1. Trong lớp, trong trường đồng chí đang học và làm việc, ở thôn xóm, làng xã đang sống, đồng chí thấy có sự việc, hiện tượng hoặc con người nào đáng chú ý, khiến nhiều suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân, bạn bè, cộng đồng. Ví dụ : quan hệ bạn bè, thầy trò ; áp dụng kiến thức học trong nhà trường vào đời sống, sử dụng điện thoại di động, việc thực hiện an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình,...
2. Đồng chí có dẫn chứng gì về hiện tượng đã chọn. Dẫn chứng cần đưa như thế nào, khi nào có thể nêu địa chỉ cụ thể, khi nào cần phiếm chỉ (ẩn dấu) để không làm người đọc, người nghe thấy “phóng đại, tô màu” hoặc làm tổn thương, tổn hại thậm chí gây hiềm khích, oán giận,...cho người, hoặc địa phương nói tới ?
II- LUYỆN TẬP
1. Viết bài về sự việc hoặc hiện tượng đã lựa chọn, tìm hiểu, theo trình tự sau : a) Mở bài
- Giới thiệu sự việc hoặc hiện tượng. - Nêu khái quát ý nghĩa.
b) Thân bài
- Phân tích ý nghĩa (tác dụng hoặc tác hại) của sự việc hoặc hiện tượng. - Đánh giá ý nghĩa.
- Đề xuất cách thức, biện pháp phát huy (nếu là sự việc, hiện tượng cần nêu gương) hoặc khắc phục (nếu là sự việc, hiện tượng gây tác hại hay có mặt gây tác hại).
- Tóm tắt chung và rút ra bài học. 2. Đọc, góp ý bài viết trước lớp.
Gợi ý : Học viên (cá nhân hoặc tổ, nhóm) chuẩn bị trước phần I. Trong tiết học
trao đổi, thảo luận để xác định đề tài và thực hiện phần luyện tập theo đề tài đã xác định
III- BÀI TẬP
1. Hoàn chỉnh bài viết trên lớp.
2. Lựa chọn, tìm hiểu để viết về một sự việc, hiện tượng khác ở địa phương.
Bài 16 (1 tiết)
KHẮC SÂU LÍ THUYẾT, KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
MỤC TIÊU
Giúp học viên:
- Khắc sâu thêm kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận và nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương.
- Trên cơ sở nắm vững lý thuyết, thực hành tốt các thao tác tạo lập văn bản. LUYỆN TẬP
1. Đánh giá một số bài viết đã chuẩn bị theo yêu cầu của tiết 101.
2. Thực hành đề cho sau (lập dàn bài, đánh giá dàn bài, chọn viết một phần trong
dàn bài).
TRÊN SÂN TRƯỜNG Đứa chơi đáo đứa nhảy vòng
tôi không chơi đáo vì không có tiền
Có tiền tôi cũng không chơi
vì tôi không muốn bạn tôi mất tiền
Tung tăng tôi ngắm tôi nhìn
Đây là bài thơ làm năm lên 9 tuổi của nhà thơ Nguyễn Duy. Đọc bài thơ đồng chí có suy nghĩ gì về trò chơi của học sinh hiện nay.
3. Góp ý bài thực hành ; khắc sâu lí thuyết, kĩ năng nghị luận về một sự việc, hiện
tượng ở địa phương. BÀI TẬP
Hoàn thành văn bản theo dàn bài đề văn đã được góp ý. ---