Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 33)

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý: Yếu tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm

1.6.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc hiện có gần 3 triệu DNVVN, chiếm 99,8% các DN đang hoạt động, sử dụng gần 1 triệu lao động, chiếm 86% tổng số lao động cả nước, mỗi năm cung cấp 270 ngàn việc làm mới. Theo thống kê của Bộ DNVVN, mỗi năm tại Hàn Quốc có gần 50.000 DNVVN được tạo lập (so với VN, có khoảng 14.113 DN tạo lập mới mỗi năm).

Những định hướng nuôi dưỡng và phát triển DNVVN gần đây cho thấy, DNVVN của Hàn Quốc đã thực sự đóng góp quan trọng vào sự gia tăng GDP trong nước. Bộ DNVVN Hàn Quốc được Chính phủ lập ra để thực hiện định hướng, hỗ trợ và nuôi dưỡng phát triển các DNVVN. Những chiến lược phù hợp, quan trọng đã được vạch ra cho DN theo từng giai đoạn phát triển của quốc gia gắn với sự đa dạng hóa của kinh doanh toàn cầu như:

- Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu chiến lược cho DNVVN trong nước: Bộ DNVVN đã đưa ra tầm nhìn “Phát triển DNVVN theo mô hình đổi mới, hướng tới sản lượng 30.000 USD”. Tầm nhìn được triển khai thành mục tiêu chiến lược, đổi mới trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến đạt giá trị sản lượng bình quân 30.000 USD/năm.

- Thực hiện chiến lược tăng cường hỗ trợ phù hợp với đặc tính của từng giai đoạn tăng trưởng. Tập trung vào 3 giai đoạn của vòng đời DN: Khởi nghiệp - Nuôi dưỡng thúc đẩy tăng trưởng - Tăng trưởng, toàn cầu hóa, cụ thể:

+ Linh hoạt hóa khởi nghiệp: Bằng các chính sách như tăng cường đào tạo

nguồn nhân lực, cải thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục rút ngắn thời gian thành lập, hỗ trợ vốn khởi nghiệp, mặt bằng và thuế (ưu tiên cho các DN mạo hiểm). Song song với thực hiện đồng bộ các chính sách, Chính phủ đã định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển là các ngành công nghiệp chế tạo, hình thành loại hình “Thung lũng Silicon Hàn Quốc” cho DNVVN, hỗ trợ 50% chi phí trang thiết bị và giảm thuế doanh thu, sử dụng tài sản, đất… để tạo cơ sở ban đầu làm nền tảng cho các DNVVN thoát khỏi tình trạng "yểu mệnh".

+ Nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng: Trong gia đoạn này tập trung vào chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thương mại hóa sản phẩm công nghệ mới, nghiên cứu, phát triển và nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển từ các chương trình của Chính phủ để đổi mới công nghệ. Chính sách đổi mới công nghệ giúp các DNVVN có kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước để nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp với ngành và phạm vi hoạt động, đồng thời có thể tiếp nhận và ứng dụng nhanh những thành tựu của nghiên cứu mới vào hoạt động hiện hữu. Chính sách thương mại hóa sản phẩm gắn liền với chủ trương thực hiện các hợp đồng mua sản phẩm của Chính phủ và các tập đoàn công nghiệp lớn, trong đó có phần hỗ trợ bảo lãnh tín dụng và thiết kế mẫu mã thích nghi với thị trường.

+ Tăng trưởng - toàn cầu hóa: Là nhóm giải pháp nhằm ổn định nguồn nhân

lực, củng cố điều kiện làm việc và xây dựng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chính phủ đã có chủ trương thay đổi nhận thức của giới lao động về hoạt động và hướng phát triển của DNVVN, bằng các giải pháp như: ưu tiên cộng thêm điểm cho sinh viên các trường đại học thực tập tại DNVVN, bổ sung vào chương trình đào tạo các môn học về DNVVN, các mô hình DVNNV thành công như những "điển cứu", ngoài ra còn khuyến khích DNVVN tăng cường thu nhận chuyên gia nước ngoài. Những giải pháp này đã thay đổi nhận thức tiêu cực về DNVVN sang tích cực từ khi người lao động còn là sinh viên, hiện nay số lao động tốt nghiệp đại học làm việc tại các DNVVN tăng lên đáng kể (chiếm 37%), gần 70 ngàn lao động có trình độ cao là người nước ngoài đang đóng góp tích cực cho việc tăng trưởng DNVVN. Với mục tiêu tăng kim

ngạch xuất khẩu đối với khu vực DNVVN, Bộ DNVVN bổ sung những giải pháp như tăng cường mua các sản phẩm kỹ thuật, hỗ trợ Marketing ra nước ngoài theo những mô hình phù hợp với thị trường mục tiêu, hỗ trợ hệ thống BSO (Business Support Organization) phát huy tổng lực hướng tới quốc gia và nhóm thị trường có nhu cầu, cải tiến chế độ bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu.

- Thực hiện nhóm chính sách cân bằng tăng trưởng cho DNVVN và các tập đoàn. Để thu hẹp cách biệt về trình độ công nghiệp hóa, sử dụng tài nguyên, liên kết kinh doanh giữa DNVVN và các tập đoàn. Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban hợp tác sản xuất thương mại của các DN mà chủ tịch là người đại diện văn phòng Chính phủ. Ủy ban này phối hợp với các tổ chức hỗ trợ thương mại xem xét, cải tổ chính sách phát triển kinh tế, tăng cường cơ chế hợp tác giữa DNVVN và các tập đoàn kinh tế lớn, thúc đẩy DNVVN có điều kiện chuyển đổi phát triển và gia nhập tập đoàn, tăng cường hỗ trợ để tăng số lượng và chất lượng của những DNVVN gia nhập, giải quyết mối quan hệ lợi ích có lợi cho cả hai phía và có lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế [48].

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)