Các bước chuẩn bị bài học tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu dạy học tích hợp trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông (Trang 86)

1. Nghiên cứu SGK để xác định loại bài và khả năng đưa nội dung giáo dục ATVSTP vào bài học.

2. Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung giáo dục ATVSTP .

3. Phân tích logic nội dung bài học và xác định nội dung các kiến thức giáo dục ATVSTP tương ứng với mức độ tích hợp giá trị giáo dục ATVSTP trong nội dung của bài học.

4. Chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy - học tích hợp giáo dục ATVSTP.

5. Xác định phương pháp dạy - học tích hợp giáo dục ATVSTP cho từng nội dung cụ thể của bài học.

6. Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp các giá trị giáo dục ATVSTP trong bài học để các tri thức VSV và tri thức giáo dục ATVSTP trở thành giá trị riêng của mỗi HS.

3.9. Ví dụ về tích hợp giáo dục ATVSTP trong dạy học Vi sinh vật học (SH 10) Ví dụ: Dạy bài: “QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT” (Bài 23 –SH 10).

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở VSV và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.

- Nhận thức được vai trò của VSV trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Đồng thời thấy được những tác hại của chúng khi nhiễm vào thực phẩm.

2. Kỹ năng

- Biết liên hệ và vận dụng những hiểu biết về VSV vào thực tiễn cuộc sống nhất là trong chế biến và bảo quản thực phẩm hàng ngày.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học với mong muốn khám phá những đặc tính còn tiềm ẩn về thế giới VSV và những tác động của nó đối với đời sống con người.

II. Một số nội dung tích hợp

Nội dung kiến thức trong bài học có chứa đựng một số vấn đề có liên quan tới ATVSTP nhưng còn ít và mới chỉ đề cập tới những ứng dụng có lợi của VSV trong đời sống mà chưa chỉ ra những tác động có hại đặc biệt là những tác động xấu của VSV tới các thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Vì vậy, để nâng cao hiểu biết của HS về vấn đề này và giúp các em có thể vận dụng những kiến thức về ATVSTP có liên quan tới VSV vào thực tiễn cuộc sống. GV cần sử dụng một số biện pháp sau để tích hợp giáo dục ATVSTP cho HS:

1. Sưu tầm và sử dụng một số mẫu vật thật, một số hình ảnh về những ứng dụng có lợi và tác hại của VSV đối với thực phẩm.

2. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập để HS nghiên cứu và chỉ ra được: - Đặc điểm của quá trình phân giải các chất hữu cơ ở VSV

- Nêu được những ứng dụng có lợi của quá trình phân giải các chất nhờ VSV trong tự nhiên và trong đời sống

- Thấy được tác hại của các VSV, nhất là khi chúng xâm nhập và sinh trưởng tự do trên thực phẩm. Những tác hại đối với sức khỏe con người khi sử dụng những thực phẩm bị ô nhiễm VSV.

- Các biện pháp chế biến và bảo quản thực phẩm để hạn chế sự tổn hao các chất dinh dưỡng và ATVSTP.

3. Ngoài việc cung cấp cho HS các kiến thức về VSV trong SGK, GV cần bổ sung thêm cho HS một số kiến thức có liên quan để thể hiện nội dung tích hợp.

Khi dạy mục I- Quá trình tổng hợp, GV cần cung cấp thêm cho HS một số kiến

thức:

Giới thiệu cho HS về sự khai thác của con người đối với VSV [17].

* Sản xuất sinh khối (hoặc prôtein đơn bào)

Sản phẩm quan trọng nhất do VSV tổng hợp được con người chú ý khai thác là sinh khối của chúng (gọi là prôtein đơn bào). Nhiều loại nấm ăn (Nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm…) là loại thực phẩm quý. Vi khuẩn lam Spirulina là nguồn thực phẩm ở châu Phi, là loại thực phẩm tăng lực (ở dạng bột hoặc bánh quy) ở Mỹ. Ở Nhật, tảo Chlorella được dùng làm nguồn prôtêin và vitamin bổ xung vào kem, sữa chua, bánh mì. Việc sản xuất sinh khối của VSV cũng góp phần làm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.

* Sản xuất axit amin.

Nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa hàm lượng prôtêin đủ cung cấp về lượng cho nhu cầu của gia súc nhưng lại không thể dùng làm nguồn prôtein thức ăn do thiếu một số axit amin không thay thế cần cho vật nuôi. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả của thức ăn cho người và gia súc cần thiết phải bổ sung các axit amin không thay thế như lizin, trêômin, mêtiômin, triptôphan vào các thực phẩm có

* Sản xuất các chất xúc tác sinh học (Sản xuất enzim)

Các enzim do VSV sản xuất ra được ứng dụng phổ biến trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân như:

- Amilaza được ứng dụng trong làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, xản suất xirô giàu fructôzỏ.

- Prôtêaza được dùng trong làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt…

- Xenlulôza được dùng trong chế biến rác thải và xử lý các bã thải dùng lảm thức ăn trong chăn nuôi.

- Lipaza dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa…

* Sản xuất gôm sinh học:

Nhiều VSV tiết vào môi trường một số loại đường phức gọi là gôm. Gôm có vai trò bảo vệ tế bào VSV khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut đồng thời là nguồn dự trữ cacbon năng lượng. Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem, kem phủ bề mặt bánh và làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hỏa. Trong y học gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hóa học dùng làm chất tách chiết enzim.

Khi dạy mục II - Quá trình phân giải ở VSV. GV cung cấp thêm cho HS một số

kiến thức về:

* Quá trình thối rữa

Thối rữa là quá trình phân hủy các chất protein dưới tác dụng của VSV. Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp nhất, có mặt trong tất cả các cơ thể sống. Nó cũng có nhiều trong xác các sinh vật, trong các loại thức ăn và nhiều loại vật liệu hàng hóa công nghiệp khác. Quá trình này rất quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất. Quá trình này được tiến hành thường xuyên trong tự nhiên, đất, nước, trong cả điều kiện yếm khí và hiếu khí. Sản phẩm thối rữa có thể làm ô nhiễm môi trường sống và các VSV gây thối là nguyên nhân làm hỏng thực phẩm giàu protein.

Xenluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Đó là cơ chất không hòa tan khó phân giải. Hàng ngày, hàng giờ một lượng lớn xenlulôza được tích lũy lại trong đất do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây cối chết đi, cành lá rụng xuống. Rồi một phần không nhỏ do con người thải ra dưới dạng rác rưởi, giấy vụn, mùn cưa… Nếu không có quá trình phân giải của VSV thì lượng chất hữu cơ khổng lồ này sẽ ngập tràn trái đất. Phân hủy hiếu khí xenluloza rất phổ biến trong tự nhiên và có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình khoáng hóa xác thực vật. Kết quả là các chất hữu cơ ở trong đất bị VSV phân hủy tạo thành chất mùn - chất có mầu thâm làm chất dự trữ dinh dưỡng cho cây trồng .

VSV phân giải Xenlulôza có tác dụng rất lớn đối với tự nhiên, nhưng trong đời sống các VSV phân giải xenlulôza - pectin là nguyên nhân gây hư hỏng các nguồn nguyên liệu thực phẩm là thực vật. Thủy phân các chất pectin dẫn đến làm tơi thịt quả và rau cho tới khi các mô bị rã rời, còn thủy phân xenluloza dẫn đến phá hỏng thành tế bào của thịt quả và làm cho VSV khác lọt vào bên trong các tổ chức mô thực vật.

* Nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm là:

- Bên trong các tổ chức, tế bào của sản phẩm có các enzim và các quá trình hồi sinh xảy ra do các enzim này xúc tác.

- Do VSV sẵn có ở thực phẩm hoặc phần lớn nhiễm từ ngoài vào.

Hai nguyên nhân này làm cho thực phẩm bị biến chất, giảm chất lượng và dẫn tới bị hư hỏng. Các thực phẩm nói chung rất dễ bị hư hỏng, đặc biệt là các sản phẩm từ động vật (thịt, trứng, sữa, tôm cá) và thực vật (rau, hoa quả) rất nhanh hư hỏng. Các sản phẩm này chỉ có thể giữ được chất lượng, giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng khoảng chục giờ, nếu không có biện pháp bảo quản thích hợp.

Để kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu bài và mức độ nhận thức tri thức về ATVSTP qua việc tích hợp trong nội dung bài học của HS, tiến hành kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ngay sau khi kết thúc bài học:

Câu 1: Các VSV sinh trưởng trên các loại thực phẩm thuộc nhóm dinh dưỡng nào?

C. Hóa tự dưỡng D. Hóa dị dưỡng

Câu 2: Sự xâm nhập và hoạt động của các VSV nào dưới đây là nguyên nhân gây hư hỏng các loại thực phẩm: Thịt, cá, trứng, sữa ?

A. VSV phân giải xenlulôzơ B. VSV phân giải prôtêin C. VSV phân giải lipit D. VSV phân giải glucozơ.

Câu 3: Enzim ngoại bào amilaza của VSVcó vai trò

A. phân giải lipit B. phân giải prôtêin

C. phân giải xenlulôzơ D. phân giải tinh bột

Câu 4: Để làm giảm nhẹ ô nhiễm môi trường người ta tiến hành

A. sản xuất sinh khối B. sản xuất axit amin C. sản xuất các chất xúc tác sinh học D. sản xuất gôm sinh học

Câu 5: Enzim ngoại bào prôtêaza của VSV được ứng dụng

A. trong làm tương, nước mắm, nem chua, pho mát B. trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa

C. trong chế biến rác thải D. sản xuất bia, rượu, bánh kẹo

Câu 6: Muối dưa, muối cà là

A. quá trình sử dụng vi khuẩn lên men lactic, chuyển hóa một số đường đa chứa trong dưa cà thành thành axit lactic.

B. quá trình sử dụng vi khuẩn lên men êtilic, chuyển hóa một số đường đa chứa trong dưa cà thành thành axit lactic.

C. quá trình sử dụng vi khuẩn lên men lactic, chuyển hóa một số đường đơn chứa trong dưa cà thành thành axit lactic.

D. quá trình sử dụng vi khuẩn lên men êtilic, chuyển hóa một số đường đơn chứa trong dưa cà thành thành axit lactic.

Câu 7: Sản phẩm của quá trình phân giải protein ở VSV là gì?

A. Mùn bã thực vật B. Axit lactic C. Axit amin D. Etanol

Câu 8: VSV phân giải ngoại bào các polisaccarit tạo ra sản phẩm nào?

A. Tinh bột B. Xenlulôzơ

Câu 9: VSV gây hư hỏng đồ ăn, thức uống hằng ngày thuộc nhóm VSV nào dưới đây?

A. VSV ưa nhiệt B. VSV ưa lạnh

C. VSV ưa ấm D. VSV ưa siêu nhiệt

Câu 10: Người ta thường dùng phương pháp bao gói, bao gói chân không và đóng hộp sản phẩm để phòng tránh các

A. VSV hiếu khí B. VSV kị khí bắt buộc C. VSV kị khí D. VSV hô hấp tùy tiện

Đáp án:

1. D 2.B 3.D 4.A 5.A 6.C 7.C 8.D 9.C 10.A

Chương 4

TÍCH HỢP GIÁO DỤC DÂN SỐ - SỨC KHOẺ SINH SẢN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

4.1. Lý do tích hợp giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản trong dạy học sinh học 4.1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Giáo dục con người toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục quốc dân vì con người là nguồn tài nguyên quý báu quyết định sự phát triển của đất nước. Một đất nước hùng mạnh là nước có những con người khoẻ mạnh về thể chất và phát triển về trí tuệ. Cho nên đầu tư, chăm sóc sức khoẻ, năng lực và trí tuệ chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Việt Nam là một quốc gia có dân số (DS) trẻ với gần 1/3 DS thuộc nhóm vị thành niên, thanh niên (lứa tuổi từ 10 - 24 tuổi). Đây là lực lượng đông đảo, quyết định tương lai và sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Vì vậy, vấn đề sức khỏe và phát triển của thanh thiếu niên hiện nay là vấn đề luôn được Đảng và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt.

Hiện nay một số học sinh phổ thông do thiếu hiểu biết, chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết trong một môi trường xã hội đang có nhiều thay đổi nên dễ bị xâm hại. Trước đây việc tạo điều kiện cho lứa tuổi vị thành niên tiếp cận các thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS vốn là vấn đề nhạy cảm, đôi khi còn là điều “cấm kị”, thì ngày nay, với cái nhìn cởi mở hơn, vấn đề này được xem là một trong những nội dung mang tính chiến lược bởi mục đích của nó không gì hơn là sự phát triển con người toàn diện.

Tại Điều 27 - Mục 2, Luật Giáo dục có ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các năng lực cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, ….”.

Giáo dục DS - SKSS (DS - SKSS) là giúp HS có kiến thức về DS, sức khỏe, SKSS để từ đó các em có thể tự chăm sóc cho bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh, hình thành các kĩ năng sống cơ bản.

Tích hợp giáo dục DS – SKSS trong dạy học là một hướng đi, phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông. Vừa đảm bảo kiến thức khoa học bộ môn, vừa lồng ghép giáo dục DS - SKSS cho HS. Thông qua đó, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho người học, nâng cao chất lượng giáo dục.

4.1.2. Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục DS - SKSS trong nhà trường phổ thông

Vấn đề giáo dục DS - SKSS đã và đang được toàn xã hội quan tâm. Trong giáo dục, vấn đề giáo dục DS - SKSS cũng đã là nội dung giáo dục xuyên suốt trong tất cả các cấp học, bậc học. Chúng ta không xây dựng bộ sách giáo khoa riêng cho nội dung giáo dục này nhưng vấn đề này đã được tích hợp trong nhiều môn khoa học khác nhau như: Văn học, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân,... Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục DS - SKSS vẫn chưa cao bởi lẽ văn hóa phương đông vẫn coi đây là vấn đề tế nhị, đã gây ra sự e ngại cho cả giáo viên (GV) và HS. Thực tế cho thấy, mặc dù nội dung giáo dục DS - SKSS đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng hiện tượng HS mang thai ngoài ý muốn và phải nghỉ học vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Do thiếu hiểu biết, sợ hãi khi mang thai đã dẫn đến hiện tượng HS có ý định tự tử hoặc tìm đến các cơ sở y tế kém chất lượng để nạo phá thai. Hậu quả là có em đã vĩnh viễn mất đi thiên chức làm mẹ và đau xót hơn khi có em phải ra đi ở lứa tuổi học trò – lứa tuổi đẹp nhất, nhiều hoài bão và ước mơ; lứa tuổi mà các em đang chuẩn bị hành trang để bước vào ngưỡng cửa cuộc đời và một tương lai rộng mở.

Từ thực trạng trên cho thấy, chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục DS - SKSS cho HS để các em có kiến thức về DS - SKSS; hoàn thiện nhân cách và rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản; vững vàng bước vào cuộc sống gia đình và xã hội.

4.1.3. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học tích hợp và khả năng tích hợp giáo dục DS - SKSS trong dạy học Sinh học

Thế kỉ XXI được xem là kỉ nguyên công nghệ thông tin, nguồn tri thức nhân

Một phần của tài liệu dạy học tích hợp trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)