0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 66 -66 )

3.3.1. Thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm trên thế giới

An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là vấn nạn của Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối phó với thực trạng này. Tại Mỹ, theo thống kê mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên quan đến thực phẩm. Nước Mỹ cũng đã từng

Tại Nhật Bản và Australia cũng không phải là ít; còn cộng đồng Châu Âu từng choáng váng vì bệnh bò điên, đioxin trong sữa. Vào thập niên 70 Châu Âu đã phải trả giá đắt bằng sức khỏe và tính mạng của nhiều người tiêu dùng do sự lạm dụng hoocmon trong chăn nuôi. Người tiêu dùng ăn thịt có chứa DES (Dietyl stilbeotrol) và thyoxin - hai loại hoocmon được dùng để bổ sung vào thức ăn cho chăn nuôi có tác động rất xấu như có thể gây bệnh tim mạch, ung thư gan, thay đổi giới tính… Là quốc gia đông dân nhất thế giới, thời gian gần đây Trung Quốc liên tục phải đối mặt với vấn đề ATVSTP. Nổi bật là vụ “sữa bẩn” của tập đoàn Tam Lộc và một số nhà sản xuất sữa khác trong năm 2008, khiến hàng trăm ngàn trẻ em Trung Quốc bị sạn thận, trong đó có 6 trường hợp tử vong. Đây là một trong những lý do khiến Trung Quốc ban hành Luật an toàn thực phẩm. Luật đề ra những hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn đối với những đối tượng vi phạm, đề ra một khuôn khổ pháp lý mới chặt chẽ hơn nhằm tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm. Rút kinh nghiệm từ những vụ bê bối gần đây như vụ “sữa bẩn” nhiễm melamine gây chấn động thế giới, luật mới cấm toàn bộ các hóa chất và phụ gia thực phẩm thiếu an toàn. Các nhà sản xuất sẽ phải ghi đầy đủ các chất phụ gia đã sử dụng trên nhãn mác sản phẩm. Ngoài ra, các nhà sản xuất thực phẩm chức năng bị cấm quảng cáo hiệu quả chữa bệnh của sản phẩm…

Trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra ở nhiều nước, tổ chức y tế thế giới đã nhấn mạnh cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm chấp hành luật vệ sinh ăn uống trong nhân dân trên toàn cầu. Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra một chương trình giáo dục an toàn vệ sinh thực

3.3.2 Thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay

Ở Việt Nam, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được nhắc đến thường xuyên vì đây là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng liên quan đến sức khoẻ của người dân. Từ lâu nó đã trở thành mối quan tâm, lo ngại không phải chỉ riêng của người tiêu dùng và mà là của toàn xã hội.

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và toàn thể xã hội rất quan tâm và đã có nhiều tiến bộ trong những năm qua: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được bổ sung hoàn thiện hơn; công tác phối hợp liên ngành được tăng cường và ngày càng có hiệu quả; công tác giáo dục truyền thông được đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhiều bức xúc: chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau quả bị ô nhiễm hóa chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thủy sản của một số cơ sở sản xuất còn dư lượng kháng sinh, hoocmôn; việc sử dụng các hóa chất, phụ gia không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa được quản lý tốt, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị. Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, hàng thực phẩm lậu qua biên giới chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi và chế biến thực phẩm chủ yếu vẫn ở trình độ thấp; hệ thống tổ chức, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh,

Hiện nay, thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Đây là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, thời gian gần đây báo chí đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng đáng báo động về an toàn vệ sinh thực phẩm trên cả nước, các vấn đề về mất an toàn vệ sinh thực phẩm có mặt trên các mặt báo từ trung ương đến địa phương, trên các bản tin thời sự hàng ngày và nhất là khi các cơ quan chức năng vào cuộc đã phát hiện ra hàng loạt những vụ vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm gây lo lắng và bức xúc cho toàn xã hội. Phải nói rằng các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta xảy ra ở các công đoạn, từ trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cho đến tiêu dùng. Thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo và thiếu đồng bộ của các cơ quan chức năng. Tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, hoocmon tăng trưởng trên các nông sản: rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm còn tồn lưu chất độc hại khiến người nội trợ thực sự cảm thấy bất an khi chuẩn bị thực phẩm cho gia đình mình hiện nay. Trong đó, vấn đề tồn dư hoá chất và vi sinh vật ô nhiễm trên thực phẩm đang là thực trạng gây rất nhiều bức xúc.

Gần đây, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm dưới nhiều hình thức ta ở nước ngày càng tăng nhanh. Hiện nay nó trở thành vấn nạn của xã hội. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thực phẩm mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài do tác động của thiên nhiên và con người vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể và gây ra bệnh, trong đó các bệnh tim mạch và ung thư.

3.3.3. Thực trạng về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm do thực phẩm

Các bệnh do thực phẩm gây nên cũng như ngộ độc thực phẩm là vấn đề cấp bách không những ở các nước đang phát triển như nước ta mà còn ở các nước phát triển. Các bệnh do thực phẩm bao gồm cả ngộ độc thực phẩm và nhiễm khuẩn thực

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người (chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên quan đến thực phẩm. Tại Hội nghị Y tế dự phòng năm 2009 vừa được Bộ Y tế tổ chức mới đây, ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: 9 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm với 4128 trường hợp mắc trong đó có 31 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2008, số vụ ngộ độc đã giảm 66 vụ (37,3%), số mắc giảm 2165 người (34,4%), số tử vong giảm 23 người (42,6%). Những vụ ngộ độc lớn hơn hoặc bằng 30 người mắc giảm 15%. Điểm đáng lưu ý là số vụ ngộ độc không rõ nguyên nhân chiếm tới 72%. Ngộ độc tự nhiên chiếm 19,8% và ngộ độc do vi khuẩn chiếm 8,1%. Một trong những loại bệnh liên quan chặt chẽ đến thực phẩm là bệnh tả. Báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho thấy năm 2009, cả nước ghi nhận 471 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả tại 15 tỉnh/thành phố, trong đó có 1 người tử vong ở Ninh Bình. Tác nhân gây bệnh đã được phát hiện ở trong đường ruột chó, trong môi trường nước và trong thực phẩm tươi sống.

3.3.4. Thực trạng về công tác giáo dục tuyên truyền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam

Sức khỏe tốt là mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện HS trong các trường học. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân nói chung và sức khỏe của HS nói riêng, ngành giáo dục đã phối hợp với ngành y tế và các ban ngành khác trong công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩmở các cơ sở giáo dục. Việc triển

Ngành giáo dục phối hợp với y tế tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giáo dục. Biên soạn, in ấn tài liệu, đĩa CD truyền thông về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gửi tới các cơ sở giáo dục. Cấp phát tờ rơi, tờ lật, tờ bướm tuyên truyền các quy định và hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến các cơ sở giáo dục.

Những năm qua các đơn vị trường học đã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật trong công tác vệ sinh trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể các đơn vị đã triển khai tuyên truyền Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định 163 của Chính phủ quy định một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Thông tư Liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác y tế trường học; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở chế biến suất ăn sẵn”. Quy định về hoạt động y tế trong các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo quyết định số 73/2007/QĐ-BGĐT…

Nội dung giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm được lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở các trường mần non, môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1,2,3; môn Khoa học ở các lớp 4,5; môn Công nghệ ở các lớp 6,7,8,9. Các nội dung của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được lồng ghép trong các môn học liên quan ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm, các kiến thức về một số bệnh, dịch bệnh có liên quan đến vấn đề thực phẩm trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên và HS thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, phát thanh măng non và sinh hoạt hội đồng nhà trường. Đặc biệt đối với bậc học mầm non các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm còn được đưa vào nội dung sinh hoạt chuyên môn thường xuyên hàng tháng, các kiến thức về

Các trường Tiểu học và THCS tổ chức phát động trong toàn thể HS phong trào không ăn quà vặt, thức ăn đường phố; hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp phòng chống các bệnh liên quan tới an toàn vệ sinh thực phẩm như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, đặc biệt là dịch cúm A(H1N1)… thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhằm bảo vệ tốt sức khỏe cho các em.

Thông qua công tác quản lý, Ban giám hiệu các trường bán trú thường xuyên theo dõi, nắm tình hình việc mua bán các loại thức ăn, nước uống ở căn tin của nhà trường. Riêng trong tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hàng năm nhà trường thành lập đoàn kiểm tra việc mua bán thức ăn, nước uống và điều kiện vệ sinh tại bếp ăn của đơn vị; nội dung kiểm tra bao gồm: nguồn gốc thực phẩm, cách chế biến, vệ sinh khu vực chế biến… Qua kiểm tra hầu hết các đơn vị đều thực hiện tốt, một vài đơn vị còn thiếu sót trong việc mua bán các mặt hàng thức ăn, nước uống không rõ nguồn gốc, chưa đảm bảo vệ sinh đã được góp ý chấn chỉnh kịp thời.

Công tác triển khai, chỉ đạo của ngành và công tác tổ chức thực hiện của các đơn vị, trường học đã giúp cho đội ngũ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em HS từng bước nâng cao hiểu biết về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giúp mọi người biết lựa chọn thực phẩm an toàn để sử dụng.

3.3.5. Sự cần thiết phải giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh

Trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong và ngoài nước ngày càng tăng có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng cho thấy giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm là một công việc hết sức quan trọng và cấp bách. Bất cứ cá

Trong cả nước ta hiện nay lực lượng học sinh, sinh viên cùng với các giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy là một lực lượng không nhỏ trong xã hội. Vì thế, việc trang bị các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhóm đối tượng này có tác dụng rất lớn, là cách nhanh nhất để cho 1/3 dân số có những hiểu biết đúng và thực hành đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giáo dục là một bộ phận hữu cơ và đặc biệt quan trọng trong công cuộc xã hội hóa công tác tuyên truyền giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là một lực lượng xung kích hùng hậu trong tuyên truyền giáo dục các kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình và cộng đồng dân cư trong khắp cả nước. Trong đó giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh THPT không những có ý nghĩa thực tiễn mà còn là chiến lược lâu dài. Bởi trong tương lai không xa các em sẽ chính là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào dây truyền thực phẩm từ sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm. Vì thế nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và có hành vi an toàn vệ sinh thực phẩm đúng đắn thì tất yếu sẽ đóng góp lớn trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mục tiêu quan trọng của giáo dục ATVSTP là nâng cao nhận thức, thực hành và có ý thức trách nhiệm trong ATVSTP. Qua đó giúp họ có thói quen và hành vi ATVSTP đúng đắn. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, do vậy giáo dục về ATVSTP rất cần thiết phải trở thành học tập bắt buộc ở các cấp học, bậc học, ngành học.

Ở nước ta, hiện nay nội dung giáo dục ATVSTP được lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở các trường mần non và một số môn khoa học ở tiểu học và

Trong khi chưa biên soạn kịp những nội dung và tài liệu về giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh THPT thì việc tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh thực


Một phần của tài liệu DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 66 -66 )

×