9,6%, riêng năm 2009 đạt 10% (gần gấp đôi bình quân chung của cả nước). Được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng, ĐBSCL có lợi thế về địa lý đất đai, tài nguyên nước (ngọt, lợ, mặn), rừng và lao động để tiếp tục phát huy vị thế về xuất khẩu, thủy sản và nông sản khác. Vì thế hiện nay, bộ GTVT đã tiến hành mở luồng mới qua kênh Quan Chánh Bố để đón được tàu biển có trọng tải trên 10.000 DWT có thể ra vào khu vực ĐBSCL, thay vì phải chuyển lên cảng TPHCM như hiện nay do cửa Định An hiện nay chỉ dành cho tàu 5.000 – 10.000DWT. Đây được xem là một động lực để khu vực ĐBSCL phát triển vượt bậc, đồng thời trực tiếp gia tăng lợi ích cho Cảng Mỹ Thới.

- Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Mỹ Thới

Theo Quyết định 1024/QĐ-TTg ngày 27/09/2005 của Thủ tướng về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL, trong đó có cảng Mỹ Thới, đã chỉ ra rằng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho ĐBSCL là rất lớn, dự kiến năm, năm 2020 là 30-35 triệu tấn. Phần lớn lượng hàng này (khoảng 70%) hiện nay đều phải tiếp chuyển qua đầu mối TPHCM với chi phí tiếp chuyển và phí tổn khác trên đường bình quân khoảng 5 USD/tấn (đường thủy) và khoảng 9 USD/tấn (đường bộ). Đưa hàng trực tiếp bằng tàu biển vào ĐBSCL sẽ tiết kiệm cho xã hội phần lớn chi phí này.

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 64

Cùng với việc mở luồng cho tàu lớn ra vào các cảng trên sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, Bộ GTVT tích cực tìm vị trí mới để xây dựng một cảng biển lớn nằm ngoài cửa Định An, đóng vai trò đầu mối vận chuyển trực tiếp hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của ĐBSCL đi các thị trường xa. Đồng thời, Bộ cũng có kế hoạch cải tạo nâng cấp các cảng hiện có trên sông Hậu (trong đó có Cảng Mỹ Thới – An Giang). Với những chính sách định hướng này, dự báo hàng hóa thông qua cảng biển khu vực này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn tới.

- Đánh giá tiềm năng và năng lực dịch vụ hiện tại của Cảng

Cảng nằm ở phía thượng lưu sông Hậu, tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng khoảng 30%/năm. Cảng An Giang là Cảng đầu nguồn sông Mêkông của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi, đồng thời, An Giang có cửa khẩu quốc tế và 03 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Campuchia. Do đó, tiềm năng của Cảng còn rất lớn do nguồn hàng hóa từ nước bạn Campuchia quá cảnh tại Cảng khi vận chuyển vào nước thứ ba và ngược lại. Với năng lực dịch vụ của Cảng chỉ có 1 cầu tàu, 5 bến phao và gần 22.000 m2 kho bãi trên diện tích 4,6 ha đất, để đáp ứng nhu cầu hiện tại, cảng đã vượt quá công suất thiết kế.

b. Kế hoạch mở rộng cầu cảng

Địa điểm xây dựng: được xác định nằm trong giới hạn đường bờ và khu đất tiếp giáp thượng lưu khu cảng hiện hữu, có tổng diện tích 8,46 ha, chiều dài đường bờ 373m, đã được UBND tỉnh đồng ý giao để mở rộng quy hoạch theo quyết định số 635/UBND- KT ngày 29/02/2008. Khu đất nằm trên trục quốc lộ 91, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 6km về phía Nam.

Giải pháp công nghệ cảng: Công nghệ khai thác được lựa chọn phù hợp với công nghệ khai thác hàng container và hàng tổng hợp đa năng, trong đó trên bến sử dụng cần trục bánh hơi hoặc cầu bờ lắp khung chạy trên ray sức nâng 40 – 50 tấn, vận chuyển từ bến vào kho, bãi sử dụng ô tô vận tải, đầu kéo rơ mooc 20-40’. Tại bãi, đối với hàng container sử dụng xe nâng RSD 25 tấn, xe nâng Fook Lift chất xếp 4-5 tầng. Với hàng tổng hợp sử dụng cẩu bãi 25 tấn và xe nâng diesel 5-10 tấn, vận chuyển container và hàng hoá khu vực bãi sử dụng ô tô 10-40 tấn, và xe chuyên dùng loại 20 feet, 40 feet. Quy mô đầu tư xây dựng: căn cứ mặt bằng hiện trạng cảng, dự báo hàng hóa qua cảng, kế hoạch đầu tư sơ bộ như sau:

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 65

- Giai đoạn 2010 – 2015: đầu tư mở rộng 1 bến cho tàu 10.000 DWT và khoảng 33.000 m2 đường bãi với công suất khu bến mở rộng khoảng 700.000T/ năm ; nâng tổng công suất cảng lên 2.100.000 tấn/ năm so với 1.400.000 tấn/ năm hiện nay.

- Giai đoạn 2015-2020: đầu tư xây dựng nối thêm 01 cầu tàu về phía thượng lưu dài 160m đảm bảo tiếp nhận 02 tàu có trọng tải 10.000DWT cùng neo đậu; hoàn chỉnh toàn bộ kho bãi trên phạm vi khu đất mở rộng để nâng tổng công suất cảng lên 4- 4,2 triệu tấn/ năm, trong đó container khoảng 130.160 TEUs/năm và khu cảng hiện hữu khoảng 1.500.000 tấn/năm, khu cảng mở rộng khoảng 2.700.000 tấn/ năm. - Các chỉ tiêu quy hoạch chính:

+ Tổng diện tích cấp đất: 12,93 ha

+ Tổng diện tích quy hoạch: 114.726 m2 + Diện tích quy hoạch giai đoạn 1: 84.522 m2 + Diện tích quy hoạch giai đoạn 2: 30.204 m2 + Số lượng bến/ chiều dài bến: 02/226 md (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tàu lớn nhất ra vào cảng: 10.000 DWT, LxBxT = 144 x 23,5 x 8,2m + Cao trình mặt bằng cảng: +4,65m (Hải đồ)

- Dự toán vốn:

+ Chi phí về đất : UBND tỉnh giao đất có thu tiền

+ Tổng chi phí xây dựng mới : 250.920.340.000 đồng. Trong đó:

 Chi phí xây dựng : 208.640.080.000 đồng

 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 42.280.260.000 đồng - Nguồn vốn đầu tư:

+ Phần chi phí về đất đai: huy động từ nguồn vốn thu được từ phát hành thêm cổ phiếu

+ Phần chi phí xây dựng mới: huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác như kêu gọi đầu tư nước ngoài, đầu tư từ các cổ đông chiến lược…

6.2.2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi mở rộng cầu cảng

Hiện tại, Cảng đã vượt quá công suất thiết kế, trong khi nhu cầu hàng hóa thông qua cảng còn rất lớn. Việc đầu tư mở rộng cảng sẽ giúp Cảng có thể tiếp nhận tàu đến 10.000 DWT, trong khi việc mở rộng kho bãi cảng sang toàn bộ khu đất khác sẽ nâng

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 66

tổng công suất cảng lên 4,2 triệu tấn/ năm. Như vậy, sẽ giúp Cảng Mỹ Thới nâng cao hiệu quả khai thác cầu bến, đáp ứng nhu cầu vận chuyển thông qua Cảng, từ đó giúp tăng doanh thu và hiệu suất kinh doanh của Cảng. Đồng thời, việc mở rộng cầu cảng sẽ tạo điều kiện xây dựng cảng thành đầu mối giao lưu hàng hải của tỉnh An Giang trên sông Hậu, nâng cao vị thế của Cảng so với các Cảng khác trong khu vực ĐBSCL, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với An Giang nói chung và Cảng An Giang nói riêng.

6.3Kiến nghị

6.3.1 Đối với Cảng

Trên tuyến sông cảng An Giang đang tồn tại các cảng hoạt động như: Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, cảng Bình Minh, cảng Vinashin Cần Thơ…đây là những đối thủ cạnh tranh gay gắt với Cảng An Giang vì thế Cảng nên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng phục vụ khách hàng nhanh hơn, hiện đại hơn.

Tăng cường thu hút đầu tư từ các cá nhân, doanh nghiệp nhằm tạo ra nguồn vốn dồi dào cho Cảng để từ đó có thể đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ.

6.3.2 Đối với Nhà nƣớc

Việc mở rộng thêm cửa luồng Định An hiện nay đang được xem là mục tiêu hàng đầu song bên cạnh đó Nhà nước nên đầu tư thêm vốn nhằm mở rộng cầu cảng cho doanh nghiệp vì đây nếu mở rộng cầu cảng hơn nữa sẽ tạo ra thuận lợi cho các tàu thông cảng nhanh hơn và năng suất làm việc cũng được tăng lên

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phạm Thanh Điền. 2011. Tìm hiểu quy trình giao nhận và lưu kho hàng hóa tại Cảng Mỹ Thới. Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế đối ngoại. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.

Bảo Trị. 12.06.2012 . Phát triển hạ tầng đường thủy nội địa An Giang [trực tuyến]. Báo Nhân

dân điện tử. Đọc từ :

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/1787302.ht ml (đọc từ 04.06.2014).

Nguyễn Phương Chi và Phạm Thị Trâm Anh. 2012.Đề tài Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng [trực tuyến]. Luanvan.net.vn. Đọc từ : http://luanvan.net.vn/luan-

van/de-tai-quy-trinh-giao-nhan-hang-hoa-xuat-nhap-khau-tai-cang-59689/ (đọc ngày

11.06.2014).

(không ngày tháng). Giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển [trực tuyến]. Haikhanh Freight Forwarders J.S.C. Đọc từ : http://haikhanh.com/bai-

viet/giao-nhan-hang-hoa-xnk-chuyen-cho-bang-duong-bien#02 (đọc ngày 11.06.2014)

Lê Huy Thơ . 12.2011. Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng sáu tháng đầu năm 2011[trực tuyến]. Luanvan.co. Đọc từ : http://luanvan.co/luan-van/de-tai-danh-gia-ket-qua-hoat- dong-san-xuat-kinh-doanh-cua-cong-ty-co-phan-dai-ly-giao-nhan-van-tai-xep-do-tan- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cang-sau-50768/ (đọc ngày 12.06.2014).

(không ngày tháng). Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển [trực tuyến]. Trung tâm luật sư doanh nghiệp LFB (Lawyers for business). Đọc từ : http://www.lfb.vn/thuong-mai-

quoc-te/304-giao-nhan-hang-hoa-bang-duong-bien.html (đọc ngày 11.06.2014)

(không ngày tháng). Thủ tục hàng nhập [trực tuyến]. Phước Long ICD Port. Đọc từ :

http://www.phuoclongicd.com.vn/vn/static.aspx?ID=131 (đọc ngày 20.06.2014)

(không ngày tháng). Thủ tục hàng xuất [trực tuyến]. Phước Long ICD Port. Đọc từ

http://www.phuoclongicd.com.vn/vn/static.aspx?ID=132 (đọc ngày 20.06.2014)

Huỳnh Nhật Quốc.(không ngày tháng). Luận văn Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập

khẩu [trực tuyến]. SlideShare. Đọc từ:

http://www.slideshare.net/huynhphuocloc2009/lun-vn-quy-trnh-giao-nhn-hng-ha-xut-

nhp-khu (đọc ngày 20.06.2014)

(không ngày tháng). Qui trình giao nhận Container tại Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân[trực tuyến]. Cai Lan International Container Terminal. Đọc từ :

https://www.cict.com.vn/DATA/admin/CICT_PROCEDURE_VIETNAMESE.pdf

(đọc ngày 12.06.2014).

Lê Thùy Hương. 2003. Luận văn tốt nghiệp Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vinatrans) Hải Phòng: Thực trạng và một số giải pháp [trực tuyến]. Doc.edu.vn. Đọc từ : http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-giao-nhan- hang-hoa-xuat-nhap-khau-tai-cong-ty-giao-nhan-kho-van-ngoai-thuong-vinatrans-hai-

phong-thuc-trang-va-45899/ (đọc ngày 19.06.2014)

(Không ngày tháng). Container hoá vận tải biển ở Việt Nam [trực tuyến]. Luanvan.co. Đọc từ

: http://luanvan.co/luan-van/container-hoa-van-tai-bien-o-viet-nam-38048/ (đọc từ

13.06.2014)

(không ngày tháng). Vận tải Container bằng đường biển [trực tuyến]. text.123doc.vn . Đọc từ

: http://text.123doc.vn/document/309575-van-tai-container-bang-duong-bien.htm (đọc

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung 68

(không ngày tháng). Quy Trình Tiếp Nhận Và Khai Thác Tàu Tại Cảng Sài Gòn [trực tuyến]. Saigon Port . Đọc từ : http://saigonport.com.vn/html/quytrinhcsg.html (đọc ngày 11.06.2014)

Hoàng Thị Nguyệt Anh .(không ngày tháng). Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI [trực tuyến]. Luanvan.co. Đọc từ : http://luanvan.co/luan-van/luan-van-nang- cao-hieu-qua-hoat-dong-giao-nhan-hang-hoa-xuat-nhap-khau-bang-duong-bien-tai-

DH12KQ_Nhóm 7 GVHD:ThS. Lê Phương Dung a

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Dàn bài thảo luận chuyên sâu

Sau khi được giới thiệu về công ty và hướng dẫn tham quan thực tế công việc của cụm cảng Mỹ Thới, nhóm chuyên đề được hai cán bộ xuất nhập khẩu của công ty, tiếp đón và được tham gia thảo luận sâu về các bước của quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu của của công ty và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, nhóm chuyên đề còn được cung cấp các chứng từ liên quan đến quy trình xuất nhập khẩu, số liệu, catolouge thông tin đến công ty. Sau đây là dàn bài thảo luận chuyên sâu của nhóm với hai cán bộ tại phòng Kế hoạch của công ty cổ phần Cảng An Giang. Một số câu hỏi được soạn thảo trước và một số câu được bổ sung khi cán bộ trả lời câu hỏi trước.

Chào Anh/ Chú/ Bác/ Chị/ Cô….

Tôi là Nguyễn Hoài Anh Thư, sinh viên ngành Kinh tế quốc tế, khoa Kinh tế quản trị kinh doanh của trường Đại học An Giang, đại diện cho nhóm gồm 7 thành viên. Chúng tôi đang thực hiện chuyên đề báo cáo “Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần Cảng An Giang giai đoạn 2009 – 2013”. Chúng tôi xin được phép thực hiện cuộc phỏng vấn với Anh/ Chú/ Bác/ Chị/ Cô… để tìm hiểu rõ hơn, để từ đó so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế của quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty cổ phần cảng An Giang. Chúng tôi rất cám ơn sự giúp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần cảng an giang giai đoạn 2009 - 2013 (Trang 70)