- Chiếm trong d.thu % 96,9 97,6 99,
3.2.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
3.2.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của tỉnh Bắc Giang
* Cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với những cải cách về mặt pháp lý mang tầm quốc gia, tỉnh Bắc Giang đã và đang cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thành lập DN bằng việc đơn giản hoá các quy trình, thủ tục trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, song vẫn còn có nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Cơ chế “Một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và tiến tới “Đăng ký kinh doanh qua mạng”, kết hợp với mở rộng tuyên truyền Luật DN và đổi mới công tác thanh, kiểm tra có thể xem là một số lựa chọn phù hợp.
- Xây dựng cơ chế “Một cửa liên thông”:
Theo tiếng Anh tạm dịch khái niệm này: “One – Stopshop” “Cửa hàng dừng chân một lần có tất cả”. Bản chất của cơ chế một cửa liên thông là tổ chức, cá nhân khi cần thành lập DN hoặc giao dịch với cơ quan nhà nước thì chỉ cần liên hệ với một địa chỉ do Nhà nước quy định. Tại địa chỉ đó, đại diện cơ quan chức năng của nhà nước sẽ hướng dẫn và thực hiện đầy đủ các thủ tục cho tổ chức, các nhân. Các hồ sơ sẽ được nhận và trả kết quả tại đầu mối này. Theo cách này, Văn phòng một cửa (Đối với cấp tỉnh thường là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT) thực
hiện chức năng cung cấp thông tin và tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các bộ phận, các ngành xử lý hồ sơ và trả kết quả (dưới hình thức giấy chứng nhận đầu tư, con dấu, giấy cấp mã số thuế) cho nhà đầu tư.
Cơ chế này đảm bảo các nguyên tắc: Đơn giản, rõ ràng các thủ tục hành chính theo đúng luật; minh bạch, công khai các thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc; một đầu mối nhận yêu cầu và trả kết quả tại một chỗ; phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân là trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh; bảo đảm công việc giải quyết nhanh, thuận tiện.
Theo tinh thần Thông tư liên bộ số 02/2007/TTLT/BKHĐT-BTC-BCA ngày 27/2/2007 là cơ sở thực hiện “Một cửa liên thông” có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 bộ phận (KH&ĐT, Công an và Thuế), thực hiện cấp đăng ký kinh doanh thành lập DN. Áp dụng “Một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh thành lập DN là coi công dân, DN là trọng tâm. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố cấu thành từ việc cung cấp thông tin, hướng dẫn DN, tác phong phục vụ đều có quy trình cụ thể và đều lấy “khách hàng” là đối tượng trung tâm để phục vụ, giảm thời gian chờ đợi, bảo đảm việc phục vụ một cách chuyên nghiệp.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng:
Là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành cơ chế một cửa trong đăng ký kinh doanh và thành lập DN, nhằm rút ngắn thời gian, giảm bớt việc đi lại cho công dân và DN, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách hành chính. Khi công nghệ thông tin áp dụng, việc nộp, nhận và xử lý hồ sơ có thể được tiến hành trực tuyến giữa các chuyên viên chức năng và người thành lập DN. Như vậy, người thành lập DN sẽ truy cập vào trang chủ của cơ quan đăng ký kinh doanh để tìm hiểu, yêu cầu hướng dẫn thông tin, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ. Sau khi tất cả hồ sơ được xử lý xong, DN sẽ nhận kết quả đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đặc điểm chủ yếu của cơ chế này là một cơ sở dữ liệu được tạo lập để dùng chung cho cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế và công an. Các cơ quan này kết nối dữ liệu dùng chung để xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh của DN. Người thành lập
DN sẽ kết nối dữ liệu này qua trang chủ của cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng ký trực tuyến. Thông tin về DN sẽ được đăng tải công khai trên trang chủ của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trang chủ của cơ quan đăng ký kinh doanh có đầy đủ thông tin về các thủ tục thành lập DN và hướng dẫn DN từng bước thực hiện các thủ tục này đầy đủ và hợp lệ. Khi người thành lập DN nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, việc rà soát hồ sơ sẽ do chuyên viên bộ phận một cửa đăng ký kinh doanh thực hiện. Nếu hồ sơ nộp trực tuyến, các chuyên viên trực tiếp xử lý và thông báo kết quả cho người thành lập DN sau khi hồ sơ được nộp, thụ lý xong, các cơ quan có liên quan xử lý và chuyển kết quả cho bộ phận một cửa.
- Mở rộng tuyên truyền, phổ biến Luật doanh nghiệp:
Luật DN có tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các DNVVN. Các DNVVN Bắc Giang đã tăng nhanh từ khi Luật DN được ban hành và có hiệu lực. Thực trạng các DNVVN ở Bắc Giang cho thấy, thiếu hiểu biết về Luật DN và các văn bản hướng dẫn thi hành là rào cản cho việc thành lập mới DN và chuyển mô hình từ hộ kinh doanh cá thể sang các loại hình DN theo Luật DN. Sẽ hiệu quả hơn khi hoạt động tuyên truyền Luật DN được mở rộng đến các đối tượng ở khu vực nông thôn và các hộ kinh doanh cá thể, trong đó tập trung giải thích sự khác nhau về bản chất, đối tượng điều chỉnh và đặc biệt là những lợi thế của mỗi loại hình DN phù hợp cho từng đối tượng và ngành nghề kinh doanh.
- Đổi mới công tác thanh, kiểm tra:
Thanh tra, kiểm tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, công tác thanh, kiểm tra đang tạo sức ép rất lớn cho các DNVVN. Chính phủ đã có Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998, Luật thanh tra, Luật DN qui định về công tác này, nhằm ngăn chặn việc tùy tiện trong hoạt động thanh, kiểm tra của cơ quan nhà nước gây phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN; gần đây nhất, Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007 qui định thêm chặt chẽ, việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện sau khi đánh giá hồ sơ khai thuế và yêu cầu DN giải trình nhưng không
giải trình được, hay việc thanh tra thuế đối với DN một năm không quá một lần và thời hạn tối đa là 30 ngày. Cùng với việc đổi mới các thủ tục hành chính và cơ chế quản lý, nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, Nhà nước đã nhất quán thực hiện cơ chế hậu kiểm trong hầu hết các lĩnh vực quản lý. Cơ chế hậu kiểm tạo thuận lợi cho các DN trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nhưng đi kèm theo đó, công tác thanh, kiểm tra cũng trở lên thường xuyên, như một hoạt động bình thường trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, các cuộc thanh tra, đặc biệt là kiểm tra thường xuyên, trùng chéo của nhiều ngành như: Thanh tra thuế, thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế … làm ảnh hưởng tiêu cực về dư luận xã hội mà trực tiếp là hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Việc thanh, kiểm tra sẽ phát huy ý nghĩa tích cực trong việc phát hiện những vấn đề tồn tại để chấn chỉnh, uốn nắn công tác quản lý của nhà nước và quan trọng hơn là chỉ ra để giúp các DNVVN sửa chữa, hoàn thiện việc thực thi chính sách pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều căn bản để giải quyết vấn đề này đỏi hỏi rất lớn từ việc phối hợp, thực thi nghiêm các quy định về công tác thanh, kiểm tra và thay đổi quan điểm, lề lối làm việc của các cán bộ, cơ quan trực tiếp thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, về phía các DNVVN cần phải nâng nhận thức tuân thủ pháp luật thành một “chuẩn mực” trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích thành lập DN không những chỉ ở khâu đăng ký kinh doanh thành lập DN mà cả trong đăng ký đầu tư, các thủ tục về vay vốn, tiếp cận với đất đai...; không chỉ cải cách thủ tục hành chính ở giai đoạn đầu mà còn cả ở các cơ chế thanh, kiểm tra trong giai đoạn hậu kiểm, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho DNVVN phát triển.
* Trợ giúp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời đại ngày nay, thông tin và xử lý thông tin là một vấn đề tối quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Thiết lập một hệ thống tập trung thông tin để nâng cao khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan cũng như từ thị trường là biện pháp cần thiết. Nếu hệ
thống thông tin quảng bá một cách đầy đủ, rộng rãi và thường xuyên thì một số khó khăn của DNVVN và cơ quan quản lý nhà nước sẽ được giải quyết đơn giản và thuận tiện hơn.
Hệ thống thông tin này được xây dựng thông qua các phương tiện như báo chí, văn bản, qua hệ thống lưu trữ thông tin trong máy tính và qua mạng Internet. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số, xây dựng Website cho riêng mình sẽ giúp các DNVVN quảng bá tốt hình ảnh của DN và nắm bắt kịp thời các thông tin bên ngoài, từng bước thiết lập hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin qua mạng Internet. Các sở, cơ quan chuyên môn quản lý trực tiếp từng lĩnh vực hoạt động xây dựng Website cho đơn vị mình và thông qua đó cung cấp các thông tin có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho DN.
Đối với Bắc Giang, trong thời gian qua, DNVVN tăng rất nhanh nhưng cũng có nhiều DN phá sản, giải thể và không hoạt động. Theo con số thống kê của Sở KH&ĐT thì đến 31/12/2008 có 1.521 DNVVN đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, số DN đang hoạt động do ngành thuế tỉnh quản lý theo dõi lại thấp hơn nhiều, chỉ có 1.377 DN.
Xây dựng một cơ chế phối hợp giữa Sở KH&ĐT và Cục thuế tỉnh hình thành cơ sở dữ liệu chính thức về DNVVN đăng ký kinh doanh và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, công khai trên trang Website của Sở KH&ĐT và coi đây là nguồn dữ liệu tin cậy, cung cấp một cách đầy đủ thực trạng tình hình DNVVN trên địa bàn, phục vụ cho công tác hoạch định, quản lý của nhà nước và các nhà đầu tư quan tâm tới thông tin DNVVN, mở rộng cơ hội kinh doanh đối với loại hình DN này.
Kết hợp với đó, các sở chuyên ngành và UBND các huyện, thành phố cập nhật và đăng tải công khai trên trang Website của đơn vị mình, của sở KH&ĐT và UBND tỉnh về các thủ tục, quy trình cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, hoàn thuế; quy hoạch sử dụng đất, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ... để đơn giản, thuận tiện cho các DN và các nhà đầu tư dễ dàng cập nhật ở mọi nơi, mọi lúc, giảm việc đi lại tốn kém.
Để thông tin về chính sách phát triển DNVVN của tỉnh đến được với các DNVVN một cách kịp thời, trực tiếp và có tính hai chiều, định kỳ 6 tháng, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức gặp mặt các chủ DNVVN. Lãnh đạo tỉnh, huyện, thủ trưởng các ngành liên quan thiết lập "đường dây nóng" để đối thoại, trả lời nhanh, kịp thời, tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của DN.
Hoạt động trợ giúp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho các DNVVN Việt Nam lần đầu tiên được pháp luật quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho DN . Tuy nhiên, Nghị định này chưa được phổ biến, triển khai đến các sở, ban ngành, các trung tâm hỗ trợ phát triển DN và đặc biệt là đối với các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để những đối tượng này hiểu đúng và phát huy đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình trong việc hỗ trợ pháp lý cho DN. Đây là văn bản đầu tiên tầm nghị định của Chính phủ tạo khung pháp lý trong việc hỗ trợ cho các DN. Nghị định quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước từ cấp Bộ đến UBND tỉnh, thành phố phải xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của DN và đăng tải chính thức lên trang thông tin của các đơn vị này; biên soạn tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý; giải đáp pháp luật cho DN. Tại Nghị định này, các cơ quan nhà nước với vai trò là người có trách nhiệm phải cung cấp và giải đáp pháp luật cho DN theo luật định, DN có quyền được hưởng những lợi ích này và có quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý có liên quan đến hoạt động của DN.
Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ cần một thời gian để phát huy được nội dung cốt lõi của nó “cơ quan nhà nước là người phục vụ - doanh nghiệp là khách hàng – dịch vụ là miễn phí”, song nhu cầu được tư vấn pháp luật trong các hoạt động kinh doanh của DNVVN phát sinh thường xuyên, không thể đợi. Với năng lực tài chính của các DNVVN Bắc Giang hiện nay, thì một lựa chọn khôn ngoan là thông qua kênh các Hiệp hội DNVVN, Trung tâm hỗ trợ xúc tiến phát triển DN, Phòng tuyên truyền hỗ trợ pháp luật của cơ quan thuế, các trang Website
của Bộ tài chính, Tổng cục thuế v.v… là những dịch vụ tài chính công phổ biến, tuyên truyền, giải đáp các vấn đề về đầu tư, tài chính kế toán, thuế v.v … hoàn toàn miễn phí. Vần đề là các DNVVN Bắc Giang chưa làm quen để khai thác triệt để các kênh này do trình độ, năng lực tiếp cận xử lý nguồn thông tin còn hạn chế và còn mang nặng tư tưởng sợ phiền hà khi phải tiếp xúc với các cơ quan công quyền.
* Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực
Tỉnh Bắc Giang với lực lượng lao động chiếm 62% dân số, ở nông thôn có hơn 70% lao động nhưng hiện nay phần lớn chưa qua đào tạo, không có nghề. Đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN là đào tạo nghề cho người lao động theo nhu cầu của DN, nhất là lao động ở nông thôn. Theo điều tra hiện nay có khoảng 90% lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có 2,3% lao động được đào tạo có tay nghề theo trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật, 2,4% có trình độ trung cấp kỹ thuật, 0,8% có trình độ cao đẳng, 0,7% có trình độ đại học và tương đương [37]. Đối với đội ngũ giám đốc các DN được điều tra thì tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm 43% trong tổng số DN điều tra.
Giải pháp nào khắc phục những tồn tại trên trong thời gian tới. Trước tiên là xây dựng kế hoạch đào tạo, điều tra nhu cầu, đầu tư cơ sở vật chất, chuẩn bị nguồn kinh phí. Theo kinh nghiệm những năm trước đây, kinh phí nhà nước mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu đào tạo của DN. Nội dung, phương pháp đào tạo còn bất hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của DN, nhiều DN ở vùng sâu, vùng xa, miền núi chưa tiếp cận được chương trình. Mở rộng hệ thống đào tạo, thực hiện