Về cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn (Trang 53)

2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động

Cũng giống như đa phần các đơn vị khác trên địa bàn thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Đánh giá được tầm quan trọng của lượng khách hàng này Chi nhánh đã có những biện pháp hữu hiệu để thu hút. Do đặc thù của địa phương nên khối lượng tổ chức kinh tế không nhiều do vậy nguồn tiền gửi từ khu vực này không lớn tuy nhiên không có nghĩa là tiền gửi của tổ chức kinh tế là không quan trọng. Bên cạnh đó còn có nguồn phát hành các công cụ nợ, nguồn đi vay... Cơ cấu trong huy động vốn của NHCT Lạng Sơn thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6:Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%)

Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế 51.101 10,40 83.342 12,75 173.339 17,36 Tiền gửi của dân cư 524.122 83,52 550.252 84,18 791.306 79,25 Phát hành các công

cụ nợ 9.729 1,98 13.400 2,05 25.062 2,51

Nguồn đi vay 344 0,07 327 0,05 400 0,04

Nguồn vốn khác 5.061 1,03 6.341 0,97 8.387 0,84

Tổng 491.357 100 653.662 100 998.494 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011 của NHCT Lạng Sơn)

Ta thấy qua các năm tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng tăng dần và tăng khá nhanh vào các năm 2010 và năm 2011. Năm 2009, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 10,40% tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2011 chiếm 17,36%, đây là cố gắng rất lớn của Chi nhánh. Bước vào năm 2010, năm đầu của kế hoạch 5 năm (2010- 2015), nhận thức được những thời cơ và thách thức khi mở cửa, hội nhập kinh tế với nước ngoài, Chi nhánh đã cùng các doanh nghiệp suy nghĩ, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất cho doanh nghiệp về thanh toán, bảo lãnh... Chính vì vậy trong con mắt của các tổ chức kinh tế Chi nhánh là một người bạn đáng tin cậy, có thể chia sẻ, giúp đỡ doanh nghiệp trong kinh doanh. Có rất nhiều các khách hàng lớn như: Công ty cổ phần xi măng Lạng Sơn, Công ty Điện Lực Lạng Sơn, Công ty xây dựng Toàn Phát, Công ty cổ phần Thái Dương, Công ty Phát triển hạ tầng kỹ

thuật Lạng Sơn... với số dư tiền gửi ở Chi nhánh lên tới hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra phần lớn khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và các hộ cá thể. Như vậy, có thể thấy NHCT Lạng Sơn đã ngày càng quan tâm và chú trọng phát triền thị trường vốn huy động từ khu vực này.

Tiền gửi của khu vực dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi của dân cư qua các năm vẫn tăng song có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Nếu như năm 2009, số dư tiền gửi là 524 tỷ và chiếm tỷ trọng là 83,52% thì các con số tương ứng trong năm 2010 là 550 tỷ và 80,23%. Như vậy về số tuyệt đối năm sau tăng so với năm trước song về tỷ trọng lại giảm. Đây là do năm 2010, Chi nhánh ngoài huy động vốn từ dân cư đã đẩy mạnh thu hút từ nhiều nguồn khác và đạt được nhiều thắng lợi. Đến năm 2011 nguồn vốn huy động vẫn tăng song tỷ trọng lại giảm. Điều này cho thấy đi đôi với việc tăng tổng nguồn vốn thì cần phải rất chú trọng và cải thiện việc huy động tiền gửi từ dân cư.

Về phát hành các công cụ nợ: Phát hành các công cụ nợ đem lại cho Chi nhánh một nguồn đáng kể có tính ổn định cao và chi phí thấp hơn hẳn so với việc phải đi vay từ các tổ chức tín dụng. Đây là hình thức huy động có tốc độ gia tăng nhanh nhất trong số các loại hình huy động của Chi nhánh. Thực ra việc phát hành này cũng là huy động từ khu vực dân cư. Chi nhánh phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu theo định hướng chung của NHCT Việt Nam. Năm 2009, việc phát hành các công cụ nợ của Chi nhánh chỉ thu được 9 tỷ đồng, một con số quá khiêm tốn. Đến năm 2010 là 13 tỷ và năm 2011 đã nhảy vọt lên là 25 tỷ.

Về nguồn vốn đi vay của Chi nhánh: chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác để tạo thuận tiện trong giao dịch và thanh toán do vậy nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn này chiếm tỷ trọng chưa tới 1%.

Bên cạnh đó, nguồn vốn khác của Chi nhánh năm cũng chỉ chiếm dưới 1% đây là nguồn ngân hàng khác có nguồn vốn nhiều không cho vay được đã uỷ thác cho Chi nhánh sử dụng. Không chỉ vậy do Chi nhánh đã xác định trong tương lai các ngân hàng sẽ cạnh tranh chủ yếu về mặt dịch vụ, vì vậy Chi nhánh đã hết sức chú ý nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như: thanh toán bằng séc, bảo lãnh, các hoạt động tư vấn… Nguồn tiền ký gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế thức hiện các dịch vụ đó ngày càng tăng đóng góp nhiều vào nguồn vốn. Tuy là một ngân hàng nhỏ trên địa bàn nhưng Chi nhánh với các hình thức dịch vụ có chất lượng cao, có nhiều hướng đầu tư có hiệu quả nên có ngân hàng khác chuyển vốn uỷ thác đầu tư đến. Năm 2009 Chi nhánh huy động được từ nguồn này là 5 tỷ đồng, năm 2010 là 6 tỷ và năm 2011 là 8 tỷ đồng. Trong khi các đơn vị khác hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tại Chi nhánh môi trường làm ăn vẫn được duy trì, đảm bảo sự thuận lợi cho khách hàng. Đây là kết quả của việc luôn nghiên cứu, tìm kiếm đầu ra cho vốn huy động. Chi nhánh luôn quan tâm mở rộng thị phần đầu ra để làm tăng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn huy động. Từ đó nó sẽ tạo sự thuận lợi cho việc tăng cường huy động vốn.

Nhìn chung kết cấu vốn huy động của Chi nhánh là tương đối hợp lý nhưng quy mô vẫn còn hơi nhỏ so với tiềm năng của thị trường do vậy Chi nhánh cần phải cố gắng hơn nữa để phát huy tiềm năng của thị trường ngày một mở rộng nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng.

2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn

Xét về mặt thời gian Chi nhánh huy động vốn theo hai loại: không kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức có kỳ hạn của Chi nhánh rất đa dạng, hiện nay Chi nhánh đang huy động với các thời hạn sau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích

thanh toán, gửi với mục đích an toàn... Chi nhánh tạo mọi thuận lợi cho người gửi tiền. Chi nhánh cũng nhận được sự tán thưởng, đánh giá cao của khách hàng thể hiện qua kết quả huy động:

Bảng 2.7: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn nguồn tiền gửi

Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng % 2010 Tỷ trọng % 2011 Tỷ trọng % 1 Vốn không kỳ hạn 114.002 23,20 165.964 25,39 260.307 26,07 Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế 109.020 95,63 159.027 95,82 252.281 96,92 Tiền gửi của dân cư 4.982 4,37 6.937 4,18 8.026 3,08 2 Vốn ngắn hạn 356.134 72,48 470.833 72,03 708.044 70,27

Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế 56.019 15,73 83.902 17,82 149.326 21,09 Tiền gửi của dân cư 300.115 84,27 386.931 82,18 558.718 78,91 3 Vốn trung và dài hạn 21.221 4,32 16.865 4,11 30.143 3,72

Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế 5200 24,50 6300 23,45 7000 23,22 Tiền gửi của dân cư 16.021 75,50 10.565 76,55 23.143 76,78

Tổng cộng 491.357 100 653.662 100 998.494 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011 của NHCT Lạng Sơn)

Nguồn huy động không kỳ hạn của Chi nhánh qua các năm đều tăng. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ngày càng được tăng cường một cách khá đều đặn. Trong cơ cấu của nguồn tiền gửi không kỳ hạn này thì chủ yếu là

tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 95%. Nguồn tiền gửi của khu vực dân cư rất ít, chỉ chiếm tỷ trọng từ 3-4% và tốc độ tăng trưởng cũng rất chậm, năm 2009 huy động được 4.982 triệu đồng đến năm 2011 mới chỉ huy động được 8.026 triệu đồng, nó phản ánh đặc điểm của nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Các tổ chức kinh tế trong quá trình kinh doanh của mình, nguồn tiền đến và đi rất bất chợt, khó đoán trước. Các tổ chức kinh tế thay vì giữ tiền tại cơ quan, họ mang đến gửi ngân hàng. Tại đây họ thực hiện các dịch vụ thanh toán của Chi nhánh, tiết kiệm thời gian cho mình. Đồng thời họ vẫn được hưởng một khoản lãi nhỏ (hiện nay Chi nhánh quy định lãi suất không kỳ hạn đối với VND là 2%/năm). Điều này giải thích vì sao nguồn tiền gửi thanh toán chủ yếu là của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi thanh toán của dân cư chủ yếu là của một số ít hộ dân buôn bán cá thể (các hộ buôn bán ở chợ Đông Kinh, Tân Thanh, Đồng Đăng... một số cửa hàng vàng, bạc trên địa bàn. Các hộ này cũng có nhu cầu như các tổ chức kinh tế song qua các năm, số này nhỏ dần trong tỷ trọng, năm 2009 chiếm 4,37% nhưng đến năm 2011 chỉ còn 3,08%. Trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng tăng, đến năm 2011 chiếm 96,92% tổng tiền gửi thanh toán. Đây có lẽ là xu hướng chung cho một nền kinh tế mở cửa khi mà quá trình lưu thông hàng hoá giữa các vùng, giữa các nước ngày càng được mở rộng, thúc đẩy mạnh mẽ.

Trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tính theo thời gian thì nguồn vốn ngắn hạn luôn rất lớn, luôn chiếm hơn 70% tổng nguốn vốn. Nguyên nhân phần lớn là do lãi suất trên thị trường thay đổi liên tục nếu khách hàng gửi với kỳ hạn dài thì nguy cơ rủi ro sẽ cao do vậy đa số khách hàng thường chọn các loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn mặc dù lãi suất không cao bằng lãi suất tiền gửi dài hạn. Đối với nguồn ngắn hạn huy động từ dân cư, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng mà khoản chủ yếu chính là tiết kiệm. Đây thực sự là nguồn

huy động có tiềm năng dồi dào, một "mảnh đất màu mỡ" để các ngân hàng khai thác. Ta có thể thấy vốn ngắn hạn huy động từ dân cư tăng đều qua các năm, năm 2009 là 300.115 triệu đồng, năm 2010 là 386.931 triệu đồng và năm 2011 là 558.718 triệu đồng. Có được điều này là do Chi nhánh có áp dụng chính sách lãi suất mềm dẻo và hợp lý. Bên cạnh đó, ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu hướng gửi tiền vào các khoản mục ngắn hạn thay vì chỉ gửi vào tiền gửi không kỳ hạn như trước kia. Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội có nhu cầu chi trả tiền theo một chu kỳ xác định: 1 tháng, 2 tháng... Họ có thể gửi vào khoản mục này vừa đáp ứng cho nhu cầu của mình vừa có lãi cao. Ngày nay các doanh nghiệp chuyển bớt từ khoản mục tiền gửi thanh toán sang tiền gửi ngắn hạn ngày càng nhiều. Đó là nguyên nhân vì sao chỉ sau hai năm, từ 2009 đến 2011, nguồn tiền gửi ngắn hạn của các tổ chức kinh tế đã tăng 2,7 lần từ 56 tỷ lên 149 tỷ đồng. Có thể khẳng địng đây sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp sẽ vừa kinh doanh, vừa tính toán sao cho đạt được lợi nhuận tối đa với nguồn vốn của mình. Đây cũng khẳng định uy tín của Chi nhánh với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh không nhiều, chiếm một tỷ trọng nhỏ. Do nguồn trung và dài hạn huy động từ khu vực dân cư giảm mạnh vào năm 2010 nên con số huy động tăng không ổn định, năm 2009 huy động được 21 tỷ, năm 2010 chỉ đạt được 16 tỷ và trong năm 2011 đạt 30 tỷ. Tuy nhiên so với các khoản cho vay trung và dài hạn thì không tương xứng. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh ngày càng tăng

và đến năm 2011 đạt mức cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Chi nhánh đã áp dụng việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn. Đây là một con dao hai lưỡi và Chi nhánh phải hết sức quan tâm tới an toàn tín dụng.

Tại đây số dư tiền gửi trung và dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội không lớn. Số dư này chủ yếu là của một số công ty do trong năm không tìm được hướng đầu tư, để tránh tìng trạng ứ đọng vốn đã gửi vào Chi nhánh. Bên cạnh đó, trong các năm qua Chi nhánh ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp: tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán. Các doanh nghiệp đã tận dụng điều này và đã nghiên cứu, tính toán chu kỳ kinh doanh của mình để chuyển một phần tiền gửi thanh toán sang tiền gửi có kỳ hạn. Chi nhánh có một lượng tiền để có thể sử dụng một cách ổn định hơn và doanh nghiệp có lãi hơn. Đây là một trong nhiều cách thức nhằm đa dạng hoá hình thức huy động, thu hút thật nhiều nguồn vốn của Chi nhánh. Nguồn này tuy cũng tăng qua các năm song tỷ trọng ngày càng nhỏ dần. Năm 2009 chiếm 24,50% nguồn tiền gửi có kỳ hạn trung và dài hạn, năm 2010 chỉ còn chiếm 23,45% và năm 2011chiếm 23,22%. Đứng ở địa vị của Chi nhánh thì Chi nhánh mong ngày càng có nhiều nguồn này. Bởi vì Chi nhánh có thể sử dụng một cách dễ dàng do kỳ hạn cố định. Hơn nữa số tiền này lại ở trong một số ít các công ty, không phức tạp nhỏ lẻ như tiền gửi tiết kiệm nên có điều kiện làm giảm các chi phí khác trong chi phí huy động.

Trong khi đó, nguồn tiền huy động trung và dài hạn của dân cư có nhiều biến động trong ba năm từ năm 2009 đến năm 2011. Năm 2010 do ảnh hưởng của biến động lãi suất, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất theo từng ngày, từng tuần cho nên khách hàng rút tiền gửi dài hạn để gửi ngắn hạn. Do vậy, trong năm 2010 số dư nguồn vốn huy động trung và dài hạn chỉ có 10 tỷ, trong khi đó năm 2009 huy động được 16 tỷ và đến năm 2011 đạt 23 tỷ. Con số 10 tỷ của năm 2010 chủ yếu chỉ còn là tiền của các

khách hàng nắm giữ trái phiếu của Chi nhánh chưa đến kỳ đáo hạn. Năm 2011 Chi nhánh đạt được thành tích như vậy là do đã đưa ra được nhiều sáng tạo mới trong hoạt động, một trong những sáng tạo của Chi nhánh đó là hình thức tiết kiệm dự thưởng, cái mới của hình thức này là được chia ra làm nhiều đợt bốc thăm nếu đợt bốc thăm thứ nhất khách hàng không trúng giải thưởng thì vẫn tiếp tục được dự thưởng trong các lần tiếp theo cho đến khi hết đợt. Tuy đã đạt được thành tích như vậy nhưng để gia tăng nguồn trung và dài hạn này đòi hỏi Chi nhánh phải phục vụ tốt hơn nữa, mở rộng tuyên truyền, quảng cáo đến từng người dân để thu hút sự chú ý, lòng tin của họ, đây là cơ sở cho sự phát triển vững chắc sau này.

2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phân chia theo loại tiền

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Lạng Sơn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)