Kinh nghiệm của CHLB Nga

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 26)

Tư nhân hóa DNNN là trọng tâm chính sách cải cách DNNN của CHLB Nga thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh té thị trường với các mục tiêu : nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, ổn định tài chính quốc gia, tạo môi trường cạnh tranh và chống độc

quyền hóa nền kinh tế, phát triển cơ cấu hạ tầng xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Chương trình tư nhân hóa ở CHLB Nga bắt đầu vào tháng 7/1991 với những biện pháp chính như sau:

- Liệu pháp “sốc” – với một kế hoạch tư nhân hóa nhanh một khối lượng lớn các DNNN. Với chủ trương chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế kế hoạch hóa mà DNNN chiếm vị trí độc tôn trên thị trường, chính phủ Nga lựa chọn chương trình tư nhân hóa nhanh trong thời gian từ 3 đến 4 năm. Kế hoạch tư nhân hóa được chia làm hai giai đoạn :

1. Giai đoạn tư nhân hóa khởi điểm thực hiện từ năm 1992, đây là giai đoạn tư nhân hóa nhanh những DNNN trong các lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong các ngành công nghiệp và xây dựng.

2. Giai đoạn tư nhân hóa các DNNN lớn thuộc các ngành công nghiệp và các ngành khác, trừ những lĩnh vực cấm tư nhân hóa như công nghiệp quốc phòng, tài nguyên trong lòng đất, rừng biển và các di sản văn hóa lịnh sử

Thực hiện liệu pháp “sốc” với một quy mô và phạm vi tiến hành trong một thời gian ngắn nên có những khó khăn nhất định. Với việc tư nhân hóa hơn 100.000 DNNN thuộc các ngành công nghiệp nhẹ và thương nghiệp trong năm 1992 nên rất khó có thể tìm được đủ các nhà đầu tư có khả năng về vốn đẻ mua, dẫn đến Nhà nước phải bán rẻ những DNNN. Việc tư nhân hóa nhanh cũng dẫn đến kết quả là không chọn lựa được những nhà đầu tư có kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp nên sức sống của DNNN sau khi tư nhân hóa cũng không đạt được mục tiêu mong muốn.

Tính đến tháng 7/1995, đã có hơn 45,3 triệu phiếu tư nhân hóa được các Quỹ đầu tư mua lại và đầu tư vào các DNNN chuyển đổi, trong đó 75% số phiếu tư nhân hóa đã biến thành cổ phần của 22 triệu công dân Nga. Với con số trên đã cho thấy việc tham gia của công chúng trong quá trình tư nhân hóa chưa đạt mục tiêu đề ra do sự yếu kém của khâu trợ giúp công chúng tham gia các dự án tư nhân hóa, bên cạnh đó tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa đã cản trở sự tiếp cận của công chúng vào quá trình tư nhân hóa.

Chương trình tư nhân hóa của CHLB Nga đã đạt được mục tiêu là từng bước hình thành một xã hội cổ phần và nước Nga đã tư nhân hóa một khối lượng lớn các DNNN trong một thời gian ngắn. Tính đến đầu năm 1996, theo số liệu của ủy ban tài sản quốc gia thì Nga đã tư nhân hóa được 122.000 doanh nghiệp, chiếm 54% tổng số DNNN, trong đó có 79.093 doanh nghiệp nhỏ và hơn 27.040 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong quá trình tư nhân hóa thì cũng có những điều còn chưa đạt được mục tiêu. Do sức mua của người dân thấp, không tương xứng với một khối lượng tài sản khổng lồ cần phải chuyển giao sang khu vực tư nhân. Mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức ưu đãi tài chính như mua cổ phiếu với giá hạ, vay tín dụng dài hạn lãi suất thấp để mua cổ phiếu hay mua trả dần, song người dân Nga cũng chỉ có khả năng mua từ 30-45% giá trị tài sản chuyển đổi. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các DNNN nói riêng và nền kinh tế nói chung không đạt được. Nguyên nhân là do thực trạng làm ăn kém hiệu quả, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp, khả năng quản lý yếu kém của các doanh nghiệp Nga, bên cạnh đó là tình trạng pháp luật yếu kém và tham nhũng cao làm giảm sức hấp dẫn và niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tư nhân hóa nhanh cũng làm giảm sút nghiêm trọng tài sản Nhà nước, việc áp dụng phiếu tư nhân hóa đã tạo ra sự trục lợi của một số ít quan chức có thế lực và những người có tiền. Đa số công chúng Nga không có được cơ

hội đầu tư vào các doanh nghiệp có tính hiệu quả cao, mục đích công bằng cổ phiếu tư nhân hóa bị vi phạm đã đẩy nhanh sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội cũng như làm tăng sự thất thoát tài sản của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)