Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 32)

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý: Yếu tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm

1.6.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Theo Luật khuyến khích phát triển DNVVN của Trung Quốc năm 2002 thì DN nhỏ là những DN có từ 50 đến 100 lao động thường xuyên và DN vừa là những DN có sử dụng từ 101 tới 500 lao động. Tính tới cuối năm 2003, Trung Quốc có khoản 3,6 triệu DNVVN, đóng góp 55,6 % GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 70,6 % lực lượng lao động toàn quốc.

Chính sách phát triển DNVVN của Trung Quốc có những đặc điểm cơ bản sau:

- Phát triển các DNVVN trong lĩnh vực công nghiệp được dựa trên cơ sở tôn trọng các yêu cầu khách quan và các quy luật kinh tế. Các chính sách phát triển DNVVN của Trung Quốc dựa trên bốn điểm chính là:

+ Phải căn cứ vào quy mô kinh tế hợp lý để tổ chức sản xuất;

+ Các DNVVN cần được đầu tư kỹ thuật và kỹ năng quản trị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng quản lý;

+ Các DNVVN cần linh hoạt đề phù hợp với thị trường, tránh trùng lặp và tình trạng dư thừa;

+ Các DN lớn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của các DN này sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các DNVVN.

- Hiện tại lĩnh vực trọng điểm của phát triển DNVVN của Trung Quốc là mở rộng việc làm và tập trung vào khu vực dịch vụ. Hai lĩnh vực chính phát triển dịch vụ là buôn bán nhỏ và ăn uống rất tương ứng với sức tăng trưởng tiêu dùng. Bên cạnh đó, quy mô và không gian phát triển dịch vụ của các DNVVN rất lớn, ngoài ra còn có những ngành khác như dịch vụ gia đình, bảo vệ môi trường, du lịch, in ấn, giải trí văn phòng. Theo thống kế của cơ quan chức năng Trung Quốc, riêng lĩnh

vực phục vụ gia đình và phục vụ công cộng nếu có chính sách điều tiết tốt sẽ có thể tạo được 11 triệu công ăn việc làm.

- Vấn đề thành lập cơ cấu quản lý chuyên môn các DNVVN. Trung Quốc đang xúc tiến thành lập Ủy ban kinh tế mậu dịch quốc gia trực tiếp thuộc Ủy ban DNVVN, làm đầu mối để giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền và DN, có trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ bồi dưỡng lao động cho các DNVVN, song không được can thiệp vào các hoạt động kinh doanh như đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ của các DNVVN [9].

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)