Quan điểm và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69)

- Chiếm trong d.thu % 96,9 97,6 99,

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

- Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tập trung cao vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế, có giá trị hàm lượng công nghệ cao, từng bước hướng mạnh ra xuất khẩu, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa và cả nền kinh tế;

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị diện tích, canh tác. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.

3.1.1.2. Mục tiêu kinh tế chủ yếu

- Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 12%; phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 44,7%; dịch vụ chiếm 35,1%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 20,3%.

3.1.2. Phương hướng phát triển

3.1.2.1. Ngành công nghiệp - xây dựng

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 18% giai đoạn 2011 – 2015; giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 350 - 500 triệu đô la Mỹ vào năm 2020; đưa tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 8,86% lên gần 22% vào năm 2020;

3.1.2.2. Ngành nông nghiệp

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 3,8%/năm. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát triển nhóm cây, con có thế mạnh là “4 cây (cây ăn quả, cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày), 2 con (lợn và bò)”;

- Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng rau an toàn, trồng hoa và cây cảnh ở vùng ven đô, ven thị trấn, thị tứ. Ổn định diện tích và nâng cao chất lượng cây ăn quả, quy mô diện tích khoảng 45 nghìn ha, trong đó chủ lực là vải thiều với diện tích khoảng 35 nghìn ha.

3.1.2.3. Ngành dịch vụ

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 vào khoảng 12%/năm. Ưu tiên phát triển các ngành thương mại, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản và du lịch. Trong đó, hướng mạnh nền kinh tế vào hoạt động xuất khẩu với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 - 2020;

- Khoa học công nghệ và bưu chính viễn thông: Nghiên cứu ứng dụng và triển khai là hướng ưu tiên đổi mới công nghệ với cơ cấu nhiều trình độ; giải quyết căn bản được vấn đề cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, phấn đấu đến năm 2010 có 80 - 90% điểm bưu điện văn hóa xã có dịch vụ Internet. Đến năm 2010, đạt bình quân 35 - 40 máy điện thoại cố định/100 dân, năm 2020 đạt 70 máy/100 dân. - Thực hiện các chính sách xã hội và giải quyết việc làm: Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 1,8 đến 2 vạn lao động, trong đó xuất khẩu 3 - 4 nghìn lao động.

- Bảo vệ môi trường: Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường; xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường.

3.1.2.5. Xây dựng các vùng trọng điểm

- Vùng động lực phát triển: Vùng kinh tế động lực tỉnh Bắc Giang gồm một

phần của huyện Lạng Giang, Yên Dũng và Việt Yên với các khu công nghiệp (Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, Quang Châu, Vân Trung, Việt - Hàn...) nằm dọc hai bên trục đường Quốc lộ 1A – Hà Nội – Lạng Sơn. Xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển thương mại với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, Thủ đô Hà Nội, Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Vùng kinh tế nông, lâm, công nghiệp Lục Ngạn: Lấy đô thị Chũ làm trung

tâm, bao gồm phần lớn diện tích các huyện Lục Ngạn, Sơn Động và phần phía Đông Bắc huyện Lục Nam. Vùng này, có vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thời tiết thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng và có điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp gắn với chế biến nông sản và du lịch sinh thái.

- Khu trọng điểm kinh tế Hiệp Hoà: Với vị trí nằm sát với địa phận Thủ đô Hà Nội có các tuyến giao thông khá thuận lợi, giúp cho thông thương với Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự kiến trong quy hoạch phát triển mở rộng không gian

Thủ đô Hà Nội, huyện Hiệp Hoà nằm trên đường vành đai 4 và nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội. Quy hoạch xây dựng một số khu, cụm công nghiệp để thu hút các DN đầu tư từ Hà Nội và đón việc di dời một số nhà máy nằm trong nội thành Hà Nội.

3.1.2.6. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Nâng cấp đường quốc lộ 1A mới đạt tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ 1A cũ đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; nâng cấp, mở rộng các quốc lộ 31, 37 và quốc lộ 279 đạt tiêu chuẩn cấp IV; hoàn thành việc nâng cấp, trải bê tông nhựa hệ thống đường tỉnh lộ dài 390 km vào năm 2015. Phấn đấu nâng cấp, trải nhựa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 70 - 80% hệ thống đường xã; nâng cấp hệ thống đường sông, đường sắt để lưu thông hàng hóa thuận lợi; nâng cấp hệ thống bến bãi, cảng sông, cảng nội địa, trạm, kho hàng hóa, xăng dầu, hạ tầng bưu chính viễn thông, hạ tầng du lịch phục vụ cho phát triển kinh tế. Xây mới cảng container Đồng Sơn - Yên Dũng, cảng cạn ở Kép - Lạng Giang và cảng Quang Châu - Việt Yên.

- Xây dựng hạ tầng thương mại, du lịch, hệ thống siêu thị, cửa hàng; mở rộng xã hội hóa xây dựng chợ nông thôn phục vụ phát triển thương mại; nâng cấp các tuyến đường vào các khu, điểm du lịch lớn (khu du lịch Suối Mỡ, Tây Yên Tử). - Nâng cấp các bệnh viện, trạm xá, trường học (gồm cả các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề) và các cơ sở nghiên cứu phát triển giống cây, giống con, các công trình phúc lợi [25,31,46].

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cơ bản phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2015

Chỉ tiêu 2010 2015 Nhịp độ tăng trưởng (%)

2006-2010 2006-2015

Tốc độ tăng GDP bình quân 10,5 12,0

GDP/người (triệu đồng, hiện hành) 10,0 21,7 10,5 12,0

Cơ cấu sản xuất (hiện hành) 100,0 100,0 9,3 10,8

- Công nghiệp – XD 35,0 44,7 - -

- Nông, lâm, thuỷ sản 30,5 20,3 - -

- Dịch vụ 34,5 35,1 - -

* Nhu cầu đầu tư (tỷ đồng) - Giai đoạn 2006-2010: khoảng 25.862 tỷ

- Giai đoạn 2011-2015: khoảng 65.370 tỷ

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)