Tác động của các khía cạnh tài chính đến tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 37)

DNNN ở Việt Nam

Các chính sách, công cụ tài chính có tác động đến tiến trình cải cách DNNN, khi các quy định về tài chính thắt chặt, thận trọng thì tiến trình cải cách DNNN bị chậm lại, ngược lại khi quy định về tài chính nới lỏng thì tiến trình cải cách được đẩy nhanh, điều này thể hiện qua tiến trình cải cách DNNN ở Việt Nam.

Tiến trình cải cách DNNN được tiến hành vào những thời điểm ban đầu diễn ra chậm, sau đó tăng dần tốc độ tương ứng với những sự nới lỏng những quy định của Nhà nước liên quan đến tiến trình cải cách DNNN. Qua bảng 1 ta thấy rõ điều này.

Trong giai đoạn 1 kéo dài trong bốn năm, là giai đoạn khởi điểm chuyển đổi với rất nhiều sự thận trọng và nhiều mục tiêu, do vậy chỉ tiến hành chuyển đổi được 5 DNNN, những DNNN chuyển đổi là những doanh nghiệp

có quy mô vốn vừa và nhỏ, Nhà nước không cần sở hữu 100%, và do là thí điểm nên các yêu cầu tài chính là rất chặt chẽ, nhất là việc định giá doanh nghiệp phải được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ thông qua, phê duyệt phương án chuyển đổi DNNN tổng thể.

Giai đoạn 2, là giai đoạn mở rộng thí điểm chuyển đổi DNNN, các chính sách tài chính chưa có nhiều cải tiến nên tốc độ cải cách vẫn không dạt được mục tiêu mong muốn, chỉ có 25 DNNN được chuyển đổi.

Giai đoạn 3, giai đoạn tăng tốc chuyển đổi DNNN khi mà khung chính sách về chuyển đổi DNNN được ban hành tương đối đầy đủ với một nghị định về cổ phần hóa DNNN và một nghị định về giao, bán, khoán cho thuê DNNN và một nghị định về xử lý nợ DNNN. Với các quy định về tài chính đầy đủ hơn, cụ thể hơn nên tốc độ cải cách DNNN tăng lên đáng kể, giai đoạn này đã chuyển đổi được 548 DNNN.

Giai đoạn 4, là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi DNNN với việc ban hành một nghị định mới về chuyển đổi DNNN, với nhiều nới lỏng hơn nữa như các Bộ ngành, địa phương có nhiều thẩm quyền hơn trong tiến trình cải cách DNNN, thứ hai các quỹ phúc lợi được thành lập để trợ cấp đào tạo lại lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi, những DNNN có số vốn dưới 5 tỷ đồng thì thực hiện giao bán khoán, thứ tư là những giới hạn trần của tỷ lệ cổ phần dành cho cá nhân và tổ chức nước ngoài tăng từ 20% lên 30%, và điểm quan trọng là các phương thức định giá và bán DNNN được phép linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành một nghị định về quản lý và xử lý nợ tồn đọng DNNN tạo điều kiện cho tiến trình xử lý nợ diễn ra thuân lợi. Do vậy trong giai đoạn này đã chuyển đổi được 1482 DNNN.

Giai đoạn 5, hay giai đoạn hiện tại, Chính phủ đã ban hành một nghị định về cổ phần hóa DNNN, một nghị định về giao bán khoán cho thuê DNNN thay thế những nghị định cũ với nhiều thay đổi nhằm tăng tốc tiến trình cải cách DNNN. Các văn bản này giúp giải quyết những vướng mắc liên quan đến nợ xấu của các DNNN, bao gồm cả nợ phải thu và nợ phải trả. Các nghị định này đã mở ra những cách áp dụng các phương pháp thị trường trong việc định giá những DNNN dự định chuyển đổi như đấu giá công khai DNNN, tiến hành thuê các tổ chức định giá độc lập, thuê các tổ chức kiểm toán nước ngoài, cơ quan tài chính doanh nghiệp không tham gia vào Hội đồng định giá doanh nghiệp. Giai đoạn này đã chuyển đổi được 840 DNNN.

Bảng 1 : Số lượng DNNN đã chuyển đổi từ năm 1992 Giai đoạn chuyển đổi sở

hữu Số lượng DNNN chuyển đổi (CPH, bán, khoán) Văn bản thực hiện 1992-1996 (Thí điểm CPH) (Giai đoạn 1) 5 - Chỉ thị 202/CT-HĐBT ((08/06/1992) 5/1996-6/1998 (mở rộng

thí điểm) giai đoạn 2

25 - NĐ 28/CP (7/5/1996) 7/1998-12/2000 7/1998-12/2000 Giai đoạn 3 548 - NĐ 44/1998/NĐ-CP về CPH (6/1998) - NĐ 103/1999/NĐ-CP về giao bán khoán DNNN - NĐ8/1999/NĐ-CP về cơ

cấu lại nợ đối với DNNN 1/2001- 10/2004 Giai đoạn 4 1482 - NĐ 64/2002/NĐ-CP về CPH (19/6/2002) - NĐ 69/2002/NĐ-CP về quản lý nợ DNNN (7/2002) 11/2004-12/2005 Giai đoạn 5 840 - NĐ 187/2004/NĐ-CP về CPH (11/2004) - NĐ 80/2005/NĐ-CP về giao bán khoán DNNN (6/2005) Tổng 2900

Mặc dù vậy, những chính sách tài chính hỗ trợ tiến trình cải cách DNNN vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Đơn cử như việc ban hành các cơ chế tài chính cho việc thực hiện chuyển đổi DNNN sang các hình thức khác nhau (CPH, bán khoán, cho thuê DNNN, chuyển đổi DNNN sang công ty hữu hạn một thành viên ) tuy đã khá đầy đủ song chưa thực sự đồng bộ, chậm được sơ kết đánh giá để sửa đổi bổ sung nên thời gian qua đã phát sinh một số vấn đề không được giải quyết kịp thời. Chẳng hạn như: việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp CPH theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 còn chậm được nghiên cứu, triển khai. Cơ chế định giá còn tách rời cơ chế thị trường, chủ yếu định giá thông qua hội đồng mang nặng tính chủ quan của cơ quan quản lý nên làm cho giá trị DN sau khi xác định không còn phản ánh đúng giá trị thực (thường thấp hơn nhiều) do loại bỏ giá trị vô hình, lợi thế của DN... Bên cạnh đó cơ chế đấu giá cổ phần thông qua định chế trung gian vẫn còn hạn chế chưa gắn với thị trường chứng khoán. Việc qui định người lao động được mua cổ phiếu được ưu đãi sau 3 năm mới được bán ra thiếu tính linh hoạt và thực chất là không tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập thông qua việc mua bán lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Quy trình chuyển đổi DNNN còn cứng nhắc, rườm rà; việc xác định giá trị DN theo cơ chế Hội đồng, giá sàn làm phức tạp và chậm quá trình cổ phần hoá; thiếu các quy định gắn trách nhiệm của DN trong việc chủ động xử lý tồn tại tài chính, xử lý tồn tại lao động dôi dư nên có xu hướng nhiều DN trông chờ vào các biện pháp xử lý của Nhà nước, từ đó tăng thêm gánh nặng cho NSNN, tạo kẽ hở thất thoát vốn và tài sản. Vấn đề phân biệt đối xử giữa các DNNN và DN cổ phần hoá trong một số chính sách ưu đãi cũng "góp phần" làm giảm tiến độ chuyển đổi... Bên cạnh đó, việc chỉ đạo điều hành cũng như kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động tiến trình DNNN, đổi mới DNNN của một số Bộ, ngành, địa phương còn chậm, còn chưa kịp

thời hoặc có tư tưởng khoán trắng cho Ban đổi mới DN... cùng với việc sợ chịu trách nhiệm, mất quyền lợi của nhiều người đứng đầu doanh nghiệp nên kết quả chưa cao...

Một phần của tài liệu Vấn đề tài chính trong tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)