TỪ TOÀN DÂ N PHƯƠNG NGỮ VÀ PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 78)

1. Tìm từ ngữ toàn dân và từ ngữ các địa phương khác tương ứng với từ ngữ Thanh Hoá để điền vào bảng sau :

Phương ngữ Thanh Hoá Từ ngữ toàn dân Từ ngữ vùng miền khác bố, mẹ, u, thầy o hĩm chậy con kha con tru cá chuối củn củ lang đi đàng bù lào cây lọ choa bay (chỉ người) gẫy cẳng lộn về ẵm con đi cần, đi cấn bâu vào viền tê tề răng rứa đi mô làm răng rứa đó đớ

3. Kết hợp với các bài học đã học, đồng chí có nhận xét gì về phương ngữ Thanh

Hoá ? Nên sử dụng “tiếng Thanh Hoá” như thế nào khi nói và viết ? II- BÀI TẬP

1. Giải nghĩa nội dung các câu sau :

a) Ông tôi ngồi chấp bằng trên tấm phản gỗ.

b) Nó đã sai lè lè mà còn lồng hổng lên mới tức chứ lậy ! c) Cha đi bể đến tún mới viền.

d) Thôi liệu mà sở đi.

2. Sau đây là khổ thơ kể chuyện Tố Hữu đến thăm một gia đình sau mấy mươi năm

xa cách :

Ô kìa, cô bé nói hay sao ! Nhà của tôi, ai lại hỏi chào

Như thể khách đường xa ghé lại

Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào ?

Hãy cho biết gia đình này thuộc tỉnh nào ? Vì sao đồng chí khẳng định như vậy ? Tình cảm của tác giả dành cho gia đình này như thế nào ?

3. Anh Bình đi làm ăn trong Nam 3 năm, nay mới về. Bố mẹ tôi vui lắm.

Nhưng khi ngồi nói chuyện, nghe anh hỏi tôi : “Anh đi xa, ở nhà út có nghe lời ba, má không đó ?”, bố tôi liền nhăn mặt, khiến tôi chẳng hiểu tại sao. Rồi anh

tỏ ra băn khoăn về việc bố ốm quá. Tôi càng không hiểu, vì lâu nay bố có ốm đau gì

đâu.

Đồng chí có thể giải thích hộ thắc mắc của bạn được không ?

Bài 11 (1 tiết)

TÌM HIỂU TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG Ở THANH HOÁ (tiếp theo)

MỤC TIÊU

Giúp học viên:

- Nắm khái quát về phương ngữ Thanh Hoá

- Hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của phương ngữ Thanh Hóa. I- KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG NGỮ THANH HOÁ

1. Phương ngữ Thanh Hoá cũng như các phương ngữ khác gồm những lớp từ ngữ

nào ?

2. Hãy tìm các từ ngữ mà chỉ người Thanh Hoá mới dùng, mới hiểu. Từ kết quả

này, đồng chí rút ra nhận xét gì ?

3. Phương ngữ Thanh Hoá gần với phương ngữ miền Bắc, miền Trung hay miền Nam ? Nam ?

4. Phương ngữ có giá trị biểu đạt gì ? Khi sử dụng cần chú ý điều gì ?

II- BÀI TẬP

1. Hồi chống Mĩ, một nhóm học sinh Nghệ An ra Thanh Hoá học đại học. Họ tập

trung lại để nhận chỗ ở. Một học sinh nam hỏi : - Thưa bố, rứa nhà con ở mô ?

- Anh ở nhà tôi, còn chị ấy phải sang nhà khác !

Bác cán bộ địa phương đáp, khiến cả nhóm cười ồ làm bác cán bộ khó chịu. Nhưng sau khi được giải thích, hiểu ra, bác cũng cười vui vẻ.

Theo đồng chí ở đây có sự hiểu nhầm như thế nào ?

2. Cho đoạn trích sau :

Chỉ hai năm sau, hĩm Sót trở thành ca sĩ Mộng Loan...Thế mà giờ đây Mộng

Loan lại nằn nì tôi cho được chuyển sang một cơ quan khác, không phải để phát

triển tài năng mà dảm bảo đời sống gia đình...Thế rồi cuộc chia tay được tổ chức

tại nhà Mộng Loan. Nhiều chị em nhìn Mộng Loan bằng con mắt thèm muốn.

- Từ nay mi sướng rồi, không còn khổ như choa nữa.

Có cô thì thầm với Mộng Loan :

- Mi sang bên nứ, coi ra răng, nói ví họ cho tau chuyển sang ví...

Mộng Loan cười nói hớn hở...Nhưng nụ cười dần tắt. Nét mặt cô trở nên bần thần, và đột nhiên cô ôm lấy mặt khóc nấc lên...

Chị em diễn viên nhao nhác : - Tề, răng mi lại khóc

(Biến tấu, Đặng Ái - NXB Lao động, 1996)) a) Tìm từ ngữ ngữ địa phương trong đoạn trích và cho biết đó là của nơi nào ? Qua đây đồng chí có thể rút ra đặc điểm gì của phương ngữ này ?

b) “Phiên dịch” các từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân.

3. Phân tích để tìm ra cốt cách con người một vùng miền trên đất nước ta trong

đoạn thơ sau của Nguyễn Duy.

Qua ngẫm chán, sống nghĩa là xả láng ăn hết nhiều chớ ở hết bao nhiêu nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía

nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều

Ai nghèo đói qua nhường cơm xẻ áo

bụng người sôi cũng sôi giống bụng ta

ki cóp một thân làm chi cho cực

giàu ở lòng còn đẹp ở thịt da

Chủ dục khách nhậu đi đừng hỏi nữa

việc bán lúa dư đăng báo chi cho phiền dư ít nuôi làng, dư nhiều nuôi nước

thành tích có gì mà phải nêu tên...

BÀI TẬP

Tìm thêm dẫn chứng về tiếng địa phương các vùng miền trên đất nước ta qua lời nói sinh hoạt cũng như trong văn, thơ.

PHẦN IV- TẬP LÀM VĂN

Bài 12 (1 tiết)

GIỚI THIỆU DANH LAM THẮNG CẢNH

VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HOÁ THANH HOÁ

MỤC TIÊU

Giúp học viên:

Một phần của tài liệu chuyen de BDTX -THPT (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)