TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN THÍCH TRONG PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 73)

MỤC TIÊU

Giúp học viên:

- Hoàn thành được bảng đối chiếu từ ngữ toàn dân và từ ngữ chỉ quan hệ thân thích của Thanh Hoá và một số tỉnh khác.

- Sưu tầm được một số thơ văn sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ thân thích của địa phương.

- Có ý thức sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng đúng lúc, đúng chỗ lớp từ này để tăng hiệu quả biểu đạt.

I- TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ THÂN THÍCH TRONG PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ HOÁ

1. Hoàn thành bảng đối chiếu sau : Số Số TT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở Thanh Hoá Từ ngữ được dùng ở địa phương khác 1 cha 2 mẹ 3 ông nội 4 bà nội

5 ông ngoại

7 cụ (bố, mẹ của ông, bà) 8 bác (anh trai cha) 9 bác (vợ anh trai cha) 10 chú (em trai cha) 11 thím (vợ chú) 12 bác (chị gái cha)

13 bác (chồng chị gái cha) 14 (em gái cha)

15 chú (chồng em gái cha) 16 bác (anh trai mẹ)

17 bác (vợ anh trai mẹ) 18 cậu (em trai mẹ) 19 mợ (vợ em trai mẹ) 20 bác (chị gái mẹ) 21 bác (chồng chị gái mẹ) 22 (em gái mẹ) 23 chú (chồng em của mẹ) 24 anh trai

25 chị dâu (vợ anh trai) 26 em trai 27 em dâu (vợ em trai) 28 chị gái 29 anh rể (chồng chị gái) 30 em gái 31 em rể (chồng em gái) 32 con

33 con dâu (vợ con trai) 34 con rể (chồng con gái) 35 cháu (con của con)

2. Trong các từ ngữ chỉ quan hệ thân thích ở bảng trên, hãy cho biết :

b) Từ ngữ nào là từ thường dùng ở Thanh Hoá nhưng các vùng miền khác cũng hay dùng ?

c) Từ ngữ nào chỉ dùng ở những vùng miền khác ?

d) Hãy rút ra nhận xét về lớp từ ngữ chỉ quan hệ thân thích ở phương ngữ Thanh Hoá ?

II- BÀI TẬP

1. “Cả nhà thi nhau khen ngợi rồi bắt Thành phát biểu cảm tưởng. Cậu chàng lúng túng : “Thầy u dầy già làm con cảm động quá...” (Bài làm học sinh) túng : “Thầy u dầy già làm con cảm động quá...” (Bài làm học sinh)

Trong cách diễn đạt trên, do dùng từ địa phương Thanh Hoá nên làm người nơi khác có thể không hiểu ý muốn nói. Hãy làm sáng tỏ nhận xét này.

2. a) Chú tôi hay tửu hay tăm

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa (Ca dao) b) Thấy rét u tôi ủ lại mền

Cô hàng bán rượu ủ thêm men (Nguyễn Bính) c) Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu ! (Trần Tế Xương) d) Thưa rằng bác mẹ em răn :

Làm thân con gái chớ ăn trầu người. (ca dao)

d) Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, nếu mợ mày không về sẽ

làm tủi vong linh cậu mày,...(Nguyên Hồng)

e) Rõ ràng đôi mắt ông như muốn hỏi : “Sao, tía mở đầu như vậy con nghe có

được không ?” (Đoàn Giỏi)

g) Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài (Chế Lan Viên) h) Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.(Tố Hữu)

i) Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba

cháu. Cháu nói một tiếng “ba” không được sao ? (Nguyễn Quang Sáng)

Giải thích các từ chỉ quan hệ thân thích trong các ví dụ trên, nói rõ đâu là lớp từ cổ, từ ngữ toàn dân, phương ngữ (Bắc-Trung-Nam).

3. Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm

Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

Trong đoạn thơ trên, tại sao đầu tiên Tố Hữu dùng m, sau đó lại dùng bầm ?

Bài 9 (1 tiết)

TÌM HIỂU VIỆC DÙNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ Ở THANH HOÁ

MỤC TIÊU

Giúp học viên:

- Nắm được cơ bản cách xưng hô, từ xưng hô ở các địa phương khác và từ xưng hô ở Thanh Hoá nói riêng.

- Thấy vai trò, ý nghĩa và biết sử dụng từ xưng hô địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)