VĂN XUÔI XỨ THANH

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 41)

- Bổ sung kiến thức về hệ thống văn học sử địa phương Thanh Hóa, củng cố kiến thức lý luận phê bình về sự phát triển của Ngữ văn địa phương trong tiến trình

2. Hiện tượng cuộc đời và thơ Nguyễn Duy

VĂN XUÔI XỨ THANH

sao có thể phân biệt rạch ròi cả về định lượng lẫn định tính cái gọi là “Văn học xứ Thanh” cả trong chủ thể sáng tác lẫn tác phẩm. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn cố gắng hướng tới một sự khu biệt mang màu sắc “khu vực” nhằm nhấn mạnh sắc thái địa phương của một vùng đất có lịch sử lâu đời và giàu bản sắc văn hóa, đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của văn học địa phương trong đời sống văn hóa, xã hội, trong việc góp phần xây dựng và phát triển một nền văn học dân tộc “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo tinh thần của Nghị quyết 23 của Trung ương Đảng.

Đối tượng thuộc “văn học Xứ Thanh”, ở đây thuộc về tác phẩm của các tác giả đang và từng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa. Họ phần lớn là người quê Thanh, song có người tuy không mang gốc Thanh nhưng đã sống và làm việc ở xứ Thanh đã lâu. Văn xuôi Thanh Hóa tuy mới thực sự hình thành mấy chục năm gần đây song đã nhanh chóng phát triển thành lực lượng, là một bộ phận quan trọng của văn chương Thanh Hóa, đã và đang tham gia đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương.

1. Các giai đoạn phát triển và lực lượng sáng tác

“Chiến khu văn hóa kháng chiến”, tiền đề và nền móng cho lực lượng viết

xứ Thanh: Trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là vùng tự do, là “căn cứ địa”, là cơ sở “trung tâm” của văn hóa kháng chiến. Trụ sở của đoàn “Văn hóa kháng chiến” khi ấy đóng tại làng Quần Tín (xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn). Nơi đây, ba lớp bồi dưỡng viết văn đầu tiên, có tên là lớp “Văn hóa kháng chiến” đã được mở dưới sự phụ trách của giáo sư Đặng Thai Mai, Chủ tịch ủy ban hành chính Thanh Hóa khi ấy. Tham gia giảng dạy, ngoài các văn nghệ sỹ nổi tiếng lớp trước còn có các đồng chí lãnh đạo Đảng, lãnh đạo văn hóa, văn nghệ kháng chiến, như: Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng v.v... “Trung tâm văn hóa kháng chiến” xứ Thanh đã thu hút và là nơi công tác của nhiều văn nghệ sỹ, từ Hà Nội vào và từ miền Trung ra.

Hoàn cảnh trên đã tạo cho xứ Thanh một cơ hội quý hiếm, ngay từ những khóa học đầu tiên của lớp bồi dưỡng viết văn, Thanh Hóa đã có “đại diện” tham dự: Mai Bình, Minh Hiệu, Hà Khang... Quan trọng hơn, hoạt động của “Trường văn hóa kháng chiến” đã làm dấy lên phong trào văn hóa văn nghệ rất sôi nổi cho xứ Thanh. Được “hít thở” trong bầu không khí và sinh hoạt văn chương, nhiều cây bút xứ Thanh có dịp nảy nở năng khiếu văn chương. Thế hệ đầu tiên của xứ Thanh trưởng thành từ trong không khí văn chương kháng chiến khi ấy, có những cái tên đã tỏa sáng trên văn đàn của nền văn học cách mạng non trẻ: Hữu Loan, Hồng Nguyên, Thôi Hữu (thơ), Nguyễn Trinh Cơ, Văn Tâm, Nguyễn Thế Phương (văn xuôi) v.v...

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 41)