Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 73)

- Chiếm trong d.thu % 96,9 97,6 99,

3.2.1. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

3.2.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Coi phát triển DN là đường trục chính trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Phát triển DN theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo; khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất và nguồn lao động dồi dào trong nhân dân, huy động mọi nguồn lực trong tỉnh kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển, nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2010-2015.

- Phát triển DNVVN gắn với các mục tiêu phát triển KTXH phù hợp với điều kiện của tỉnh; chú trọng phát triển DNVVN đầu tư sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực có khả năng, lợi thế cạnh tranh và những ngành DN lớn không có lợi thế tham gia; ưu tiên phát triển và hỗ trợ DNVVN ở các vùng nông thôn, vùng có điều kiện KTXH khó khăn; khuyến khích phát triển DNVVN ở làng nghề truyền thống nhằm thu hút một bộ phận lớn lao động trong dân cư, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn.

- Mở rộng các hình thức tín dụng để từng bước giải quyết bớt khó khăn về vốn cho các DNVVN; tăng cường cơ chế trợ giúp pháp lý về chính sách thuế, tài chính kế toán đối với DNVVN; hỗ trợ DNVVN thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất; tăng cường và cải thiện dịch vụ đối với DNVVN.

- Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Song do có những hạn chế về quy mô, các DNVVN cần sự hỗ trợ có định hướng để ra nhập thị trường và tham gia vào các thị trường như các DN lớn. Việc hỗ trợ không chỉ dừng lại ở việc giúp DN vượt qua những trở ngại nội tại do quy mô nhỏ mà phải phát huy được những lợi thế nhờ quy mô nhỏ của DN mang lại. Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp của Nhà nước phải chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp

sang hỗ trợ gián tiếp, giúp các DN hiện có xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [25,30,46].

3.2.1.2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để đạt được mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh, trong thời gian tới, phát triển các DN, đặc biệt khuyến khích phát triển các DNVVN được xem là một trong những yếu tố quyết định. Các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan và KTXH của tỉnh.

Thực tế đang xảy ra là việc chọn lĩnh vực, địa bàn đầu tư của các DNVVN trên địa bàn tỉnh hiện nay còn tự phát, mạnh ai nấy làm, chưa có hướng đi rõ rệt để phát triển an toàn, bền vững và phát huy được lợi thế từ cơ cấu vùng, ngành kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Vì vậy, việc định hướng đi hợp lý đối với loại hình DN này trong những năm tới là rất cần thiết.

Từ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn tỉnh đã phân tích ở Chương 2; căn cứ vào các chính sách phát triển DNVVN ở Việt Nam và định hướng phát triển KTXH của tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ nay đến 2015, có thể đưa ra một số định hướng cho phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh:

* Định hướng về qui mô

- Phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN. Phát triển nhanh số lượng DN trong các thành phần kinh tế, đa dạng về quy mô và hình thức sở hữu. Ưu tiên thu hút DN có quy mô lớn, công nghệ cao; đồng thời, khuyến khích phát triển các DNVVN.

- Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 1.521 DNVVN (không kể các hộ kinh doanh cá thể). Với qui mô hiện có tại thời điểm nghiên cứu thì số lượng DNVVN còn rất khiêm tốn, tỷ trọng thấp so với cả nước (chiếm 0,44%). Theo định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Bắc Giang sẽ đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và mở rộng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư vào các “vùng động lực phát triển”, “vùng

kinh tế trọng điểm”, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Vì

vậy, để góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, định hướng đến năm 2015 DNVVN Bắc Giang cần đạt đến con số 3.000 DN. Con số này có thể đạt được bởi

tốc độ tăng của các DNVVN mới ra đời là rất cao kể từ khi có Luật DN. Ngoài ra, kết quả sẽ còn khả quan hơn nếu Nhà nước có những chính sách phù hợp, khuyến khích khu vực hộ kinh doanh cá thể chuyển sang loại hình DNVVN (tính đến ngày 01/10/2007, trên địa bàn tỉnh có 121.560 hộ đăng ký kinh doanh cá thể, trong đó có 8.131 hộ đã thực hiện kế toán thuế) [4]. Giả dụ đến năm 2015 đạt đến 3.000 DNVVN, với mỗi DN bình quân có 30 lao động thì các DNVVN sẽ thu hút một lực lượng lao động đáng kể trên địa bàn.

- Về tốc độ tăng qui mô vốn của các DNVVN là đáng kể. Năm 2006 bình quân một DNVVN có vốn đăng ký kinh doanh đạt 2,5 tỷ đồng; đến năm 2008 con số đó đã đạt 2,8 tỷ đồng, bằng 112% so với năm 2006. Với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của DNVVN trên địa bàn tỉnh theo xu hướng như trong thời gian qua thì khi DNVVN đạt đến con số 3.000 DN vào 2015, sẽ huy động được một lượng vốn lớn đầu tư vào sản xuất kinh doanh (khoảng 13 ngàn tỷ đồng), đáp ứng một phần đáng kể (khoảng 20%) nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh (dự kiến vào năm 2015 nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh khoảng 65.370 tỷ đồng) [25]. Hiện tại các DNVVN trên địa bàn mới chỉ chiếm một lượng vốn đầu tư không đáng kể trong tổng mức đầu tư của tỉnh cũng như lượng vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Điều đó có nghĩa là phải có cơ chế thích hợp làm cơ sở, niềm tin cho các nhà đầu tư, để họ yên tâm bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh.

* Định hướng theo cơ cấu kinh tế

- Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các DNVVN sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề khu vực nông thôn; phát triển các DNVVN thuộc ngành nghề có lợi thế, có tính chất hỗ trợ và phục vụ trực tiếp nông nghiệp, nông thôn như: Chế biến nông, lâm, thủy sản; hàng thủ công mỹ nghệ, mộc dân dụng; vật liệu xây dựng; khai thác khoáng sản; cơ khí sửa chữa; may mặc; các ngành nghề, dự án sử dụng nhiều lao động nông thôn; củng cố, khôi phục làng nghề truyền thống, tạo sự chuyển dịch rõ nét về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn. Song song với các vấn đề trên, cần ưu tiên phát triển công nghệ

thông tin, công nghệ tri thức, đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Tỷ trọng các DNVVN phân theo lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và nông lâm - thủy sản của tỉnh hiện nay phát triển tương đối phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến 2015. Với nguồn nội lực có hạn, trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục chủ trương thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển KTXH của tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến 2020 đã được duyệt. Trong điều kiện đó, các DNVVN ngành xây dựng vẫn tiếp tục có cơ hội phát triển, mở rộng quy mô: các DN trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, bằng việc khai thác nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ sẽ có lợi thế để phát triển, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Quảng Ninh; các DNVVN sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp đầu vào và thu mua, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản tiêu chuẩn, chất lượng cao tiếp tục được hỗ trợ phát triển nhưng tập trung vào “vùng kinh tế nông,

lâm, công nghiệp Lục Ngạn”.

* Định hướng theo loại hình sở hữu

Như đã đề cập ở phần đầu, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các DNVVN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy xu thế phát triển DNVVN hiện nay trên cả nước chủ yếu là trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển hiện tại, Nhà nước sẽ chỉ giữ lại hoặc có cổ phần chi phối trong các ngành, lĩnh vực quan trọng. Trong tương lai, các DNVVN sẽ là các DN thuộc khu vực tư nhân.

Thực trạng các DNVVN ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, hình thức sở hữu chủ yếu là công ty TNHH, CTCP và HTX, ngoài ra còn một số ít là DNTN. Tính đến cuối năm 2008, trong tổng số DNVVN trên địa bàn thì có đến 47% là Công ty TNHH, 23% là CTCP, còn lại 30% là loại hình HTX và DNTN. Loại hình Công ty TNHH sẽ có xu hướng tăng mạnh trong tương lai, vì nó rất phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các hộ kinh doanh cá thể liên kết lại thành lập DN, với lợi thế về điều kiện thành lập cũng như ràng buộc trách nhiệm hữu hạn

trong phần vốn điều lệ. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển nhanh của thị trường tài chính Việt Nam, trong giai đoạn 2010 - 2015, nhiều DNVVN Bắc Giang sẽ đến giai đoạn ổn định trong “chu kỳ sống”, có thể chuyển sang bước ngoặt mới để phát triển cao hơn, khi đó loại hình CTCP sẽ là một lựa chọn khôn ngoan để nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ quy mô và có cơ hội gia nhập thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư một cách linh hoạt.

Muốn đạt được mục tiêu 3.000 DNVVN năm 2015, tỉnh phải có những biện pháp, cơ chế thích hợp trong việc hỗ trợ hai loại hình DN này một cách thiết thực. Sự phát triển của hai loại hình này sẽ quyết định đến qui mô, cơ cấu của DNVVN trên địa bàn năm 2015.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)