Những thuận lợi, khó khăn ảnh hướng đến việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 60)

- Chiếm trong d.thu % 96,9 97,6 99,

2.2.2. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hướng đến việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Phát triển DNVVN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Với sự ra đời của Luật DN và chủ trương cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh đã làm cho số lượng các DNVVN trên địa bàn những năm gần đây phát triển nhanh, đến năm 2008 đã có 1.521 DN đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên con số này chỉ chiếm khoảng 0,44% số lượng DN trong cả nước hiện nay. Ngoài ra, xét về quy mô thì DNVVN tỉnh Bắc Giang có vốn đăng ký bình quân là 2,8 tỷ đồng và chưa đến 30 lao động/1 DN. Điều đó chứng tỏ phát triển DNVVN ở Bắc Giang còn hạn chế về số lượng và quy mô, mặc dù tiềm năng cho phát triển DNVVN ở tỉnh còn rất lớn, với dân số 1,6 triệu người, vị trí địa lý gồm các khu, cụm công nghiệp, đô thị nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; các DNVVN Bắc Giang cần phải làm gì; các cơ quan quản lý nhà nước cần làm như thế nào để khắc phục được những khó khăn, giúp DNVVN vươn lên phát triển cả về số lượng và chất lượng trong tiến trình hội nhập kinh tế.

Từ phân tích về thực trạng DNVVN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, có thể đưa ra một số nhận định và câu trả lời lớn cho các vấn đề trên, đó cũng là những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong việc phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2015.

2.2.2.1. Công tác quản lý và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, DNVVN có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH nhưng hiện vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng; quyết định thành lập Cục đầu tư phát triển DNVVN; quyết định phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN; thông tư hướng dẫn về đăng ký kinh doanh; chỉ thị về khuyến khích phát triển DNVVN và Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát

triển DNVVN. Tuy nhiên từ đó đến nay, việc triển khai của tỉnh Bắc Giang còn chậm, thiếu hệ thống các chính sách riêng, đồng bộ hỗ trợ DNVVN trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của Chính phủ và đặc thù từng ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn, do vậy những chủ trương trên chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các DNVVN, có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể:

- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN 5 năm (2006-2010) trong đó giao cho UBND các tỉnh phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và lộ trình thực hiện phát triển DNVVN trên địa bàn; bên cạnh đó là quy chế và các thông tư hướng dẫn thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, song đến nay tỉnh Bắc Giang vẫn chưa triển khai [30].

- Kết quả nghiên cứu cho thấy những năm gần đây, công tác hỗ trợ DNVVN đã được triển khai rộng rãi, thông qua các hoạt động trao đổi, đối thoại giữa Nhà nước với DN, khuyến khích việc thành lập các tổ chức hỗ trợ DN. Tại tỉnh Bắc Giang, các trung tâm, hiệp hội tư vấn và hỗ trợ phát triển DNVVN được thành lập tương đối sớm so với các tỉnh lân cận như: Hiệp Hội DNVVN Bắc Giang, Hội DN trẻ tỉnh Bắc Giang, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Bắc Giang, đặc biệt Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Phát triển DN Bắc Giang là một trong hai đơn vị (cùng với Hà Nội) được thành lập sớm nhất trên toàn quốc, thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNVVN trên địa bàn tỉnh tiếp cận với các nguồn tín dụng, hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại - đầu tư, cung cấp thông tin, tư vấn bảo vệ DN trong kinh doanh và hội nhập v.v... Tuy nhiên những tổ chức này hoạt động chưa hiệu quả, phạm vi tư vấn, hỗ trợ còn bó hẹp, mới tập trung vào một số DN thành phố, những DN có điều kiện, rất ít DNVVN ở các huyện, nhất là các huyện miền núi được tiếp cận với dịch vụ, tư vấn của các tổ chức này. Kết quả khảo sát năm 2008 của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Giang cho thấy, có 47% DNVVN không biết các chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN của Nhà nước và của tỉnh đang triển khai trên địa bàn [34]. Việc quản lý và cung cấp các thông tin về DN trên cổng thông tin điện tử của Sở KH&ĐT tỉnh mới chỉ giới hạn những thông tin về quy trình đăng ký kinh doanh, tên, địa chỉ, vốn

đăng ký của các DN đăng ký hoạt động kinh doanh trên địa bàn, chưa có một Website riêng để quản lý, định hướng, tư vấn, cung cấp thông tin, chính sách mới cho các DNVVN trên địa bàn và những nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với DNVVN được tổ chức khá hạn chế, kiến nghị thực sự của DN chưa được các cơ quan chức năng giải quyết, mặc dù tỉnh đã hứa hẹn.

- Về các chính sách ưu đãi đầu tư hỗ trợ về mặt bằng và miễn giảm thuế, tiền thuê đất cho các nhà đầu tư của tỉnh Bắc Giang được áp dụng từ năm 2002 theo Quyết định số 34/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh “quy định ưu đãi khuyến khích đầu

tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2002-2010”, song do có một số nội dung

vượt khung quy định của Chính phủ nên đến năm 2006 đã phải bãi bỏ. Đến nay, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ, không có những chính sách riêng đối với các DNVVN trên địa bàn [32].

- Cơ chế một cửa tuy đã có nhiều tiến bộ, song vẫn còn bất cập và kém hiệu quả nhất là trong việc xin cấp phép đầu tư, xin thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh còn phức tạp, vòng vèo, tốn kém mất nhiều thời gian. Mặt hạn chế nữa là các quy định về thuế, hải quan, hiện còn tương đối phức tạp, đặc biệt là đối với DNVVN huyện miền núi, khi mà trình độ hiểu biết về tài chính tín dụng, thuế còn rất hạn chế.

2.2.2.2. Lựa chọn loại hình kinh doanh

Trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam hiện nay, có nhiều loại hình kinh doanh có thể áp dụng, bên cạnh loại hình DN theo Luật DN thì các HTX, hộ kinh doanh cá thể cũng đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở đến số lượng các DN thành lập chưa nhiều, bởi hầu hết các hộ kinh doanh cá thể quy mô lớn muốn thực hiện khoán thuế, họ lo ngại về vấn đề hạch toán, kê khai thuế, báo cáo tài chính, các chính sách vĩ mô và quản lý của Nhà nước thiếu sự ổn định và gây nhiều phiền hà cho DN.

Việc tư vấn, định hướng cho DNVVN lựa chon loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh khi khởi nghiệp còn bị bỏ ngỏ; các DNVVN vẫn phát triển tự phát, mạnh ai

nấy làm, thiếu vắng quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược của tỉnh cho các DNVVN phát triển sát hợp với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, vùng kinh tế theo kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh từ nay đến năm 2020; thiếu đi sự liên kết, tạo nên thế mạnh tổng hợp của các DNVVN trong vùng kinh tế, ngành kinh tế, trong các làng nghề, vùng nguyên liệu, giữa DN lớn và DN nhỏ vệ tinh, giữa DN ở thành phố với DN ở nông thôn của tỉnh.

2.2.2.3. Chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất

Nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn đang là vấn đề nổi cộm đối với DNVVN. Theo số liệu khảo sát của Sở KH&ĐT tỉnh năm 2008 thì có đến 40% DNVVN trên địa bàn tỉnh có nhu cầu thuê đất nhưng chưa thực hiện được [34], không ít DN phải đi thuê lại hoặc mua của tư nhân làm cho các chi phí thuê đất và đầu tư tăng cao. Một trong những khó khăn của việc thuê mặt bằng cho DNVVN ở Bắc Giang là quy hoạch sử dụng đất ở một số huyện, xã chưa công khai rõ ràng; thủ tục lập dự án thuê đất không phức tạp nhưng phiền hà và có nhiều chi phí không chính thức, vượt quá khả năng của nhiều DNVVN. Một vấn đề khó khăn khác hiện nay là giải phóng mặt bằng đang làm ảnh hưởng đến việc thuê đất của DN. Theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thì các dự án thu hồi đất để giao cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh, DN phải phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án bồi thường và thỏa thuận với người có đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây đang là vấn đề thời sự, gây trở ngại cho việc thu hồi đất làm các dự án phát triển DN ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.2.4. Chính sách tài chính tín dụng

Quy mô vốn nhỏ và nguồn cung cấp vốn hạn chế là khó khăn lớn đối với các DNVVN ở Bắc Giang. Nguyên nhân chính là do việc tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn, qua khảo sát của Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Giang năm 2008 thấy gần 50% DNVVN Bắc Giang có vốn vay qua các kênh không chính thức, các khoản ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư còn quá ít; có đến 68-70% các DNVVN kiến nghị thiếu vốn và cho rằng khó khăn về vốn là một trong những rào cản lớn nhất cho việc

khởi nghiệp và mở rộng DN [34]. Có thể nêu ra một số nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng như:

- Điều kiện vay vốn:Trở ngại lớn nhất là thủ tục vay vốn, trong đó có tài sản thế chấp khi vay. Xét về nguyên tắc, các DN khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng cần phải có tài sản thế chấp để bảo đảm trong trường hợp không trả được tiền vay. Tuy nhiên qua số liệu điều tra thấy trên 80% các DNVVN được hỏi cho rằng yêu cầu về tài sản thế chấp vay vốn là yêu cầu khó khăn nhất đối với DN khi vay ngân hàng. Do đó, trong thời gian đến, việc sớm thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN trên địa bàn tỉnh là cấp thiết cho quá trình hỗ trợ tín dụng phát triển các DNVVN.

Một vấn đề khó khăn khác về điều kiện vay vốn là tổ chức tín dụng yêu cầu DN phải xuất trình báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất rõ ràng, minh bạch, có lãi. Điều này đưa đến tình trạng một DN lập hai hệ thống báo cáo tài chính (với cơ

quan thuế - lỗ, với ngân hàng - lãi) trở lên phổ biến, làm cho công tác thẩm định dự

án đầu tư và tình hình tài chính DN của các tổ chức tín dụng rất khó khăn. Thực tế này cũng đang cản trở đáng kể việc quyết định cấp hạn mức cho vay vốn của ngân hàng đối với loại hình DNVVN, đặc biệt là các DN mới đi vào hoạt động.

- Chi phí vốn vay:Đánh giá chung về mức lãi suất cho vay hiện hành của các tổ chức tín dụng, hầu hết các DNVVN đều cho là bình thường và thấp hơn so với lãi suất vốn vay trên thị trường phi chính thức. Một thực tế qua điều tra khảo sát thấy tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các DNVVN trên địa bàn đang ở mức thấp (các DNVVN ở ngành sản xuất được điều tra có kết quả cao nhất thì số liệu ấy tương tự là 3,51% và 5,45%/năm); trong khi lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại cùng thời điểm (bình quân 8 - 8,5% năm). Mặc dù tỷ suất lợi nhuận được tính trên cơ sở báo cáo tài chính của DN với cơ quan thuế nên có thể chưa phản một cách hoàn toàn khách quan (thường là DN

điều chỉnh để lãi ít), song nó cũng phản ảnh một thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn

- Thời hạn vay vốn: Hầu hết các DNVVN vay vốn để đầu tư tài sản cố định, mở rộng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị v.v... nên thời hạn vay vốn thường dài (trung và dài hạn); trong khi khả năng huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên không đáp ứng yêu cầu của DNVVN. Đây là vấn đề còn đang vướng mắc ở rất nhiều địa phương trên toàn quốc.

- Chính sách thuế: Một cản trở mới trong việc tiếp cận nguồn tín dụng đối với các DNVVN, đó là Luật thuế Thu nhập cá nhân mới ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, qui định khoản thu nhập từ đầu tư vốn phải nộp thuế thu nhập cá nhân 5% [19]. Theo đó, khoản thu nhập của nhà đầu tư từ lãi cho vay (trừ

tiết kiệm ngân hàng) sẽ phải nộp thuế, điều này đồng nghĩa với việc kênh huy động

vốn của DNVVN từ các nguồn tín dụng phi chính thức sẽ phải tăng chi phí, vì khi đó những nhà đầu tư phải tính toán để lựa chọn việc đầu tư vào ngân hàng hay cho DN vay thì có lợi hơn. Điều này làm cho kênh huy động vốn của DNVVN Bắc Giang nói riêng (đặc biệt là nguồn từ người thân, gia đình, bạn bè với lãi suất thấp

hoặc bằng với lãi suất ngân hàng) vốn đã khó khăn thì nay lại càng bị thu hẹp.

Vì vậy, việc cần thiết phải tháo gỡ những khó khăn, xây dựng biện pháp hỗ trợ về tín dụng cho các DNVVN trong thời gian đến là một thành tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của loại hình DN này.

2.2.2.5. Tiếp cận thông tin thị trường

Các DNVVN Bắc Giang chưa nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những thông tin thu được khi tìm hiểu thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm sản xuất kinh doanh, hệ quả kéo theo là các DN cũng chưa thể chủ động được trong việc lập kế hoạch sản xuất. Sản phẩm làm ra vẫn bị bó hẹp ở thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hà Nội nên thường gặp khó khăn khi có sự biến động thị trường. Thị trường tiêu thụ nhỏ bé, các DNVVN không dám mở rộng sản xuất kinh doanh cũng làm hạn chế sự phát triển của DNVVN trên địa bàn.

Cách thức tiếp cận thông tin thị trường cũng như trình độ, kỹ năng phân tích và xử lý thông tin là điều còn mới mẻ đối với các DNVVN Bắc Giang. Hầu hết các kênh thông tin đều được cung cấp bởi các nguồn kênh không chính thống và thông

qua môi giới, quen biết, gia đình, đã dẫn đến phát triển DNVVN theo hướng chủ yếu là cố gắng tạo ra các mối quan hệ xã hội với các quan chức, cơ quan công quyền để thu thập thông tin có độ chính xác cao, chứ chưa thật sự hướng các DN vào phát triển kỹ năng xử lý thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng internet để nắm bắt cơ hội, phát triển trí tuệ, cạnh tranh lành mạnh.

2.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh

DNVVN Bắc Giang đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần khắc phục nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu thể hiện ở cơ sở hạ tầng chất lượng kém, chưa đáp ứng và thúc đẩy sự phát triển các DNVVN, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Hệ thống giao thông còn chưa tốt gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hoá; nhiều nơi đường

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)