1 Công ty TNHH 563 55 674 53 720 47 113 2 DNTN 97 9 118 9 179 12 137 3 Công ty CP 214 21 285 22 344 23 127 4 HTX 153 15 194 15 278 18 135 II. Theo lĩnh vực 1.027 100 1.271 100 1.521 100 122 1 Sản xuất 305 30 364 29 395 26 114 2 Xây dựng 211 21 254 20 360 24 131 3 TM&DV 414 40 510 40 592 39 120 4 Ngành khác 97 9 137 11 174 11 134
Phân chia theo loại hình sở hữu, trong tổng số các DNVVN, công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, song tốc độ tăng bình quân giảm dần; tiếp đến là loại hình CTCP chiếm tỷ trọng tương đối, năm 2006 chiếm 21% tăng lên 23% năm 2008; cuối cùng là DNTN và HTX chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng nhanh, bình quân khoảng 136%/năm (chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể hoặc nhóm hộ sản xuất sản phẩm nông sản thành lập DNTN hoặc mô hình HTX). Điều này chứng tỏ loại hình DNTN và HTX đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên địa bàn, nhất là khu vực hộ kinh doanh cá thể. Đây là vấn đề cần lưu ý khi đề ra các giải pháp phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Phân chia theo lĩnh vực hoạt động, ta thấy các DNVVN được phân bố trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó tập trung nhiều nhất là lĩnh vực TM&DV, chiếm từ 39% đến 40% và có xu hướng tăng tương đối ổn định, từ 414 DN năm 2006 lên 592 DN năm 2008, tiếp theo là lĩnh vực xây dựng, chiếm từ 20% đến 24%, năm 2006 có 211 DN đã tăng lên 360 DN năm 2008 với tốc độ tăng trưởng bình quân 131%/năm. Sở dĩ ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua là do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh và các dự án chương trình mục tiêu của Trung ương đầu tư cho tỉnh miền núi Bắc Giang như: Dự án 134, Dự án 135, Chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường, Dự án kiên cố hóa trường học v.v…, các dự án có quy mô nhỏ và vừa đã tạo cơ hội cho các DNVVN gia nhập vào lĩnh vực này. Ngược lại, số lượng DN trong lĩnh vực sản xuất lại có xu hướng tăng trưởng chậm. Điều này phản ảnh một thực trạng về khả năng và quy mô vốn của các DN Bắc Giang trong việc đầu tư dây chuyền công nghệ vào lĩnh vực sản xuất còn nhiều khó khăn.
Thực trạng trên chứng tỏ sự nhanh nhạy, linh hoạt của các DNVVN để thay đổi, nắm bắt cơ hội, ra nhập thị trường đang có nhu cầu lớn và xu hướng phát triển tốt ngay trên địa bàn tỉnh. Sự tăng nhanh về số lượng của loại hình DNVVN có thể lý giải là do hành lang pháp lý đối với loại hình DN này ngày càng được Nhà nước hoàn thiện với sự ra đời của Luật DN và các văn bản, chính sách khuyến khích, hỗ
trợ phát triển DNVVN; kết hợp với đó là sự tăng trưởng nhanh về kinh tế của tỉnh trong thời gian qua đã thúc đẩy sự ra đời của các DNVVN.
Sự gia tăng nhanh về số lượng DNVVN qua các năm cũng đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Do vậy, việc phát triển DNVVN trong thời gian đến là một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển.
2.2.1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất
Quá trình phát triển KTXH của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2008 có sự đóng góp tích cực của các DNVVN. Bảng 2.2 cho ta thấy giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các DNVVN so với tổng giá trị sản xuất của tỉnh.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 So sánh 08/06
Tỷ.đ % Tỷ.đ % Tỷ.đ %
1. Tổng giá trị SX của tỉnh 16.984,3 100 23.164,4 100 6.180,1 36,38
2. Tổng giá trị SX của DNVVN 2.340,4 13,8 3.287,3 14,2 946,9 40,45
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2008)
Giá trị sản xuất của các DNVVN trong những năm qua có chiều hướng tăng và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của các DNVVN còn đóng góp tương đối hạn chế vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
2.2.1.3. Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với sự gia tăng về số lượng các DNVVN, lực lượng lao động trong loại hình DN này cũng có sự tăng lên nhanh chóng. Bảng 2.3 cho ta thấy tình hình lao động của các DNVVN.
Bảng 2.3. Số lƣợng lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 So sánh 08/06
lao động % lao động % lao động %
1. Tổng LĐ của tỉnh 847.350 100 888.160 100 + 40.810 + 5
2. Tổng LĐ trong các DN 39.247 4,6 77.483 8,7 + 38.236 + 97
3. LĐ trong các DNVVN 28.424 3,3 41.302 4,6 + 12.878 + 45
Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, năm 2006 số lượng lao động trong các DNVVN chỉ mới 28.424 người, chiếm 3,3% trong tổng số lao động toàn tỉnh; đến năm 2008 con số này đã lên đến 41.302 người, chiếm 4,6% trong tổng số lao động của tỉnh. Mặc dù DNVVN chiếm 98% DN trên địa bàn, song số lượng lao động thu hút trong các DNVVN năm 2006 chỉ chiếm 72% và năm 2008 là 53% so với tổng số lao động làm việc trong khu vực DN. Điều này được lý giải do trên địa bàn có ít DN quy mô lớn, nhưng các DN này thu hút một lực lượng lao động đáng kể, như Công ty TNHH Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty May Hàn Quốc và đặc biệt từ năm 2006, Tập đoàn Hồng Hải (Foxcom)- Đài Loan đầu tư vào khu công nghiệp Đình Trám đã thu hút hàng chục nghìn lao động vào làm việc tại DN này.
Để thấy rõ hơn về tình hình lao động trong các DNVVN trên địa bàn, ta xem xét số lượng lao động phân theo lĩnh vực hoạt động qua bảng 2.4 sau đây.
Bảng 2.4. Tình hình lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lĩnh vực
T
T Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tăng trưởng
bình quân (%) lđ % lđ % lđ % I Tổng số LĐ 28.424 100 32.778 100 41.302 100 121 1 Sản xuất 12.827 45 15.412 47 18.279 44 119 2 Xây dựng 3.165 11 3.810 12 5.760 14 136 3 TM&DV 9.522 34 10.170 31 12.043 29 113 4 Ngành khác 2.910 10 3.386 10 5.220 13 135
(Nguồn: Sở KH&ĐT và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh 2006-2008) Từ số liệu ở bảng 2.4 có thể thấy rằng: Số lượng lao động trong các DNVVN tuy chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng lao động toàn tỉnh, song tốc độ tăng nhanh, bình quân 121%/năm.
Theo lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực sản xuất có số lao động nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng tăng chậm, năm 2006 có 12.827 lao động, chiếm tỷ trọng 45%, năm 2008 thu hút được 18.279 lao động, song tỷ trọng chỉ chiếm 44% trong tổng số lao động của các DNVVN trên địa bàn. Ngược lại, lao động trong lĩnh
vực xây dựng và kinh doanh khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng tốc độ tăng nhanh; duy chỉ có lao động trong lĩnh vực TM&DV có tăng nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng số lại tương đối ổn định qua các năm. Nguyên nhân dẫn đến điều này một phần do đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của DN. Các DN trong lĩnh vực sản xuất trên địa bàn chủ yếu là các ngành may mặc, chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tính chất các công việc này đòi hỏi một lượng lớn lao động, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ đào tạo không cao nhưng cần lao động trẻ có tay nghề. Đối lập với tình hình trên, các DN trong lĩnh vực xây dựng lại có số lượng lao động ít so với tính chất ngành nghề (bình quân 17 lao động/DN). Lao động trong các DNVVN ngành xây dựng phần lớn chỉ duy trì thường xuyên bộ máy quản lý, cán bộ kỹ thuật, còn công nhân trực tiếp xây dựng được thuê theo từng công trình từ các tổ, đội xây dựng tại địa phương. Thực trạng này do thị trường lao động theo mùa vụ tại Bắc Giang tương đối thuận lợi, với nhiều tổ, đội xây dựng do các cá nhân tự thành lập hoạt động thường xuyên. Đây cũng là một lựa chọn phù hợp của các DNVVN ngành xây dựng Bắc Giang trong điều kiện các hợp đồng, đơn hàng không ổn định và giá trị công trình nhỏ, việc duy trì một bộ máy cồng kềnh với đầy đủ các bộ phận là lựa chọn không khôn ngoan.
Việc tạo việc làm cho lao động trong các DNVVN góp phần quan trọng thu hút lao động xã hội trong các ngành nghề như xây dựng, gia công sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản…, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi theo mùa vụ tại nông thôn, giải quyết sự mất cân đối giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Từ đó có thể thấy, các DNVVN đã góp phần cân đối lực lượng lao động trong các ngành, giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy sự phát triển ổn định tình hình KTXH của tỉnh.
2.2.1.4. Quy mô vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Từ năm 2006 đến nay, cùng với sự tăng nhanh về số lượng DNVVN, số vốn đăng ký của các DNVVN không ngừng tăng lên. Bảng 2.5 cho ta thấy quy mô vốn của các DNVVN trên địa bàn.
Bảng 2.5. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 So sánh 08/06
Tỷ.đ % Tỷ.đ % Tỷ.đ % I. Theo loại hình SH 2.607,484 100 4.188,615 100 1.581,131 160 1. Công ty CP 1.267,460 48,6 2.198,160 52,5 930,700 173 2. Công ty TNHH 1.193,774 45,8 1.654,560 39,5 460,786 139 3. DNTN, HTX 146,250 5,6 335,895 8,0 189,645 230 II. Theo lĩnh vực HĐ 2.607,484 100 4.188,615 100 1.581,131 160 1. Sản xuất 1.005,980 38,6 1.517,595 36,2 511,615 151 2. Xây dựng 484,878 18,6 858,600 20,5 373,722 177 3. TM&DV 959,001 36,8 1.546,896 36,9 587,895 161 4. Ngành khác 157,625 6,0 265,524 6,3 107,899 168
(Nguồn: Số liệu thống kê DN đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT tỉnh 2006-2008)
Tổng số vốn đăng ký năm 2006 của các DNVVN trên địa bàn là 2.607,5 tỷ đồng, đến năm 2008 là 4.188,6 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2006, bình quân một DN đạt 2,8 tỷ đồng.
Phân theo loại hình sở hữu, CTCP có vốn đăng ký lớn nhất, bình quân khoảng 6,4 tỷ đồng/DN, công ty TNHH là 2,3 tỷ đồng/DN và DNTN và HTX là 625 triệu/DN. Kết quả này phù hợp với đặc thù của từng loại hình DN, đặc biệt loại hình CTCP với những lợi thế hơn hẳn các DN khác như: Có cơ chế quản lý tập trung cao; có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt; việc chuyển nhượng các phần vốn được thực hiện một cách tự do; có tính ổn định trong hoạt động kinh doanh v.v... đã phát huy khả năng đa dạng hóa, thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng quy mô vốn cho DN, là tiền đề tốt cho DNVVN Bắc Giang mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và sớm ra nhập thị trường chứng khoán.
Phân theo lĩnh vực hoạt động, DN sản xuất có vốn đăng ký lớn nhất, bình quân khoảng 3,8 tỷ/DN, lĩnh vực này chiếm đa số là loại hình CTCP ở các ngành sản xuất, lắp đặt thiết bị cơ khí, thiết bị điện dân dụng, thiết bị nhựa, bột giấy, bao bì, có lợi thế khai thác nguyên liệu và nhân công giá rẻ sẵn có tại địa phương; tiếp
đến là DN TM&DV: 2,6 tỷ/DN, DN xây dựng: 2,4 tỷ/DN và DN khác là: 1,5 tỷ/DN. Thực tế trên cho thấy, với DN sản xuất là hoàn toàn phù hợp, do phải đầu tư máy móc thiết bị và cơ sở vật chất ban đấu lớn. Tuy nhiên, một điểm khác biệt về quy mô vốn của DN lĩnh vực xây dựng so với các DN cùng ngành (thường có quy mô vốn lớn), các DNVVN lĩnh vực xây dựng Bắc Giang lại có quy mô vốn nhỏ. Điều này được lý giải do các DN xây dựng có quy mô nhỏ, chủ yếu là loại hình công ty TNHH, các hợp đồng xây dựng phần lớn được nhận từ các cơ quan nhà nước bằng nguồn vốn ngân sách (theo quy định của Luật ngân sách, Luật xây dựng
và các văn bản hướng dẫn thi hành, các công trình xây dựng của nhà nước phải bố trí kế hoạch vốn trước khi phê duyệt đầu tư, đây là điểm khác biệt với giai đoạn trước), cho nên mặc dù giá trị các công trình lớn, nhưng tiến độ thanh toán tạm ứng
được kịp thời theo khối lượng nghiệm thu trong giai đoạn thực hiện, nên các DN cơ bản đảm bảo được việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đi vào xem xét cụ thể quy mô vốn kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn năm 2008 ở 03 mức qua bảng 2.6 sau đây:
Bảng 2.6. Quy mô vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008
Chỉ tiêu > 1 tỷ 1 tỷ - 5 tỷ > 5 tỷ Tổng cộng vốn bq số DN Vốn bq số DN vốn bq số DN vốn bq số DN I. Theo loại hình 315,285 513 1.635,590 696 2.237,740 312 4.188,615 1.521 1. C.ty CP 0 0 568,280 128 1.629,880 216 2.198,160 344 2. C.ty TNHH 105,932 142 963,252 486 585,376 92 1.654,560 720 3. DNTN, HTX 209,353 371 104,058 82 22,484 4 335,895 457 II. Theo lĩnh vực 315,285 513 1.635,590 696 2.237,740 312 4.188,615 1.521 1. Sản xuất 42,732 49 437,252 199 1.037,611 147 1.517,595 395 2. Xây dựng 19,240 40 405,483 251 433,877 69 858,600 360 3. TM&DV 186,285 286 637,563 214 723,048 92 1.546,896 592 4. Ngành khác 67,028 138 155,292 32 43,204 4 265,524 174
Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy: Quy mô vốn của các DNVVN ở Bắc Giang không lớn, số DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng chiếm 46%, số lượng DN có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng chiếm 20%, chủ yếu là loại hình CTCP trong ngành sản xuất và thương mại. Loại hình DN có vốn bình quân thấp dưới 1 tỷ đồng chiếm 34% số lượng DN và chiếm 7,5% tổng vốn của DNVVN trên địa bàn, tập trung vào DNTN, HTX trong lĩnh vực TM&DV và ngành khác. Khu vực này là biểu hiện của việc chuyển đổi loại hình kinh doanh từ các nhóm hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể ở vùng nông thôn chuyển sang thành lập DNTN và HTX, cung ứng chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho ngành nông, lâm nghiệp. Đây là nhóm DN có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nông lâm nghiệp nông thôn của tỉnh, bởi lẽ mặt hàng kinh doanh của các DN là cây, con giống và phân bón, thuốc trừ sâu… quyết định rất lớn đến chất lượng, năng suất ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, do vậy rất cần sự quản lý, trợ giúp của Nhà nước trong các chính sách hỗ trợ phát triển ở giai đoạn khởi nghiệp và quá trình hoạt động kinh doanh.
Việc phân quy mô vốn theo loại hình và theo lĩnh vực giúp cho việc lựa chọn các giải pháp phát triển DNVVN phù hợp, theo phương châm liên kết và hợp tác kinh tế giữa các loại hình DN có quy mô nhỏ với quy mô lớn, giữa các DN cùng quy mô, cùng ngành nghề, khắc phục những bất lợi về quy mô, tạo ra sức mạnh của các nhóm ngành cùng sản xuất kinh doanh những sản phẩm nhất định bằng các hình thức liên kết phù hợp.
2.2.1.5. Đánh giá về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2008
* Tình hình các doanh nghiệp điều tra
- Năng lực của các doanh nghiệp điều tra: Năng lực sản xuất của một DN là biểu hiện của quy mô, trình độ sản xuất, là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó thể hiện ở các chỉ tiêu như lao động, vốn, trình độ và năng lực của nhà quản lý,… Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố
con người là quan trọng nhất, vì nó quyết định hiệu quả sản xuất thông qua việc sử