QUÊ NHÀ Ở PHÍA NGÔI SAO VÀ NGUYỄN DUY

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 46)

- Bổ sung kiến thức về hệ thống văn học sử địa phương Thanh Hóa, củng cố kiến thức lý luận phê bình về sự phát triển của Ngữ văn địa phương trong tiến trình

3. Một số đặc điểm của văn xuôi xứ Thanh

QUÊ NHÀ Ở PHÍA NGÔI SAO VÀ NGUYỄN DUY

Một hôm tôi nhận được điện thoại, Nguyễn Duy từ TP Hồ Chí Minh gọi ra. Anh muốn tôi viết lời bạt cho tập thơ tuyển về quê hương đặt tên là Quê nhà ở phía

ngôi sao của anh, vì một lẽ đơn giản, tôi là bạn học và đang sống ở quê. Tập thơ sẽ do NXB Thanh Hóa ấn hành. Mươi ngày sau, Nguyễn Hữu Ngôn, Tổng biên tập NXB mang đến tôi bản thảo.

Cầm Quê nhà ở phía ngôi sao trên tay, tôi bồi hồi nhớ lại năm mươi năm trước. Ngày ấy, chúng tôi đều vừa qua tuổi thiếu niên và cùng nhau vui sướng bước vào học đường Cấp 3 Lam Sơn danh giá. Nguyễn Duy bấy giờ mang tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, nhà (nguyên - trú quán) ở làng Quảng - Quảng Xá, xã Đông Vệ. Một làng ven thị, thuần nông, có nghề nấu rượu nổi tiếng, còn chưa thành phường, thành phố thuộc thành phố Thanh Hóa như ngày nay. Trường Cấp III Lam Sơn khóa 1962 - 1965 khi đó có 4 lớp, trên dưới 200 học sinh, mỗi lớp chưa đến 10 nữ. Tuy học khác lớp nhưng tôi đã làm quen với Duy chỉ vì thấy chữ anh viết rất đẹp. Anh toàn viết bằng mực tím, những dòng chữ chạy nghiêng nghiêng, đều tăm tắp, có một chút bay bướm, thanh thoát, một chút phóng khoáng. Nguyễn Duy cũng một lần đưa tôi về thăm nhà dù ngại chơi với đám bạn học mà anh gọi là “phố thị”. Hình như nhà anh có tường bao quanh, có cổng xây, nhà ngói sân gạch... Làm nông

nghiệp nhưng ấn tượng chung không nghèo, nền nếp. Ngày ấy tôi chưa biết Nguyễn Duy đã và đang làm thơ, “những câu thơ đầu tiên lặng lẽ gửi loài người”.

Cuối khóa học, đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh ra Miền Bắc mà Thanh Hóa là một trọng điểm đánh phá. Nhất là đoạn QL 1 đi qua, với hai cầu Đò Lèn, Hàm Rồng và phà Ghép. Sau chiến thắng Hàm Rồng vang dội thế giới, tiêu diệt 47 máy bay phản lực hiện đại của Mỹ chỉ trong 2 ngày (3 - 4 /4 /1965), trường chuyển học vào ban đêm, tiếp đó đi sơ tán. Đầy lạ lẫm, khó khăn, song lại có cái may là không phải thi vào đại học như các năm trước, chỉ tuyển chọn sau khi tốt nghiệp. Một số không nhỏ, được cử đi học ở các nước Xã hội chủ nghĩa, đa phần thì vào các trường đại học trong nước, số còn lại (không nhiều) “ở nhà”. Tất cả đều do địa phương (xã, huyện, thị, cuối cùng là tỉnh) xem xét lý lịch gia đình rồi quyết định. Nguyễn Duy (Nhuệ) và tôi thuộc diện thứ ba. Diện thứ ba này đều “tự giác không buồn”. Có lẽ, một phần nhờ tuổi trẻ, phần nữa, cũng chẳng phải mình học hành kém cỏi gì. Nhưng chủ yếu là càng phải rèn luyện, phấn đấu để năm tới có thể được xem xét lại. Nguyễn Duy về xã, tham gia dân quân, được cử làm Tiểu đội trưởng tiểu đội xung kích, thường xuyên trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng. Tôi là dân quân tiểu khu Nam Ngạn, chuyên bốc vác xăng dầu ở ga Thanh Hóa, mỗi lần bom Mỹ thả, vừa chạy vừa nhìn hình quả bom để tránh. Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ, chúng tôi bặt tin cho đến khi anh nổi tiếng, đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 với các bài Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước

mắt và nụ cười, nhất là Tre Việt Nam. Đầu tháng 12 - 1989, mới gặp lại nhau. Nguyễn Duy đi dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV về thăm quê. Anh tổ chức một cuộc “dạ ẩm" tại nhà với 4, 5 bạn học cũ. Được biết thoạt đầu Nguyễn Duy là lính đường dây thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, cùng nhiều mặt trận phía Nam khác. Năm 1976, xuất quân, về làm báo Văn nghệ Giải phóng, và nay là Đại diện thường trú của tuần báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam (từ 1977). Cũng đã kịp đi học, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Ngữ văn. Đêm ấy, trong “men rượu là hương vị của làng tôi”, Nguyễn Duy gõ bát, đánh lưỡi, hát xẩm một số trích đoạn Đại hội Nhà văn IV ngâm khúc do anh sáng tác ngay trong ngày sắp kết thúc, phỏng theo Chinh phụ ngâm khúc bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) :

Thuở trời đất nổi cơn đại hội

Khách làng văn nhiều nỗi truân chuyên ...

Câu thơ luống đắn đo chẳng viết Viết đưa ai, ai biết mình đây ?

Nguyễn Duy líu lưỡi chau mày Một phen sống sót là may lắm rồi...

Chúng tôi nhìn nhau cảm động. Đúng là “một phen sống sót là may lắm rồi !”.

*

Lấy một câu trong Thơ tặng người xa xứ (làm năm 1986) làm tên chung, Quê nhà ở phía ngôi sao gồm 48 bài được Nguyễn Duy chọn từ 10 tập thơ đã xuất bản và chia làm hai phần. Phần 1- Làng ta ở tận làng ta (câu thơ ở bài Về làng) 31 bài. Phần 2 - Cõi về, 17 bài (theo tên bài kết thúc). Nhìn nhan đề thi tuyển, không hiểu sao tôi lại đột nhiên nghĩ đến chuyện Địch Nhân Kiệt (630-700) và Hàn Dũ (768- 824), hai danh nhân đời Đường (618- 907) bên Trung Quốc. Địch Nhân Kiệt làm quan Tinh Châu, cha mẹ ở Hà Dương, một hôm lên chơi núi Thái Hàng, thấy mây trắng xa xôi, ngậm ngùi bảo : “Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây ấy”. Còn Hàn Dũ nhìn mây bao phủ dãy Tần Lĩnh cảm thán thành thơ : “Mây che Tần Lĩnh nhà đâu tá / Tuyết phủ Lam Quan ngựa muốn lùi” (Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại / Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền). Mây trắng / mây hàng / mây tần thành thi liệu chỉ nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ trong thơ văn trung đại. Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) mấy lần tả nỗi nhớ nhà của Thúy Kiều đều dùng hai điển tích này. Nào là “Lòng còn gửi áng mây hàng / Họa vần, xin hãy chịu chàng hôm nay”, rồi “Cách năm mây bạc xa xa / Lâm Tri cũng phải tính mà thần hôn” và “Đoái trông muôn dặm tử phần / Hồn quê theo ngọn mây tần xa xa”. Với Nguyễn Duy thì “quê nhà ở phía ngôi

sao”. Vì dưới ngôi sao ấy anh “có một miền quê trong đi đứng nói cười”. Ở đó, anh có những năm tháng tuổi thơ, tuổi học trò, có những người thân yêu, những gì thương mến nhất. Là cõi nhớ, nỗi “nhớ thương vương lại đằng sau còn dài” của thường nhật cuộc đời anh. Nhấp nhánh, vời vợi. Khiến anh, một “giọt nước lìa nguồn ra biển cả” dẫu “biệt tăm ngoài biển” cũng “ngày ngày / làm mây / bay / về

nguồn”.

*

Tự biết về căn cốt mình “Người miền rừng bóng suối dáng cây / người mạn bể ăn sóng nói gió/ người thành thị nét đường nét phố / như tôi mang dấu ruộng dấu vườn, tuổi thơ Nguyễn Duy trôi qua trong “bát ngát cánh đồng / cỏ và lúa và hoa hoang quả dại / vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải / bờ ruộng bùn lấm tấm dấu

chân cua”. Gắn với anh là cánh cò trắng, con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít, con chim trả xanh biếc, “con chích chòe đánh thức buổi ban mai” - những “nhân vật” đồng quê. Cậu bé con tinh nghịch “mang dấu đất đai tươi rói mãi đây này” là anh, không hưởng “văn minh thành thị” mà sống êm đềm, ngọt ngào hạnh phúc

trong không gian văn hóa làng, văn hóa gia đình truyền thống. Tháng 5, vụ gặt, đêm hè, ngoài sân “mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao / Ngân hà chảy ngược lên cao / quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm / bờ ao đom đóm chập chờn”. Có những kỷ niệm khi đứng tuổi, Nguyễn Duy vẫn thích thú kể lại bằng chất giọng trầm ấm, nhẩn nha, thỉnh thoảng nheo mắt cười :

Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.

Về tuổi học trò, Nguyễn Duy có bốn bài, gói trọn cả thời đi học. Trên sân

trường làm năm chín tuổi (1957), học lớp ba (cấp 1) ở quê ngoại Đò Lèn (Hà Trung).

Đứa chơi đáo đứa nhảy vòng còn tôi đứng nhìn dòng sông

tôi không chơi đáo vì không có tiền

Có tiền tôi cũng không chơi

vì tôi không muốn bạn tôi mất tiền

tôi vui tôi ngắm tôi nhìn

con sông có bóng con thuyền thả câu.

Chú trò nhỏ Nguyễn Duy Nhuệ bấy giờ đã ra dáng con trai (chỉ chơi trò của con trai), nhà nghèo (không có tiền), có chút “tự đắc” (là tay chơi đáo thiện nghệ), sống vị tha, “đầy trách nhiệm” (Có tiền tôi cũng không chơi, vì tôi không muốn bạn tôi mất tiền), thích trầm tư, mơ mộng (đứng ngắm nhìn dòng sông, con thuyền). Và điều đáng nói là, chính không khí sân trường vui vẻ, tình bạn, phong cảnh êm đẹp, thanh bình này đã ghi dấu ấn quê hương sâu đậm trong tâm hồn anh. Bài thơ nhỏ nhắn, đủ cả người - cảnh - tâm trạng được biểu thị theo luật xa - gần, động - tĩnh, trong cái này có cái kia khá tinh tế. Cảm xúc không thiên về những đối tượng

“khẩu khí”, “quy phạm” (chỉ “cảm” giờ ra chơi). Cách lập ý kiểu giải nghĩa, biện luận khách quan; nội dung chân thật, mang nghĩa lý, chứa suy tư, có tính gợi mở; tình cảm chân thành; chi tiết “chọn lọc”, hình tượng không “hoành tráng”; câu chữ giản dị, có độ “phát sáng”, lối nói dân dã; cái tôi trữ tình là “nhân vật thú vị” vừa bụi bụi vừa tinh khôi, tinh tường,...Cũng đã hé lộ tài, tình, phong cách sáng tạo Nguyễn Duy sau này.

Kính gửi tuổi học trò, Gửi về trường Lam Sơn, Áo trắng má hồng là những hồi tưởng, hoài cảm về thời trung học “áo nâu chân đất, bữa cháo bữa khoai đi cày và

đi học, bụng cồn cào con chữ chạy liêu xiêu”; “buổi học đêm le lói đèn dầu, tiếng

phản lực xẹt ngang bài thơ cổ”. Năm tháng này con người ta bước vào độ “chớm lớn - vừa lớn”. Nguyễn Duy nhớ lại một cách thích thú : “Học trò con trai ma quỷ,

học trò con gái thần tiên, thầy xếp thần tiên ngồi kèm ma quỷ, bén hơi ma quỷ ghẹo

thần tiên”,“ô mai đổi kẹo bạc hà,..Câu chuyện học trò không đầu không đuôi, tình ý học trò quả me chua loét, lá thư học trò vu vơ dấm dúi,..”. Ngày ấy anh có một mối tình học trò “thời áo nâu, tóc hoe hoe cháy trên đầu”, cùng “cưỡi trâu học

bài”“song song chân đất đến trường xa xa”. Đã có những ngượng ngùng, ngơ

ngẩn của rung động đầu đời, nhưng “bỗng dưng bạn ấy lấy chồng” để đến bây giờ nhìn thấy áo trắng má hồng đến trường, Nguyễn Duy lại “thương nhớ, buồn phơ

phất, thẫn thờ”, thấy “thấp tha thấp thoáng tháng ngày mong manh” ngày xưa. Rồi “ước chi người ấy bây giờ là đây”.

Với ai kia, tuổi trẻ có thể kéo dài hơn nữa, nhưng với Nguyễn Duy, độ thanh xuân - tuổi trẻ dừng lại ở hết tuổi học trò trung học. Vì “anh cất giấu tuổi trẻ mình

ở đó” và lên đường ra trận. Tuy nhiên, tuổi học trò đã tạo nên “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau / đẹp như là không đâu vào đâu”, cũng là một niềm quê

với mảng màu óng ánh sáng trong lòng anh.

*

Viết về quê hương, tuyệt nhiên tôi không thấy trong thơ Nguyễn Duy một Xứ Thanh với những biểu tượng thi vị hóa, lý tưởng hóa của đất“địa linh nhân kiệt”, “tam vương nhị chúa”, có truyền thống dựng nước, giữ nước, đất nghèo sinh anh hùng - thi nhân. Kiểu như “Quê hương tôi / Một vùng đất lắm đền đài vua chúa / Gió trở mặt thành cơn bão dữ / Sông cũng thành sông ngựa / Chảy ngang tàng qua bãi mía nương dâu / Chúng tôi lớn lên bom đạn chém ngang đầu / Mặc áo lính suốt

cả thời trai trẻ” (Huy Trụ); “Trăm năm cây lúa vẫn gầy / Giếng thơi muôn thuở

vẫn đầy ca dao” (Lê Đình Cánh); “Bao giờ em về quê anh / Mà xem dấu vết kinh thành xa xưa / Vĩ nhân và các đời vua / Cũng từ rau má, ốc cua nên người” (Trịnh Anh Đạt) hay “Chiều nhai rau má tối học chữ Nôm / Hiệu tận tâm can tiếng đá

nhân gian” (Mạnh Lê) hoặc giả “Tinh mơ giặc ném bom / Tên lửa tầm xa phóng

vội.../ Trụ cầu ung dung đứng đó / Bọn giặc lái bị bắt qua đây cúi đầu run sợ / Cứ

thế suốt bốn năm / Trụ cầu Hàm rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng” (Mã Giang Lân),... Cũng không thấy ồn ã thị thành, khí chất hiện đại hay sự “phát triển”. Chỉ thấy một làng quê - làng ta của riêng Nguyễn Duy vật vã, vật lộn mà chưa thoát đói nghèo. Miền quê này đậm đặc chất xưa cũ, gọi là “truyền thống” hay “tù đọng” đều đúng. Trái tim thì đập theo nhịp “cối xay tre”, tâm hồn thì phổ vào điệu ru ầu ơ man mác trong “tiếng cuốc kêu thất bát buổi trưa đầy”.

Xin hãy đọc một số trích đoạn để tự cảm nhận :

- Ai qua Thanh Hóa về Quảng Xá men rượu là hương vị của làng tôi nhắc Cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ đền nhà Lê rêu phủ đã bao đời

- Làng ta ở tận làng ta

mấy năm một bận con xa về làng gốc cây hòn đá cũ càng

trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay

- Mẹ ta vo gạo thổi cơm

ba ông táo sứt lửa rơm khói mù

nhà bên xay lúa ù ù

vẫn chày cối thậm thịch như ngày nào

Làng quê ấy do hậu quả của địch họa “Chiến tranh như trận cháy làng / bà con ta trắng khăn tang trên đầu”, thiên tai “Năm nay lại lụt trắng đồng / quê ta lại tỏng

tòng tong mùa màng” nên “Đường làng cây cỏ lưa thưa”, “thanh bình từ ấy” mà vẫn “chưa có gì”. Nơi đây chỉ bao nhiêu là “rơm rạ” với “gió sùng sục mùi bùn nặng nặng ngấu / mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu”... “nắng lóng lánh trong

veo mầm mạ trắng / lưng trần ứa giọt sương người mằn mặn”. Chỉ thấy “ráng chiều cháy cái màu rơm rạ cháy” cùng “cỏ áy vàng bãi tha ma vắng”. “Ngôi chùa cũ mái đình xưa” cũng “khuất bóng”.../ “Bà và mẹ hóa cánh cò cánh vạc / ông và cha man mác kiếp trâu cày” khiến đứa con đi xa trở về chỉ còn biết “xin cúi lạy

Và con người là dân quê, những người lao động bình thường làm muối, làm gạch, làm ruộng cần cù, lam lũ, nghèo khó của một Thanh Hóa xe thồ, thuyền nan “thình thịch bàn chân bè tõe ngón” (bàn chân Giao Chỉ).

Toàn cảnh vẫn vậy :

vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu

chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa

Người thân, gia đình vẫn thế, sa sút, thập thững sống : Cha ta cầm cuốc trên tay

Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa

Lũ em ta vác cuốc cào

giục nhau bước thấp bước cao ra đồng

Người một thời của bao nhiêu là “lãng mạn” còn “hiện thực” ngậm ngùi hơn. Như bị đóng đinh vào số phận :

đồng hí hoáy cố nhân đi cấy

mông nứt đôi nhẫn nại chổng lên trời

Tất cả như chưa bao giờ thay đổi, không bạc màu cùng thời gian. Người dân nếu gặp kỳ đói kém, giáp hạt lại có thể “mất bữa”, “bị gậy phiêu bồng chân mây”, “lỏng khỏng hình cây” giữa “căm căm gió bấc”. Nhưng làng quê ấy, con người ấy cũng là thành lũy điềm nhiên chống chọi với mọi khó khăn, nguy khốn “Lụt trắng đồng mà không trắng lòng”.

bạn đón ta hoa đào và xôi gấc

be tết không đầy nhưng không nhạt

Ở đó, dù cho “bom rơi xuống phố xuống nhà / phố nhà rơi xuống đất ta mỗi ngày”

thì “bàn tay vẫy gọi bàn tay / nhà cao lại dưới đất dày trồi lên”. Dù cho “Lúa chìm

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)