- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý: Yếu tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm
1.6.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Hầu hết các DN ở Mỹ đều có quy mô nhỏ. Từ những năm 1953, Cơ quan hỗ trợ DN nhỏ (SBA) coi bất kỳ công ty nào có dưới 250 công nhân đều là DN nhỏ, nhưng hiện nay họ lại tính những công ty có tới 500 công nhân mới là quy mô nhỏ. Theo số liệu của SBA, đến năm 2002, 88% trong tổng số 5,7 triệu DN của Hoa Kỳ có từ 20 nhân viên trở xuống và 99,7% có từ 500 công nhân trở xuống. Nhưng gần một nửa số người Mỹ làm việc cho các công ty có trên 500 nhân viên trở lên và 2/3 làm cho các công ty có từ 100 nhân viên trở lên. Các DNVVN đã sản xuất ra 51% tổng sản phẩm của khu vực tư nhân; chiếm 47% doanh thu bán hàng; chiếm 31% doanh thu xuất khẩu hàng hóa. Trong một số ngành, DN nhỏ đã tìm thấy thế mạnh thị trường ngách cho riêng họ ở những khu vực có nhu cầu quá nhỏ, không phù hợp với sản xuất quy môn lớn, ví dụ như trường hợp Công ty Buckeye-steel Castings đã phát triển mạnh nhờ sản xuất trục nối toa xe lửa tự động, hoặc hàng loạt các công ty dệt quy mô nhỏ ở Philadelphia đã tồn tại và phát triển trong suốt thế kỷ 20 nhờ vào
sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường may mặc liên tục biến động theo mùa. Một số chính sách trợ giúp DN nhỏ của Mỹ:
- Cải cách, trợ giúp pháp lý: Năm 1887, Quốc hội Hoa kỳ đã ban hành Đạo Luật Thương Mại Liên bang để điều tiết các tuyến đường sắt, trong đó một phần là để bảo vệ các DN nhỏ trước hiện tượng được coi là độc quyền tự nhiên. Sau đó các Đạo luật Chống độc quyền Sherman (1890), Clayton (1914), Robinson-Parman (1936) v.v... ra đời đã tìm cách ngăn chặn các công ty lớn liên kết với nhau thao túng thị trường, cấm các biện pháp cạnh tranh “không công bằng” và kìm hãm những chuỗi cửa hàng bán lẻ quy mô lớn.v.v…
- Trợ giúp tài chính, quản lý: Từ năm 1953 các nhà lập pháp Mỹ đã thiết lập
Cơ quan hỗ trợ DN nhỏ (SBA) – một cơ quan thuộc chính quyền liên bang giúp đào tạo, đảm bảo nguồn vốn và hợp đồng đất đai của các DN nhỏ với các cơ quan chính phủ, đồng thời giúp họ huy động vốn vay. Theo thống kê của SBA, trong thời kỳ 1997-2000, mỗi năm Chính phủ Mỹ có hơn 100 chương trình cấp liên bang tài trợ kinh doanh nhỏ. Những chương trình này bao trùm mọi loại trợ giúp tài chính như: tín dụng trực tiếp và bảo lãnh tín dụng, thưởng kinh doanh, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các chương trình đào tạo và nhiều loại bảo hiểm khác nhau.
SBA hình thành các trung tâm phát triển DNVVN ở tất cả các tiểu bang để trợ giúp về pháp lý cho các chủ DNVVN thông qua hoạt động tư vấn, đào tạo kỹ thuật. Các trung tâm này cung cấp các chương trình tư vấn và dạy nghề, tham gia vào việc tư vấn thành lập DN mới, tạo ra một liên minh giữa các DNTN, công chúng và cơ quan nhà nước.
- Trợ giúp về đổi mới công nghệ: Mỹ có nhiều chính sách trợ giúp các kinh
doanh nhỏ khai thác tiềm năng công nghệ như chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ, cung cấp một lượng vốn lớn trực tiếp cho việc nghiên cứu và triển khai của các kinh doanh nhỏ; thành lập các vườn ươm công nghệ và vườn ươm kinh doanh tại 50 tiểu bang. Vườn ươm công nghệ và kinh doanh của Mỹ thường được xây dựng dựa trên các trường đại học và những cơ quan nghiên cứu khoa học với mục tiêu quan trọng là thương mại hóa các công trình nghiên cứu.
- Xúc tiến xuất khẩu: Thành lập Ủy ban điều phối xúc tiến xuất khẩu có trách
nhiệm chính là điều phối những biện pháp đa dạng của các thể chế khác nhau nhằm trợ giúp xuất khẩu của DNVVN. Trung tâm trợ giúp xuất khẩu cung cấp các dịch vụ tư vấn và thông tin về thị trường nước ngoài, hợp đồng quốc tế và dịch vụ trợ giúp thông qua trên 100 văn phòng trải khắp nước Mỹ [10,49].