Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 80)

a. Các quy định về bán cổ phần và tăng giảm vốn điều lệ

Doanh nghiệp phát triển luôn gắn liền với nhu cầu gia tăng nguồn vốn, để tăng tính hấp dẫn cho các DNNN chuyển đổi thì Nhà nước phải ban hành những chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyển đổi huy động và sử dụng nguồn vốn do đó cần sửa đổi các quy định về đối tượng bán cổ phần và quyền hạn chế mua cổ phần để doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Cần quy định nguyên tắc và hướng dẫn phương thức đấu thầu phát hành cổ phiếu và đấu giá phát hành vì một trong những vướng mắc nổi cộm hiện nay trong vấn đề chuyển đổi sở hữu DNNN là việc bán đấu giá cổ phần. Tổ chức bán đấu giá cổ phần phát hành lần đầu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp... phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã không được cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin này. Hiện thông tin về đấu giá cổ phần rất sơ sài, có khi chỉ vài trang thông báo, những thông tin quan trọng như tình hình tài chính, tài sản, đất đai doanh nghiệp... có khi chỉ vài dòng. Việc công bố thông tin lại không kịp thời. Ví dụ như việc đấu giá chỉ đăng trên báo địa phương, không đăng trên báo trung ương, nên các nhà đầu tư tại

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh khó nắm bắt được thông tin. Ngoài ra, thời điểm công bố trên báo, thời điểm đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đấu giá quá sát, thường chỉ trong vòng 7-14 ngày gây bất lợi cho nhà đầu tư. Do đó không biết được bức tranh tổng thể về tình hình chuyển đổi DNNN tại các Bộ, ngành, địa phương cũng như danh sách các doanh nghiệp chuẩn bị chuyển đổi, đã chuyển đổi, kế hoạch và tiến độ chuyển đổi của từng doanh nghiệp. Bởi vì các cơ quan chủ quản doanh nghiệp ít khi công bố trên các phương tiện truyền thông về giai đoạn chuẩn bị bán đấu giá cổ phần các doanh nghiệp chuyển đổi. Mặc dù có Hội đồng đấu giá, nhưng ở nhiều cuộc đấu giá, từ khâu chuẩn bị đến lúc tiến hành thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng che giấu thông tin, hạn chế việc đăng ký mua của các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức: thời hạn đăng ký ngắn, thông tin đăng trên báo chậm, hoặc đăng trên báo không đại chúng... Bên cạnh đó, hiện nay có tình trạng phải săn lùng và mua thông tin về doanh nghiệp cổ phần hoá qua các kênh không chính thức. Hậu quả là nhiều cuộc bán đấu giá cổ phần được thực hiện chưa bảo đảm được nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch và có sự cạnh tranh về giá. Việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp mang tính khép kín, cổ đông hầu như chỉ là trong nội bộ và những người thân quen, khó thu hút được nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư có tổ chức... Nhà đầu tư do thiếu thông tin có thể dẫn đến những quyết định sai lầm như bỏ giá cao, không hợp lý...Trên thế giới có nhiều phương thức định giá cổ phiếu doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Không nhất thiết buộc cổ phiếu của các DNNN chuyển đổi sở hữu đều chung một mệnh giá.

Cần tạo cơ hội bước đầu cho các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, đã khắc phục được phần nào việc bán cổ phiếu chỉ cho những người thân quen, thu hút được chất xám từ nhà đầu tư bên ngoài tham gia quản lý doanh nghiệp

và đây cũng là phương thức xác định giá trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường nhằm đảm bảo việc bán tài sản Nhà nước theo đúng giá trị.

Một nội dung quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi sở hữu là đổi mới phương thức bán cổ phiếu. Vì vậy, cần ban hành các thủ tục hướng dẫn tăng vốn như tổ chức cấp phép, phương thức và giá cả phát hành, đặc biệt là đối với những DNNN chuyển đổi không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cổ phần phát hành lần đầu được bán theo giá thị trường thông qua đấu giá niêm yết công khai tại doanh nghiệp, tại các tổ chức tài chính trung gian và đặc biệt là thông qua thị trường chứng khoán. Đồng thời, quy định bắt buộc các doanh nghiệp có quy mô với số vốn điều lệ nhất định (dự kiến trên 20 tỷ đồng), hoạt động sản xuất kinh doanh của năm liền kề trước khi chuyển đổi có lãi thì sau khi bán cổ phần lần đầu phải thực hiện ngay thủ tục niêm yết trên thị trường chứng khoán... Thực hiện việc phát hành cổ phiếu một cách công khai qua các tổ chức tài chính trung gian, qua thị trường chứng khoán nhằm tăng thêm hàng hoá tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển; tạo sự minh bạch, tăng thêm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động bán cổ phần của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn khắc phục được tình trạng thực hiện chuyển đổi DNNN kép kín, nội bộ trong doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhiều nhà đầu tư có thể bỏ vốn mua cổ phần từ đó mở rộng phát triển quy mô doanh nghiệp...

b. Phát triển thị trường chứng khoán

Các DNNN chuyển đổi là nguồn cung cấp hàng hóa (cổ phiều) cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù có hàng nghìn DNNN đã chuyển đổi nhưng cũng chỉ có vài chục doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là một nguyên nhân hạn chế các doanh nghiệp chuyển đổi có thể huy động thêm các nguồn vốn và các nhà đầu tư trong nền

kinh tế thị trường và là nguyên nhân thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy cần phải ban hành các chính sách trước tiên là khuyến khích các DNNN chuyển đổi, nhất là những DNNN làm ăn có hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, để góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sở hữu DNNN trong thời gian tới cũng cần đổi mới cơ chế chính sách hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm giảm bớt sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào thị trường, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng (đặc biệt là phát hành cổ phiếu lần đầu), cũng như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

c. Sửa đổi những bất cập trong chính sách về cổ phần hóa nói chung, về những ưu đãi cho DNNN kinh doanh nói riêng

Mặc dù đã tiến trình cải cách, chuyển đổi DNNN đã thực hiện hơn 15 năm nhưng đến nay vẫn chưa có các tiêu chí cụ thể và thống nhất để xác định vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế thị trường, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN nên vì thế những biện pháp cải cách DNNN vẫn còn lúng túng, chưa dứt bỏ hoàn toàn những ưu đãi dành cho DNNN cũng như hiệu quả của cải cách DNNN. Vì vậy việc nghiên cứu, ban hành những chính sách đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN cũng như tiến trình cải cách DNNN là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, theo cách chính sách của Nhà nước được ban hành để thực hiện chuyển đổi DNNN thì các doanh nghiệp được chuyển đổi chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh và vì thế so với các DNNN chưa chuyển đổi còn tồn tại những bất hợp lý giữa DNNN chuyển đổi và chưa chuyển đổi. Các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh chưa chuyển đổi vẫn

được hưởng đặc quyền như vay ngân hàng thương mại quốc doanh không phải thế chấp, sử dụng đất không mất tiền thuê, được ưu tiên trong những đơn hàng hay gói thầu của Nhà nước... trong khi các DNNN đã chuyển đổi lại không được hưởng những quyền lợi như vậy. Vì vậy, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, giảm bớt những ưu đãi dành cho DNNN để doanh nghiệp chuyển đổi và doanh nghiệp ngoài quốc doanh không bị thua thiệt là một việc làm cần thiết nêu không thì tiến trình cải cách DNNN gặp nhiều trở ngại. Đồng thời có các cơ chế chính sách tài chính tạo sự bình đẳng, "sân chơi" chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Từng bước loại bỏ sự bất hợp lý, bao cấp, ưu đãi cho các DNNN... gây tâm lý níu kéo, không muốn chuyển đổi sở hữu của không ít lãnh đạo doanh nghiệp.

Do đó, đã là DNNN kinh doanh không nên đề ra một hình thức ưu đãi nào cũng như các trách nhiệm xã hội do DNNN kinh doanh thực hiện Nhà nước phải thanh toán sòng phẳng. Có như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa mới không nuối tiếc hình thức 100% vốn Nhà nước hoặc bằng mọi cách bảo vệ phương án chuyển đổi mà Nhà nước giữ cổ phần khống chế một cách không cần thiết không phải dựa trên những kết quả kinh doanh mà dựa trên những ưu đãi được hưởng.

d. Sửa đổi các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong DNNN chuyển đổi

Các DNNN khi xây dung phương án chuyển đổi cần ưu tiên xây dựng những phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh có thể duy trì tối đa và thu hút thêm người lao động vào làm tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi. Thực hiện nghiêm túc các chính sách của Nhà nước để bảo đảm đầy đủ những quyền lợi của người lao động như bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc, đào tạo lại cho người lao động thôi việc, mất việc, dôi dư để người lao động yên tâm

và ủng hộ chuyển đổi. Cần bổ sung những chính sách hỗ trợ dành cho người lao động trong các DNNN chuyển đổi theo đúng những các quy định về hợp đồng lao động. Cần kết hợp tốt hơn việc giải quyết các chế độ chính sách đối với lao động dôi dư sau khi chuyển đổi với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động, ưu tiên cho các lao động dôi dư bởi đây là những lao động có chuyên môn và có kỷ luật lao động. Hỗ trợ nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước và các nguồn tài chính vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF và các tổ chức khác để giải quyết lao động dôi dư và không có việc làm thông qua quỹ hỗ trợ chuyển đổi DNNN.

Các chính sách ưu đãi người lao động khi mua bán cổ phiếu cũng nên thống nhất theo nguyên tắc thị trường: tức có thể bán ưu đãi, cho không hoặc cho vay để mua cổ phiếu nhưng nguyên tắc là phải để cổ phiếu có tính chuyển đổi tức người lao động có quyền bán cổ phiếu nếu họ thấy có lợi hơn giữ. Hình thức ngăn cản người lao động bán cổ phiếu với lý do bảo vệ sở hữu cho người lao động đã làm cho việc mua cố phiếu của người lao động không khác hình thức góp vốn cho doanh nghiệp kinh doanh vào thập kỷ 80 và triệt tiêu các thế mạnh của công ty cổ phần như sức ép giá cổ phiếu buộc ban quản lý doanh nghiệp phải quản lý tốt, là hình thức đầu tư linh hoạt phù hợp với nhu cầu của nguời lao động.

Vì thế, để bảo vệ người lao động, cần thúc ép ban quản lý doanh nghiệp và người lao động làm việc tốt để họ thấy sở hữu cổ phiếu tốt hơn bán hoặc chờ giá tăng mới bán, hoặc tổ chức thị trường chứng khoán cho tốt để người lao động không bị lừa gạt, hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội đoàn kết người lao động thành cổ đông đa số kiểm soát ban quản lý doanh nghiệp; là trang bị kiến thức để người lao động biết xử lý cổ phiếu tốt... chứ không

nên áp chế người lao động trong kỷ luật cứng rắn là có cổ phiếu mới được làm việc ở doanh nghiệp cổ phần hóa, bởi đó là hành vi đi ngược lại lợi ích của chính người lao động tự do, đi ngược lại lợi ích của thị trường chứng khoán và thậm chí vi phạm pháp luật.

Việc sửa đổi cơ chế chính sách về chuyển đổi sở hữu cũng nên dành tỷ lệ một cách hợp lý số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động (dự kiến không vượt quá 30% vốn điều lệ); cùng với các chính sách ưu đãi khác để khuyến khích doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại sử dụng nhiều lao động, duy trì sự ổn định về mặt xã hội...

Đối với thẩm quyền của các Bộ, ngành, địa phương, các Tổng công ty trong việc xem xét, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu DNNN được qui định cụ thể rõ trách nhiệm nhằm khắc phục những bất cập như chồng chéo, chậm trễ, hoặc không đúng tiêu chí... trong xây dựng và phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu vẫn đang tồn tại hiện nay. Nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách DNNN, các chính sách- đặc biệt là các chính sách tài chính- liên quan cũng cần được hoàn chỉnh, đồng bộ. Đó là các cơ chế ban hành nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giảm sự can thiệp hành chính đối với doanh nghiệp.

e. Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến cổ phần hóa như cấp giấy tờ sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký, thủ tục rút tiền từ quỹ hỗ trợ cổ phần hoá

Phải kiên quyết xóa bỏ cửa quyền trong dịch vụ hành chính của Nhà nước theo phương châm Nhà nước phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chứ không được dựa vào quyền đuợc giao để gây khó dễ cho doanh nghiệp. Một điều không hợp lý là cơ quan quản lý quy hoach đất đai hiện nay vẫn làm theo

kế hoạch cứng nên cuối năm nếu kế hoạch đã hoàn thành thì dừng lại chờ năm sau chứ không cấp tiếp giấy sở hữu cho cá nhân và tổ chức vì sợ chỉ tiêu sang năm cao hơn không hoàn thành. Để buộc các cơ quan hành chính tạo điều kiện thời gian cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa, thiết nghĩ phải củng cố cơ quan kiểm tra, kiểm soát chính các cơ quan hành chính và đề cao ý thức và khả năng sử dụng pháp luật của các doanh nghiệp. Hiện nay, để thực hiện chuyển đổi từ DNNN sang các loại hình doanh nghiệp khác thì lãnh đạo mỗi doanh nghiệp phải đọc và triển khai nhiều nội dung liên quan đến các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện chuyển đổi DNNN, do vậy cần giảm thiểu những văn bản này để các DNNN thực hiện chuyển đổi đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước.

f. Đổi mới công tác tuyên truyền vận động tiến trình chuyển đổi DNNN

Công tác phổ biến, tuyên truyền cho tiến trình cải cách chuyển đổi DNNN chủ yếu dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo và hoạt động tuyên truyền, phổ biến trong nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp do Ban cải cách DNNN thực hiện với mục đích đề cao tinh thần chủ động, tự giác của các thành viên ban lãnh đạo, người lao động trong doanh nghiệp về lợi ích của cải cách, chuyển đổi DNNN. Do cải cách, chuyển đổi DNNN không phải là một hoạt động nhất thời và tiến trình này liên quan đến lợi ích của rất nhiều người trong và ngoài doanh nghiệp, và do vậy khi chuyển đổi mỗi doanh nghiệp đều tạo ra sự ủng hộ và chống đối trong nội bộ mỗi doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Vì thế, cần kết hợp tuyên truyền, thuyết phục với áp dụng các biện pháp hành chính đối với những DNNN thuộc diện chuyển đổi, giới thiệu nhiều hơn về những doanh nghiệp hậu chuyển đổi kinh doanh có hiệu quả hơn so với trước khi chuyển đổi nhờ thay

đổi cơ cấu sở hữu, bộ máy quản lý doanh nghiệp, tạo ra động lực mới cho người lao động dẫn đến doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, công nợ giảm và tạo

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)