môn học được giữ nguyên. Ở hình thức này, các kiến thức giáo dục ATVSTP không được nêu rõ trong SGK. Nếu chỉ “nhìn bề ngoài” thì chưa thấy có liên quan gì giữa giáo dục ATVSTP và bài học Vi sinh vật học, nhưng dựa vào kiến thức bài học ở chỗ thuận lợi, GV có thể bổ sung các kiến thức đó bằng cách liên hệ với nội dung nào đó của giáo dục ATVSTP vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ khi phân tích một cách hợp lí. Trong mức độ này, ở một số phần nội dung của môn học, bài học, bài tập, bài làm… là một dạng vật liệu để giúp liên hệ một cách hợp lí với nội dung giáo dục ATVSTP.
Tích hợp ở mức độ liên hệ chính là tích hợp dạy học, vì về mặt kiến thức thì nội dung giáo dục ATVSTP không có trong bài học Vi sinh vật học, nhưng thông qua quá trình dạy học của GV, bằng các biện pháp như hỏi đáp, đưa ra ví dụ minh họa hoặc sử dụng bài tập về nhà, bài đọc thêm… các kiến thức về giáo dục ATVSTP đã được đưa vào bài học một cách hợp lí. Đồng thời, qua đó mối quan hệ giữa giáo dục ATVSTP và Vi sinh vật học cũng được làm rõ và HS được hình thành những khái niệm mới, kiến thức mới chung hơn cho cả giáo dục ATVSTP và Vi sinh vật học.
Trong các mức độ tích hợp nêu trên, tích hợp ở mức độ liên hệ được vận dụng phổ biến hơn trong giảng dạy, tuy nhiên, tiếp cận theo kiểu này, GV dạy bộ môn không những phải thành thạo kiến thức môn chính (Vi sinh vật học) mà còn phải thành thạo cả kiến thức về giáo dục ATVSTP thì mới có thể nhận ra được mối liên hệ giữa chúng. Từ đó phải lựa chọn biện pháp dạy học cũng như nội dung giáo dục ATVSTP để liên hệ trong từng nội dung bài học một cách phù hợp. Tích hợp ở mức độ liên hệ có ưu điểm là rất linh hoạt và GV có thể cập nhật thường xuyên các kiến thức về ATVSTP khi đưa vào bài học.
3.7. Các nguyên tắc đưa kiến thức giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm vào nội dung môn học dung môn học
Nội dung kiến thức giáo dục ATVSTP chứa đựng trong các bài học, các môn học khác nhau nên nó không chỉ khác nhau về nội dung mà còn khác nhau về cả mức độ tích hợp. Vì vậy, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp giáo dục
1. Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, không biến bài học thành bài giáo dục ATVSTP. Nghĩa là, các kiến thức giáo dục ATVSTP được tiềm ẩn trong nội dung bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức sẵn có trong bài học.
2. Khai thác nội dung giáo dục ATVSTP có chọn lọc, có tính hệ thống tập trung vào chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. Theo nguyên tắc này, các kiến thức giáo dục ATVSTP đưa vào bài giảng phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn về ATVSTP, tránh sự trùng lặp, thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.
3. Phát huy tính tích cực của HS và vốn sống của các em, tận dụng mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề về ATVSTP. Nghĩa là, các kiến thức giáo dục ATVSTP đưa vào bài phải phản ánh được mối quan hệ giữa VSV và ATVSTP, thực trạng về ATVSTP và tình hình mất ATVSTP liên quan tới VSV đang diễn ra hàng ngày trên cả nước, tại địa phương và chính tại gia đình các em hiện nay, giúp cho HS thấy vấn đề một cách cụ thể và sâu sắc cần phải có hành vi ATVSTP để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và xã hội.