Kinh nghiệm cải cách DNNN của CHLB Đức

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 25)

CHLB Đức đã thực hiện cải cách DNNN từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Năm 1957, nước Đức đã thực hiện tư nhân hóa một phần đầu tiên các doanh nghiệp mà Nhà nước Đức tiếp nhận lại từ các chủ nhân pháp lý trước đó bằng việc bán cổ phiếu và đa số cổ phần trong các hãng như Preussag, VEBA và thu được những thành công nhất định. Làn sóng tư nhân hóa thứ hai bắt đầu vào những năm 80. Năm 1982, chính phủ Đức đã chuẩn bị một kế hoạch tư nhân hóa tổng thể với mục đích thông qua vốn của tư nhân và sự quản lý điều hành của tư nhân mở ra cho các DNNN những khả năng kinh tế và triển vọng mới và giảm bớt những thua lỗ của các DNNN. Kết quả là Nhà nước Đức đã bán hết cổ phần của mình trong các tập đoàn công nghiệp

lớn như VIAG, Salzgitter. Sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, nước Đức thống nhất đã tiếp nhận hơn 8000 doanh nghiệp lớn với hơn 45000 xí nghiệp thành viên và gần 4 triệu người lao động. Để thực hiện nhiệm vụ này, nước Đức đã lập Công ty ủy thác và quản lý với nhiệm vụ tư nhân hóa các DNNN để từ đó làm thay đổi nền kinh tế được quản lý tập trung sang một nền kinh tế thị trường. Năm 1991, trung bình hàng tháng có tới 400 doanh nghiệp được tư nhân hóa hoặc đóng cửa, sang năm 1992, con số này lên tới 510 doanh nghiệp. Trong bốn năm tồn tại, Công ty ủy thác và quản lý đã bán được hơn 15000 doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tư nhân, đến thời điểm kết thúc hoạt động của Công ty thì so với kế hoạch đã định Công ty vẫn chưa đạt kế hoạch thu hồi vốn. Mặc dù vậy, hoạt động của Công ty ủy thác và quản lý đáng được khâm phục và trong một khoảng thời gian ngắn ngủi và với một tốc độ lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà từ trước đến nay trong lịch sử chưa từng có khuôn mẫu và kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó, khi tư nhân hóa những doanh nghiệp lớn, Nhà nước Đức chủ yếu thực hiện bằng cách bán cổ phần của mình trong doanh nghiệp qua thi trường chứng khoán. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi nước Đức là một nền kinh tế thị trường nên quá trình cải cách DNNN dễ dàng hơn rất nhiều. Khu vực tư nhân phát triển giúp nước Đức dễ dàng tìm được những nhà đầu tư đầy triển vọng, một thị trường chứng khoán hùng mạnh cũng giúp nước Đức bán được một khối lượng lớn vốn thông qua thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)