- Bổ sung kiến thức về hệ thống văn học sử địa phương Thanh Hóa, củng cố kiến thức lý luận phê bình về sự phát triển của Ngữ văn địa phương trong tiến trình
2. Những đại diện tiêu biể uở các loại hình thể loạ
Xứ Thanh có thể coi là mảnh đất của ký. Thực tiễn địa phương và chủ thể sáng tác trước hết thích hợp với thể ký. Các cây bút xứ Thanh không có ai không viết ký. Ký „xuống đồng“, về nông thôn để ghi chép về phong trào thi đua xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng lá cờ hồng đang phát triển rất mạnh ở miền Bắc vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước. Ký, ra trận“ khi Bến Ghép, Hàm Rồng dẫn đầu trong những chiến công đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, những bài ký của Trần Hiệp, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Xuân Nha, Xuân Giang v.v... trở thành nguồn động viên, khích lệ to lớn cho đồng bào và chiến sỹ. Bước vào thời kỳ đổi mới, ký hào hứng ghi nhận những đổi thay trên quê hương và xung kích trên mặt trận chống tiêu cực. Những cây bút viết ký tiêu biểu của xứ Thanh cũng đã trở thành những tên tuổi quen thuộc của làng ký cả nước, như: Cái đêm
hôm ấy...đêm gì?,Chìm thuyền trên cạn, Vực xoáy Nam Giang của Phùng Gia Lộc; Kiều Vượng với hàng loạt bài ký: Ngã tư nhức nhối, Đánh bắt xa bờ hay trên bờ,
Dai dẳng quá rừng ơi,Ngổn ngang những vùng rừng, Thành phố bên bờ sông Mã,
Ở nơi bão không có gió; Nguyễn Văn Đệ với loạt bài ký đoạt giải: Vàng dưới biển
Mấy chục năm qua ký xứ Thanh đã và đang đóng góp tích cực vào đời sống văn hóa xã hội tại địa phương, cũng là thể loại năng động nhất trong thực hiện các nhiệm vụ văn hóa văn nghệ mà đảng giao phó.
Truyện ngắn và tiểu thuyết từng bước khẳng định và gặt hái thành công: Đại diện đầu tiên của truyện ngắn hiện đại người xứ Thanh mang hai dòng máu Việt – Trung ấy là Hồ Dzếnh. Quê ngoại, làng Đông Bích, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa là đối tượng cảm xúc cho tập truyện ngắn Chân trời cũ nổi tiếng.
Song, cây bút được đánh giá là “mở đầu” và dựng nghiệp cho văn xuôi Thanh Hóa sau cách mạng tháng Tám lại là nhà văn Nguyễn Thế Phương. Năm 1960 tiểu thuyết Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương gây xôn xao trên văn đàn, tái bản tới 5 lần. Viết Đi bước nữa Nguyễn Thế Phương đã lấy hiện thực của xứ Thanh, cuộc sống, con người xứ Thanh. Nhân vật cô Hoan có nguyên mẫu là người chị dâu của tác giả. Đi bước nữa có ý nghĩa quan trọng, đặt niềm tin, niềm tự hào cho văn xuôi xứ Thanh, đặc biệt khi tác giả trở về quê hương gây dựng phong trào, văn xuôi xứ Thanh đã nhanh chóng có diện mạo. Trong 4 năm về quê nhà, Nguyễn Thế Phương không chỉ xây dựng được một lực lượng văn xuôi giàu tiềm lực mà còn ấp ủ và hoàn thành bản thảo tiểu thuyết Nắng. Cuốn tiểu thuyết viết về đề tài công giáo với một quan điểm hết sức nhân văn: “Người theo đạo Thiên chúa cũng là đồng bào của ta thôi mà, là người nông dân giàu lòng yêu nước; nếu có cái khác là khác ở nơi cổ có đeo thánh giá. Đừng vì cá nhân một vài linh mục theo giặc làm
xấu đạo mà mặc cảm, định kiến với tất cả. Sống với họ, sẽ hiểu điều đó...”(2). Rất
cần một sự đánh giá lại cuốn tiểu thuyết này để trả lại sự công bằng cho một tác phẩm mà thời gian đang giúp cho nó tỏa sáng (3).
Cũng xuất hiện từ thập kỷ 60, cây bút “xứ Thanh gốc Quảng” Nguyễn Ngọc Liễn ra mắt với truyện ngắn Con dao bầu. Người thầy giáo đam mê sáng tác ấy không chỉ đào tạo nên những lứa học trò ham học văn mà còn cần mẫn đóng góp 5 tập truyện ngắn và hai tiểu thuyết trong ngót 40 năm cống hiến.
Năm 1971, Trần Hiệp ra mắt tiểu thuyết Mặt trận đường sông lấy đề tài về con đường vận tải bằng thuyền nan của thanh niên xung phong Thanh Hóa trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhà văn Nguyễn Ngọc Liễn nhớ lại: “Trong thời bao cấp, việc xuất bản hết sức ngặt nghèo, một cuốn tiểu thuyết như thế xuất hiện là một sự kiện văn học của địa phương. Bạn bè văn chương hoan hỉ, những người lãnh đạo cao cấp nhất của tỉnh mừng vui bởi cuốn sách đã phản ánh rất kịp thời tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân tỉnh ta trên mặt trận giao thông vận tải, đặc biệt là vận tải đường sông. Để có hai trăm trang tiểu thuyết ấy, Trần Hiệp đã 6 lần suýt chết và một lần bị bom vùi phải nằm viện hàng tháng trời“. Trần Hiệp với
Mặt trận đường sông là minh chứng sống động cho lớp thế hệ nhà văn - chiến sỹ và đặc điểm của văn chương một thời lấy ghi chép và động viên cổ vũ làm mục tiêu của nghệ thuật. Song, quy luật văn chương có con đường riêng của nó. Một cuốn sách dù rất có ích đối với thời cuộc nhưng khi tính thời sự qua đi sẽ chỉ còn vai trò chứng nhân lịch sử. Trần Hiệp dường như ý thức được điều đó, tiểu thuyết “cái thể
loại không thể hình thành chỉ với lòng nhiệt thành và tính chân thực”, lại thấy Trần Hiệp cặm cụi ghi chép, và hai mươi năm sau, bước vào thời kỳ đổi mới, người đọc mới chứng kiến sức sáng tạo mới của cây bút này. Ngót một chục tiểu thuyết ra mắt, trong đó có những tiểu thuyết gây tiếng vang: Trong bão lửa, Huyền thoại một
dòng sông, Gặp lạ đối thủ, Nữ ký giả vào đời v.v.
Xuất hiện ở thập kỷ 70, Đặng Ái chủ yếu viết truyện ngắn. Với hơn một chục tập truyện ngắn, Đặng Ái là bút danh quen thuộc của bạn đọc xứ Thanh vào những thập kỷ 70, 80, 90 của thế kỷ trước. Nhẹ nhàng, trong trẻo và dí dỏm là cá tính và giọng điệu của cây bút này.
Xuất hiện từ thập kỷ 60, lặng thầm và cần mẫn như con ong làm mật nhưng mỗi khi xuất hiện thì làm độc giả ngỡ ngàng, ấy là cây bút Hoàng Tuấn Phổ. Ham mê nghiên cứu lịch sử và văn hóa, vốn kiến thức uyên thâm cùng với niềm đam mê văn chương đã giúp ông trở thành cây bút viết truyện lịch sử sớm nhất ở xứ Thanh cũng như cả nước. Qua sự tái hiện của tác giả, những anh hùng hào kiệt của xứ Thanh như nữ tướng Triệu Thị Trinh, vua Lê Đại Hành, tướng công Hoàng Đình Ái, các chúa Trịnh - Nguyễn v.v... bỗng trở nên gần gũi, sinh động và rất đỗi tự hào.
Bước vào thời kỳ đổi mới, những tên tuổi sung sức của xứ Thanh ở mảng truyện ngắn và tiểu thuyết phải kể tới: Từ Nguyên Tĩnh, Kiều Vượng, Hà Thị Cẩm Anh, Đào Hữu Phương, Đỗ Văn Phác, Nguyễn Cẩm Hương, Viên Lan Anh v.v... Những cây bút ấy, người ít cũng đã vài ba tập truyện, người nhiều thì đã lên tới con số hàng chục, cùng với lực lượng “không chuyên”, tất cả đã tạo nên cho xứ Thanh diện mạo truyện ngắn và tiểu thuyết phóng phú và đa dạng. Dù chưa có nhiều những tác phẩm xuất sắc, song mỗi tác phẩm đều có vai trò lịch sử là làm sống động hơn đời sống văn học xứ Thanh cùng những tác động tích cực góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, xã hội của tỉnh nhà.