Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Việt Nam, nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu Quốc Gia và 7 cặp chợ biên giới. Cùng với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, thổ nhưỡng và truyền thống văn hóa lịch sử, Lạng Sơn đang có một vị trí quan trọng trong chương trình hợp tác “ Hai hành lang một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây còn là một trong những thị trường trung chuyển quan trọng của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, tuyến quốc lộ 1A nối liền với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hóa trong tỉnh, các tỉnh bạn và trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. [1]
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh luôn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt năm 2011 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,58 % là năm có tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Trong đó:
Ngành nông, lâm nghiệp tăng trưởng 6,38%; Ngành công nghiệp xây dựng tăng trưởng 13,55%; Ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng 15,19%. [1]
Trong những năm gần đây, Lạng Sơn đang trong quá trình đô thị hoá, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống của dân cư được nâng cao, vì vậy thói quen giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng được phổ biến. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn (Chi nhánh)chủ yếu là các người dân sống và làm việc tại thành phố Lạng Sơn và một số vùng lân cận.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn như: tâm lý cất giữ tiền mặt và vàng trong dân cư vẫn còn nhiều nên vẫn chưa sử dụng tối đa được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư; mặt khác, mạng lưới giao dịch của Chi nhánh chưa rộng, chỉ tập trung tại địa bàn thành phố và ba phòng giao dịch tại ba huyện lân cận nên đã hạn chế quy mô hoạt động và giao dịch với khách hàng của Chi nhánh.
2.1.2. Khát quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Lạng Sơn được thành lập từ tháng 7/1995 theo Quyết định số 260/QĐ – NHCT ngày 01/9/1994 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương (NHCT) Việt Nam nhằm thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới của ngành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Lạng Sơn. Ngày 15/4/2008 toàn thể hệ thống NHCT Việt Nam đã ra mắt thương hiệu mới là Vietinbank (Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam). Theo đó, NHCT Chi nhánh Lạng Sơn đã đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (theo Quyết định số 431/QĐ-HĐQT- NHCT1 ngày 05/8/2009 của Hội đồng quản trị NHTMCP Công thương Việt nam v/v đổi tên Chi nhánh; và công văn số 374/NHNN-LAS2 ngày
29/7/2009 của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn v/v chấp thuận đổi tên Chi nhánh NHTMCP Công thương). [2]
Là một trong bốn NHTM nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn , trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Ch i nhánh NHTMCP Công Thương Lạng Sơn luôn bám sát mục tiêu , phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, thường xuyên phối hợp với các ngành các cấp khai thác các thế mạnh của tỉnh để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Chi nhánh . Nguồn vốn hoạt động luôn có sự tăng trưởng qua các năm , bình quân tăng trưởng 20%/năm, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần bổ sung thêm vốn cho NHTMCP Công thương Việt Nam , từ nguồn vốn huy động được Chi nhá nh đã đẩy mạnh công tác đầu tư tín dụng , đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế và tín dụng của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế , nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Đầu năm 2011, bộ máy tổ chức của Chi nhánh gồm: Ban lãnh đạo Chi nhánh: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc phụ trách và 05 phòng ban làm việc với 40 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh NHTMCP Công thương Lạng Sơn đã tạo lập được một cơ sở vật chất, bộ máy hoạt động khá tốt, thực sự là một đơn vị có uy tín về hoạt động ngân hàng, tài chính tín dụng tại Lạng Sơn. [2]
2.1.2.3. Chức năng
NHTMCP Công thương Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn là Chi nhánh cấp I thuộc hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam, chức năng của Chi nhánh là trực tiếp kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, các dịch vụ thanh toán…vì mục tiêu lợi nhuận. Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. [2]
2.1.2.4. Nhiệm vụ [2]
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
- Tiếp nhận các ngồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản.
- Cho vay ngắn hạn đối với các cá nhân, hộ gia đình trong nền kinh tế … - Cho vay trung, dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả kinh doanh các cơ sở sản xuất.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ theo quyết định của Tổng giám đốc. - Thực hiện chế độ kế hoạch hoá, thông tin, thống kê, kế toán tài chính theo quy định chung đối với từng Chi nhánh trong hệ thống.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao phó.
2.1.2.5. Mạng lưới hoạt động
Hệ thống NHTMCP Công thương Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn bao gồm: 01 Chi nhánh tỉnh (cấp I), không có Chi nhánh cấp huyện và 03 phòng giao dịch tại các khu kinh tế tập trung là phòng giao dịch chợ Đông kinh, phòng giao dịch thị trấn Đồng Đăng và phòng giao dịch khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh; 01 quỹ tiết kiệm đặt tại trụ sở chính. Với mạng lưới hoạt động như trên, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu kinh doanh của đơn vị và Chi nhánh vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những thị trường mới tiềm năng để mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTMCP Công thương Lạng Sơn trong 3 năm gần nhất (2009 - 2011)
Bảng 2.1: Số liệu hoạt động của NHCT Lạng Sơn giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
I. Tổng tài sản Triệu đồng 520.781 687.490 1.060.873 II. Nguồn vốn huy động Triệu đồng 491.357 653.662 998.494 1. Theo kỳ hạn Triệu đồng Không kỳ hạn Có kỳ hạn Triệu đồng Triệu đồng 114.002 377.355 165.964 487.698 260.207 738.287 2. Theo thành phần kinh tế Tổ chức kinh tế Dân cư Triệu đồng Triệu đồng 170.239 321.118 249.229 404.433 408.607 589.887 3. Theo loại tiền tệ
VND
Ngoại tệ (quy đổi)
Triệu đồng Triệu đồng 345.129 146.226 451.664 237.998 664.098 334.396
III. Dư nợ cho vay 418.539 502.769 873.321
1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn Trung dài hạn % % 76 24 77 23 78 22 2. Theo thành phần kinh tế Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
% % 23 77 21 79 20 80 3.Theo tài sản đảm bảo
Có tài sản đảm bảo
Không có tài sản đảm bảo
% % 73 27 86 14 90 10 IV. Chênh lệch thu nhập
chi phí Triệu đồng 10.365 12.483 20.474
Tổng tài sản từ 520 tỷ đồng vào năm 2009, sau 2 năm hoạt động tăng lên 1.060 tỷ đồng (gấp 2 lần), tốc độ tăng tổng tài sản bình quân là 41%. Trong đó, nguồn vốn huy động ổn định ở mức 94% tổng tài sản.
Về công tác huy động vốn: Ngay từ ngày đầu mới thành lập, huy động vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Chi nhánh. Trong giai đoạn 3 năm từ 2009 - 2011, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 491 tỷ đồng năm 2009 lên 998 tỷ năm 2011 (gấp 2 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn từ năm 2009 đến năm 2011 đạt 40%.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2009 - 2011
Năm Nguồn vốn huy động
(Triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) 2009 491.357 35,61 2010 653.662 33,03 2011 998.494 52,75
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011 của NHCT Lạng Sơn)
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn cộng với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn công tác huy động vốn của Chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh nhìn chung nền vốn của Chi nhánh vẫn giữ ổn định và tăng trưởng. Cơ cấu vốn trong các năm 2009 - 2011 luôn tăng trưởng ổn định và bền vững, cụ thể cơ cấu đến 31/12/2011 như sau: cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn đạt: 26/77, cơ cấu tiền gửi tổ chức kinh tế/dân cư đạt 41/59, cơ cấu VND/ngoại tệ đạt 67/33.
Với định hướng ổn định và tăng trưởng ngồn vốn, việc tái cấu trúc nền vốn thông qua huy động từ khách hàng tổ chức kinh tế là bước đi đúng
đắn và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Đạt được kết quả tăng trưởng huy động tổ chức kinh tế ấn tượng là do Chi nhánh có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, có các chương trình khuyến mãi đa dạng, công tác phục vụ và tiếp thị dần thay đổi theo hướng chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo...Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn không ngừng duy trì và phát triển hệ thống khách hàng cá nhân.
Về hoạt động đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2009 đạt: 418.539 triệu đồng; năm 2010 đạt: 502.769 triệu đồng và năm 2011 đạt: 873.321 triệu đồng. Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại. Cơ cấu tín dụng của Chi nhánh đảm bảo hoàn thành kế hoạch Hội sở chính giao, cụ thể: tỷ trọng cho vay trung dài hạn/tổng dư nợ giảm nhẹ từ 24% năm 2009 xuống còn 22% vào 2011; tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh/tổng dư nợ theo xu hướng tăng từ 77% - 80%; tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ dao động trong khoảng 73% - 90%.
Về hoạt động thanh toán qua NHCT Lạng Sơn:
Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán qua Chi nhánh NHTMCP Công thương Lạng Sơn qua 3 năm 2009 - 2011
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng doanh số thanh toán Trong đó
Thanh toán nội địa Thanh toán quốc tế
Tiền mặt Không dùng tiền mặt Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó: thanh toán điện tử Thanh toán qua SWIFT Thanh toán biện mậu 1 2=(cột3+4+6) 3 4 5 6=(cột 7+8) 7 8 2009 8.518 3.056 6.262 2.468 1.200 361 839 2010 11.782 4.972 5.167 5.439 1.643 615 1.028 2011 32.557 12.585 15.788 14.976 4.184 623 3.561
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2009 - 2011 của NHCT Lạng Sơn)
Trong 3 năm gần đây, tổng doanh số thanh toán qua NHTMCP Công thương Lạng Sơn tăng mạnh, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ lệ từ 43 – 50%; Doanh số thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ từ 35 - 42% tổng doanh số thanh toán (bằng 8,7% tổng doanh số không dùng tiền mặt trên địa bàn). Thực tế cho thấy hoạt động thanh toán ngân hàng ngày càng được hiện đại hoá với công nghệ cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn... tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công việc. Điều đó thể hiện sự không ngừng tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHTMCP Công thương Lạng Sơn trong những năm gần đây.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHTMCP Công thƣơng Lạng Sơn NHTMCP Công thƣơng Lạng Sơn
2.2.1. Về quy mô nguồn vốn huy động
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hiện nay. Do vậy, muốn điều hành tốt hoạt động tín dụng thì phải huy động được vốn và coi chiến lược huy động vốn làm hàng đầu. Vốn huy động chính là đầu vào quan trọng nhất của ngân hàng và nó ảnh hưởng tới việc ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu vốn của xã hội hay không, có đưa được một mức giá cạnh tranh hay không, do đó công tác huy động vốn là hoạt động mang ý nghĩa quyết định.
Trong những năm qua NHCT Lạng Sơn luôn đưa ra những biện pháp huy động vốn với các hình thức huy động đa dạng cùng mức lãi suất hợp lý cho các loại tiền gửi, đảm bảo tính cạnh tranh, NHCT Lạng Sơn đã thu hút được lượng vốn lớn, kinh doanh ngày càng tăng trưởng và có hiệu quả cao. Hàng năm, Chi nhánh luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Ta có thể thấy kết quả qua bảng sau:
Bảng 2.4: Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguồn vốn huy động theo kế hoạch 416.670 589.628 817.078 Nguồn vốn thực tế huy động được 491.357 653.662 998.494 Mức chênh lệch tuyệt đối 74.687 64.034 181.416 Mức chênh lệch tương đối 17,92% 10,86% 22,20%
Năm 2009 Chi nhánh đặt ra chỉ tiêu huy động vốn tăng 15% so với năm 2008 (416.670 triệu đồng). Nhưng trên thực tế Chi nhánh đã huy động được 491.357 triệu đồng vượt 17,92% so với kế hoạch đặt ra. Đây là năm đầu tiên sau khi Chi nhánh thực hiện cổ phần hóa cho nên toàn bộ cán bộ hệ thống NHCT đã nỗ lực phấn đầu hoàn thành hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là cơ sở giúp cho Chi nhánh có số dư tiền gửi tăng mặc dù lãi suất huy động của Chi nhánh thường thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Năm 2010, Chi nhánh đặt ra chỉ tiêu huy động vốn tăng 20% so với năm 2009 tức khoảng 589.628 triệu đồng. Trong năm Chi nhánh đã huy động được 653.662 triệu đồng, vượt 10,86% kế hoạch đặt ra. Năm 2011 Chi nhánh đặt ra chỉ tiêu huy động tổng nguồn vốn là 817.078 triệu đồng. Trong năm Chi nhánh đã huy động được 998.494 triệu đồng, vượt 22,20% kế hoạch đặt ra.
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Năm 2011 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng vọt so với năm 2010. Sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn đã khẳng định uy tín và vị thế của Chi nhánh trên địa bàn ngày càng được nâng lên. Ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng qua bảng sau:
Bảng 2.5: Khối lượng vốn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng vốn huy động 362.322 491.357 653.662 998.494 Lượng vốn huy động gia
tăng sau mỗi năm +129.035 +162.305 +344.832