Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh quảng bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 31)

- Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa.

- Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích một số tính chất lý hóa học của đất theo các tiêu chuẩn hiện hành.

- Phương pháp kế thừa các số liệu sơ, thứ cấp. - Phương pháp chuyên gia.

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

- Các tài liệu, số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu.

- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu

- Dựa trên các tài liệu đã thu thập tiến hành điều tra, khảo sát, lấy mẫu đất tại các nhóm đất chính ở địa bàn nghiên cứu theo phương pháp „‟chìa khóa‟‟.

32 - Điều tra tình hình sử dụng đất.

- Đánh giá những nguyên nhân và nguy cơ gây suy thoái đất.

2.3.3. Phƣơng pháp phân tích đất

Tiến hành phân tích một số tính chất lý hóa học cơ bản của các mẫu đất đã thu thập theo các phương pháp thường dùng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về đất.

- Phân tích Al3+ (phương pháp Xô Kô Lôp). - Phân tích pHKCl (bằng phương pháp pH met).

- Phân tích Ca2+, Mg2, CEC (đo bằng AAS - quang phổ hấp phụ nguyên tử). - Phân tích K+, Na+ ( đo bằng quang kế ngọn lửa).

- Phân tích mùn (OM%) - phương pháp Walkey Black. - Phân tích N% tổng số (phương pháp Kendan).

- Phân tích K2O, P2O5% tổng số (phương pháp công phá bằng HF, HCl, HClO4). - Phân tích K2O, P2O5 dễ tiêu (so mầu).

- Phân tích thành phần cơ giới (ống hút RôbinSơn) [8].

2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm Word, Exel 2007.

33

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH

Căn cứ vào kết quả điều tra thực địa và số liệu phân tích, căn cứ vào hướng dẫn phân loại đất của FAO - UNESCO, đất Quảng Bình chia thành 9 nhóm - 27 đơn vị đất [18].

Bảng 3.1: Phân loại đất tỉnh Quảng Bình

Tên đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Đất cát 35095 4,36 1. Cồn cát trắng Cc 27053 3,36 2. Đất cát biển C 8042 1,00 II. Đất mặn 8518 1,06 3. Đất mặn nhiều Mn 1078 0,13 4. Đất mặn trung bình M 7440 0,92 III. Đất phèn 5113 0,64 5. Đất phèn hoạt động nông mặn TB Sj1M 5113 0,64 IV. Đất phù sa 36932 4,59 6. Đất phù sa được bồi Pb 53418 0,66

7. Đất phù sa không được bồi P 11326 1,41

8..Đất phù sa glây Pg 15020 1,87 9. Đất phù sa có tầng loang lổ 812 0,16 10. Đất phù sa úng nước Pj 1406 0,17 11. Đất phù sa ngòi suối Py 3020 0,38 V. Đất than bùn 211 0,03 12. Đất than bùn T 211 0,03

34

VI. Đất xám bạc mầu 13337 1,66

13. Đất xám bạc mầu trên phù sa cổ B 804 0,10

14. Đất xám bạc mầu trên đá mácma axit Ba 9232 1,15

15. Đất xám bạc mầu glây Bg 3301 0,41

VII. Đất đỏ vàng 486325 60,40

16. Đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính Fk 1166 0,14

17. Đất nâu vàng trên đá vôi Fv 2133 0,26

18. Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 13834 7,72

19. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét Fs 194445 24,15

20. Đất đỏ vàng trên đá mácma axit Fa 79525 9,88

21. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 180182 22,38

22. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 14416 1,79

23. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 594 0,07

VIII. Đất mùn vàng đỏ trên núi 6898 0,86

24. Đất mùn vàng đỏ trên đá sét Hs 5338 0,66

25. Đất mùn vàng đỏ trên đá mácma axit Ha 455 0,06

26. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 1105 0,14

IX. Đất xói mòn trơ sỏi đá 23008 2,86

27. Đất xói mòn trơ sỏi đá E 23008 2,86

Sông suối 13847 1,72

Núi đá 175933 21,85

Nguồn: Error! Reference source not found.

3.1.1. Nhóm đất cát (Arenosols)

3.1.1.1. Cồn cát trắng vàng Cc (Luvic Arenosols: ARl)

Diện tích 27053 ha, chiếm 3,36% diện tích tự nhiên, chiếm 77,08% diện tích đất cát, phân bố ở các xã Quảng Lưu, Quảng Phúc, Quảng Long, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Xuân, Quảng Thọ, Cảnh Dương huyện Quảng Trạch; xã Đại Trạch, Trung Trạch, Đồng Trạch, Thanh Trạch, Nhân Trạch, Lý Trạch, Hải Trạch,

35

Đức Trạch huyện Bố Trạch; xã Bảo Ninh, Hải Thành TP Đồng Hới; xã Gia Ninh, Võ Ninh huyện Quảng Ninh; xã Ngư Thuỷ, Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ, Cam Thuỷ, Hưng Thuỷ huyện Lệ Thuỷ [18].

Đất cồn cát trắng vàng có phản ứng chua pHKCl : 4,5 - 4,8. Hàm lượng mùn và đạm ở các tầng đều rất nghèo (0,25 - 0,3%; 0,05 - 0,06%). Lân, kali tổng số và dễ tiêu đều rất thấp, tổng lượng cation kiềm trao đổi nghèo < 1 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC thấp < 3 meq/100g đất. Thành phần cơ giới, tỷ lệ cấp hạt cát ở các tầng rất cao đều trên 95% tỷ lệ cấp hạt thịt nhỏ hơn 5%, cấp hạt sét hầu như không có.

3.1.1.2. Đất cát biển (C): (Haplic Arenosols: ARh)

Diện tích 8042 ha, chiếm 1,00% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, chiếm 22,92% diện tích đất cát. Phân bố ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ [18].

Đất cát biển có phản ứng ít chua pHKCl 5,0 - 5,54. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo (1,13%; 0,1%) các tầng dưới rất nghèo. Hàm lượng lân tổng số giàu 0,285 - 0,34%; kali tổng số nghèo 0,12 - 0,54%; lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo < 5 mg/100g đất. Tổng lượng cation kiềm trao đổi nghèo < 3 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC thấp < 5 meq/100g đất; độ bão hoà bazơ các tầng trên đều trên 50%. Hàm lượng sắt, nhôm di động đều ở mức trung bình thấp. Tỷ lệ cát các tầng đạt từ 79,3 - 87,6%.

3.1.2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)

3.1.2.1. Đất mặn nhiều : Mn (Hyper Salic Fluvisols : FLs)

Đất mặn nhiều ở Quảng Bình có tổng diện tích 1078 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các cửa sông lớn như cửa Roòn, cửa Gianh và cửa Nhật Lệ. Đất thường bị ngập bởi nước thuỷ triều, hàm lượng muối tan lớn hơn 1%, hàm lượng Clo > 0,25% [18].

36

trung tính pHKCl 6,5 - 6,8. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình - khá 5,2 - 11,7 meq/100g đất, tỷ lệ Mg++

/Ca++ > 1, dung tích hấp thu (CEC) trung bình khá 10 - 15 meq/100g đất.

Hàm lượng Cl-

các tầng đều cao 0,185 - 0,26%, hàm lượng SO4-- thấp < 0,05%. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình (1,85%; 0,172%), các tầng dưới nghèo. Lân tổng số trung bình khá 0,063 - 0,132%, kali tổng số ở các tầng đều khá > 1%; lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo < 10 mg/100g đất. Thành phần cơ giới tầng mặt thịt nặng tỷ lệ cát 58,2%, các tầng dưới thịt trung bình, tỷ lệ cát 61,5 - 69,2%.

3.1.2.2. Đất mặn trung bình và ít : M (Molli- Salic Fluvisols)

Đất mặn trung bình và ít có diện tích 7.440 ha, chiếm 0,92% diện tích tự nhiên. Phân bố gần các cửa sông ở vị trí xa biển hơn thuộc các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ [18]. Khu vực đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều, bị nhiễm mặn do trước đây bị triều ngập nay đã được hệ thống đê điều bảo vệ, một số diện tích bị mặn do thấm qua mạch nước ngầm.

Đất mặn trung bình và ít có thành phần cơ giới giữa các tầng khác nhau. Tầng 1 có tỷ lệ cấp hạt cát 69,2%, các tầng dưới tăng lên đến 72%. Đất có phản ứng từ chua đến ít chua pHKCl 4,95 - 5,58. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình 7,56 - 9,20meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình 10,13 - 13,30 meq/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo 1,32% và 0,106% và giảm dần theo chiều sâu . Lân tổng số 2 tầng trên trung bình, các tầng dưới nghèo; kali tổng số trung bình 0,6 - 1,0%, lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo < 5 mg/100g đất. Sắt di động tầng mặt hơi cao 2,5 meq/100g đất, các tầng dưới thấp, không thấy nhôm di động. Hàm lượng Cl-

các tầng đất nằm trong khoảng 0,07 - 0,09%, S04 --

0,040 - 0,060%.

3.1.3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)

Đất phèn hoạt động nông mặn trung bình: Sj1M( Sali Epiorthi Thionic Fluvisols: FLto)

37

Diện tích 5113 ha, chiếm 0,64% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các xã An Ninh, Tân Ninh, Xuân Ninh, Hàm Ninh, Vạn Ninh huyện Quảng Ninh; xã Hoa Thuỷ, Lộc Thuỷ, Hồng Thuỷ huyện Lệ Thuỷ [18].

Đất có phản ứng rất chua, pHKCl dưới 4, tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp < 6meq/100g đất, độ bão hoà bazơ thấp đều dưới 50%, hàm lượng sắt nhôm di động cao. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt của vùng đều giàu, các tầng dưới giảm dần dần từ khá đến trung bình. Lân tổng số trung bình 0,06 - 0,1%; kali tổng số trung bình khá 0,7 - 1,2%; lân và kali dễ tiêu đều ở mức nghèo 5,1 - 8,2 mg/100g đất. Hàm lượng Cl-

trong đất dao động khoảng 0,048 - 0,088%, hàm lượng SO4-- thấp < 0,08%.

3.1.4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

3.1.4.1. Đất phù sa không được bồi (P): (Eutric Fluvisols Fle)

Diện tích 11.326 ha, chiếm 1,41% diện tích tự nhiên [18]. Phân bố tập trung ở trung hạ lưu các sông lớn của tỉnh, hoặc được ngăn cách bởi các hệ thống đê điều hoặc đã thoát khỏi ảnh hưởng của quá trình bồi đắp của các con sông suối do sự đổi dòng hoặc thay đổi địa hình địa mạo. Loại đất này phần lớn có thành phân cơ giới nhẹ đến trung bình.

Đất phù sa không được bồi có phản ứng chua vừa pHKCl 5,3 - 5,55. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt nghèo, các tầng dưới rất nghèo .Hàm lượng lân tổng số trung bình ở các tầng 0,09 - 1,0%. Kali tổng số các tầng đều ở mức nghèo <0,4%, lân và kali dễ tiêu ở các tầng đều nghèo 6,2 - 8,4 mg/100g đất. Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp ở các tầng <5 meq/100g đất. Dung tích hấp thu thấp 4,26 - 6,81 meq/100g đất, độ bão hoà bazơ đều <50%. Hàm lượng sắt di động ở mức trung bình 1,33 - 1,67 meq/100g đất, không có nhôm di động.

Về thành phần cơ giới ít biến động giữa các tầng tỷ lệ cấp hạt cát chiếm 71,8 - 79,2%, tỷ lệ cấp hạt sét 6,6 - 7,2% còn lại là cấp hạt thịt.

38

Diện tích 812 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác trên địa hình vàn cao ở xã ven các con sông, thường bị hạn vào mùa khô, chủ yếu ở huyện Quảng Trạch và Lệ Thuỷ [18]. Do bị ngập nước và khô hạn xen kẽ nhau nên trong tầng đất thường tích luỹ các hợp chất sắt nhôm có màu loang lổ đỏ vàng, có nơi hình thành các hạt kết von cứng rắn ở tầng tích tụ.

Phần lớn diện tích đơn vị đất này có thành phần cơ giới nặng. Tỷ lệ cấp hạt sét chiếm 14,5 - 28,8%, tỷ lệ cấp hạt cát chiếm 39,3 - 55,4%, còn lại là cấp hạt thịt. Đất có phản ứng chua, pHKCl 4,82 - 4,92, lượng cation kiềm trao đổi trung bình thấp  5 meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC trung bình thấp 8,56 - 10,23 meq/100g đất. Hàm lượng sắt di động trung bình - khá 1,58 - 2,54 meq/100g đất, nhôm di động trung bình thấp 0,2 - 0,4 meq/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt khá, các tầng dưới nghèo, lân tổng số trung bình khá 0,073 - 0,12%; kali tổng số trung bình khá 0,12 - 0,14%; lân và kali dễ tiêu đều nghèo  5mg/100g đất.

3.1.4.3. Đất phù sa glây Pg (Gleyic Fluvisols)

Diện tích 15020 ha, chiếm 1,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố tập trung ở các địa hình vàn, vàn thấp ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch vốn là đất phù sa không được bồi nhưng do quá trình ngập nước thường xuyên đã hình thành nên một tầng yếm khí cùng với pH thấp tích luỹ nhiều sắt nhôm di động kết hợp với các hoá chất khác trong đất hình thành nên tầng glây dẻo dính, chặt bí màu xám xanh hoặc xám đen [18].

Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét chiếm 19 - 29%; cấp hạt cát 40 - 58%, còn lại là cấp hạt thịt. Phản ứng của đất chua, pHKCl 4,58 - 5,01, lượng cation kiềm trao đổi trung bình thấp < 6 meq/100g đất; dung tích hấp thu CEC trung bình khá 11 - 17 meq/100g đất. Hàm lượng sắt di động trung bình - khá 1,0 - 2,18 meq/100g đất, nhôm di động tầng mặt thấp, các tầng dưới không có. Hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt khá (2,58% và 0,163%), các tầng dưới nghèo. Lân tổng số trung bình thấp 0,04 - 0,08%, kali tổng số trung bình nghèo 1,4 - 1,1%; lân và kali dễ tiêu nghèo < 10 mg/100g đất.

39

3.1.4.4. Đất phù sa úng nước (Pj)(Gleysols)

Có diện tích 1.406 ha chiếm 0,17% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở vùng địa hình thấp trũng của huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh. Loại đất này do quá trình ngập nước thường xuyên gây tình trạng yếm khí trong đất, quá trình khoáng hoá phân giải chậm, tích luỹ nhiều hợp chất hữu cơ, đất thường có màu đen, nâu đen, thành phần cơ giới nặng, lầy thụt [18].

Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ cấp hạt cát chiếm 30 - 38%, sét: 25 - 40%, còn lại là cấp hạt thịt. Đất có phản ứng chua pH KCl: 4,25 - 4,76, tổng lượng cation trao đổi trung bình thấp <6meq/100g đất, dung tích hấp thu trung bình - khá 11,5 - 14,7 meq/100gđất, hàm lượng nhôm sắt di động trung bình. Hàm lượng mùn tầng mặt khá 2,15% các tầng ở dưới giảm dần từ trung bình đến nghèo mùn, hàm lượng đạm tổng số tầng mặt khá 0,22% và cùng giảm ở các tầng tiếp theo. Lân tổng số ở mức trung bình 0,06 - 0,09%. Kali tổng số từ trung bình đến khá 1,15 - 1,35%. Lân dễ tiêu < 8mg/100g đất ở mức thấp. Kali dễ tiêu rất nghèo ở mức < 5mg/100g đất.

3.1.4.5. Đất phù sa ngòi suối:(Py)(Dystric Fluvisols)

Có diện tích 3.020 ha chiếm 0,38% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở ven các con sông suối nhỏ của các huyện Quảng Ninh, Minh Hoá,thường có địa hình không bằng phẳng do tốc độ dòng chảy lớn, quá trình bồi tụ phù sa xảy ra nhanh hơn vùng hạ lưu nên đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, lẫn nhiều sỏi đá và các sản phẩm hữu cơ khác [18].

Đất phù sa ngòi suối có phản ứng trung tính ít chua pHKCl 6,1 - 7,1. Hàm lượng mùn và đạm tổng số các tầng đều rất nghèo( 0,35 - 0,86% và 0,022 - 0,078%). Hàm lượng lân tổng số khá 0,13 - 0,14%. Kali tổng số các tầng đều ở mức nghèo <0,6%, lân và kali dễ tiêu ở các tầng từ nghèo đến trung bình 4,5 - 12,5 mg/100g đất. Tổng lượng cation kiềm trao đổi cao 8 – 25 meq/100g đất. Dung tích hấp thu đạt 9 – 25 meq/100g đất, độ bão hoà bazơ đều >60%. Hàm lượng sắt dao động ở mức trung bình 0,5 - 1,6meq/100g đất, không thấy xuất hiện nhôm di động.

40

Thành phần cơ giới cho thấy tỷ lệ cấp hạt các tầng từ trên xuống dưới : cát chiếm từ 75 - 90%, sét chiếm từ 6,6 - 12% , phần còn lại là cấp hạt limon.

3.1.5. Nhóm đất than bùn (Histosols)

Diện tích 211 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên. Phân bố ở Quảng Trạch, Lệ Thủy, Bố Trạch [18].

Đất than bùn có phản ứng khá chua, pHKCl 4,17 - 4,41. Hàm lượng hữu cơ và đạm cao. Lân và kali tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo. Tổng lượng cation kiềm

Một phần của tài liệu một số đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh quảng bình, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 31)