- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý: Yếu tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm
1.6.5. Kinh nghiệm của Nhật bản
Chính sách phát triển DNVVN của Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các DNVVN; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà DN và người lao động tại DNVVN. Dưới đây là các nội dung chủ yếu của các chính sách đó:
- Cải cách pháp lý: Những năm gần đây, việc cải cách môi trường pháp lý được coi là một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản. Luật Cơ bản về DNVVN năm 1999 trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNVVN với những thay đổi của môi trường KTXH, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu DN. Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập DN mới và Luật trợ giúp DNVVN đổi mới trong kinh doanh, khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các DN mới, tăng cường cung ứng vốn, trợ giúp về công nghệ. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNVVN trợ giúp cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một hệ thống chính sách hỗ trợ cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của DNVVN…
- Trợ giúp vốn: Các biện pháp trợ giúp vốn được thực hiện từ ba định chế tài
chính thuộc Chính phủ là Công ty Đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng Hợp tác Trung ương về thương mại và công nghiệp và Công ty Đầu tư Mạo hiểm Quốc gia. Trợ giúp có thể được thực hiện dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi xuất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách như:
+ Theo hệ thống trợ giúp tăng cường cơ sở quản lý các DNVVN ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tùy theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ chung được góp bởi chính quyền Trung ương và các chính quyền địa phương, được kỹ quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân.
+ Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý được áp dụng đối với các DN nhỏ, không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
+ Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNVVN vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần giảm các vụ phá sản của DNVVN.
- Trợ giúp về công nghệ: Các DNVVN có thể được hưởng các chính sách trợ
giúp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và đầu tư trực tiếp cho DNVVN được tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNVVN. Các DNVVN thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu công ty được trợ giúp bởi các quỹ rủi ro thuộc các địa phương. Còn hệ thống đổi mới kinh doanh nhỏ Nhật Bản cung cấp tài chính cho các DNVVN có hoạt động kinh doanh mang tính đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của DN thông qua áp dụng công nghệ thông tin, các DN hoạt động trong lĩnh vực thông tin và ứng dụng các phần mềm tin học được chính quyền các địa phương trợ giúp bao gồm các dịch vụ tư vấn và dịch vụ “phát triển doanh nghiệp kiểu mẫu”.
- Trợ giúp về quản lý: Hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện
thông qua hệ thống đánh giá DNVVN. Mỗi quận, huyện và chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của DNVVN, đưa ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các hướng dẫn. Viện Quản lý kinh doanh nhỏ và công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật của DNVVN và đội ngũ nhân sự của các quận, huyện. Việc tăng cường tiếp cận thông tin của DNVVN là một ưu tiên của Chính phủ.
- Xúc tiến xuất khẩu: Chính phủ Nhật Bản cung cấp dịch vụ hướng dẫn và thông tin cho DNVVN nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Chương trình môi giới tư vấn và tư vấn kinh doanh tạo cơ hội cho các
DNVVN của Nhật Bản cũng như của nước ngoài có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng internet.