Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu dạy học tích hợp trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông (Trang 64)

An toàn vệ sinh thực phẩm giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người. “Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe là có tất cả”. Thế nhưng hiện nay cái “vốn quý” đó của mỗi con người và của cả cộng đồng đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh tật... và một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến “sức khỏe” của con người đó chính là chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ăn uống là nền tảng của sức khỏe. Ăn là một trong các nhu cầu quan trọng của mọi cơ thể sống trong đó có con người. Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách không thể thiếu được. Cơ thể con người cần sử dụng thức ăn để duy trì sự

Nhu cầu bình quân của mỗi người trong một ngày cần phải tiêu thụ khoảng 800g thức ăn và gần 2000g nước. Theo tính toán của các nhà khoa học, một đời người trung bình đã tiêu khoảng 12,5 tấn gạo, ngũ cốc; 30 tấn thực phẩm (gồm: rau, củ, quả, đậu, lạc, thịt, cá, trứng, sữa…) và khoảng 65 tấn nước. Lương thực, thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng nếu lương thực, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì chính nó lại có thể là nguồn gây bệnh cho con người, làm suy yếu sức khỏe và con người dễ mắc phải các bệnh tật. Không loại thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Nguồn thực phẩm không an toàn là nguyên nhân chính gây nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khoẻ nhân dân và hơn thế nữa là ảnh hưởng tới sự trường tồn về giống nòi của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số bộ phận trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho các thế hệ mai sau. Những trẻ em suy dinh dưỡng, người già, người ốm là những đối tượng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của thực phẩm không an toàn, nên có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật cao.

Thực phẩm bị ô nhiễm còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội, du lịch và thương mại. Phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm là phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, là đem lại sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình và lợi ích kinh tế, xã hội cho đất nước.

Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, ở nước ta, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng. Trong phát triển kinh tế, để cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế thì an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố không thể thiếu nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ dẫn tới làm mất danh tiếng của thực phẩm an toàn và giảm số lượng nhập khẩu, mất nguồn xuất khẩu.

Những thiệt hại khi không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm gây nên những hậu quả rất khác nhau về sức khỏe cũng như về kinh tế, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Ewen Todd (1991) đã nêu các thiệt hại chính do các bệnh gây ra do thực phẩm đối với cá nhân đó là những thiệt hại cho chi phí khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, các chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm. Đối với nhà máy, nơi sản xuất thực phẩm đó là những chi phí do phải dùng để thu hồi lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất nguồn lợi nhuận do thông tin quảng cáo; Những thiệt hại do sức lao động bị vô hiệu, người tiêu dùng phải vào bệnh viện, người sản xuất bị thất nghiệp do nhà máy bị đóng cửa, và thiệt hại lớn nhất đó là mất lòng tin của người tiêu dùng và các thiệt hại khác do phải điều tra khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả và mất nguồn thu nhập. Ảnh hưởng trên phạm vi quốc tế: làm mất danh tiếng của thực phẩm an toàn và giảm số lượng nhập khẩu, mất nguồn xuất khẩu.

Do vậy, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đề phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.

Một phần của tài liệu dạy học tích hợp trong dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)