38 3.1. Tình hình hoạt động tại MB – PGD Trường Chinh
3.1.1. Tình hình huy động vốn
Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp đặc biệt với hệ số nợ rất cao. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một lượng nhỏ còn lại chủ yếu là nguồn vốn huy động. Do đó, công tác huy động vốn là cực kỳ quan trọng đối với mỗi Ngân hàng.
Trong những năm qua với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên MB – TCH, với những chiến lược kinh doanh hợp lý và có tính cạnh tranh cao, nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân tại MB – TCH không ngừng tăng lên qua các năm. Qua đó ngày càng khẳng định được vị thế vững vàng của MB trên thị trường.
Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động trong thời gian qua
Đơn vị tính: 1.000 đồng
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Năm
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
Tiền gửi không kỳ hạn 2.836.907 12,8 4.523.099 9,9 4.915.390 8,2 1.686.192 59,4 392.291 8,7
+ cá nhân 1.560.574 7,1 2.065.982 4,5 2.001.636 3,3 505.408 32,4 -64.346 -3,1
+ TCKT 1.276.333 5,7 2.457.117 5,4 2.913.754 4,9 1.180.784 92,5 456.637 18,6
Tiền ký quỹ TCKT 1.657.284 7,5 1.800.342 3,9 1.522.066 2,5 143.058 8,7 -278.276 -15,4
Tiền gửi tiết kiệm 17.706.186 79,8 39.374.910 86,2 53.470.060 89,3 21.668.724 122,4 14.095.150 35,8
+ dưới 12 tháng 15.042.941 67,8 32.406.421 70,9 49.147.234 82 17.363.480 115,4 16.740.813 51,7
+ trên 12 tháng 2.663.245 12 6.968.489 15,2 4.322.826 7,2 4.306.244 161,7 -2.645.663 -37,7
Tổng huy động 22.200.377 100 45.698.351 100 59.907.576 100 23.497.974 105,8 14.209.165 31.1
39 Biểu đồ 2: 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 2007 2008 2009 Bi u đ t ng tr ng ngu n v n huy đ ng T ng ngu n v n huy đ ng Ti n g i khơng k h n Ti n ký qu c a các TCKT Ti n g i ti t ki m
Theo bảng 1.2 thì năm 2008 tốc độ tăng trưởng vốn huy động của ngân hàng là rất cao lên đến 105,8%. Đến năm 2009 thì giảm xuống chỉ còn 31,1% nhưng vẫn vượt chỉ tiêu đề ra. Qua biểu đồ 2 cho thấy tiền gửi tăng chủ yếu là do tiền gửi tiết kiệm tăng. Năm 2008 tiến gửi tiết kiệm tăng mạnh 122,4% chiếm 86,2% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 tốc độ tăng chỉ còn 35,8% nhưng tỷ trọng lại tăng chiếm hơn 89,3%. Điều này giúp ngân hàng gia tăng được một lượng vốn lớn. Sở dĩ năm 2009 tiền gửi tiết kiệm có tăng nhưng không cao bằng năm 2008 lý do là vì năm 2009 kênh đầu tư vàng hấp dẫn hơn, mang lại nhiều lợi nhuận cho khách hàng hơn. Do đó, thay vì gửi tiền vào ngân hàng người dân có xu hướng đi mua vàng cất giữ. Một số ít khách hàng đã rút tiền tại ngân hàng để đầu tư vàng. Năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn tăng lên làm giảm bớt rủi ro về tính thanh khoản cho ngân hàng. Nguyên nhân cũng là do năm 2008 NHNN kiểm tra tính thanh khoản của các NHTM.
40 Về tiền gửi không kỳ hạn: năm 2008 tăng 59,4% đến năm 2009 chỉ còn 8,7%. Tiền gửi không kỳ hạn tăng chủ yếu là do tiền gửi của các TCKT tăng (năm 2008 là 92,5% và năm 2009 là 18,6%). Tuy tiền gửi không kỳ hạn có tăng nhưng tốc độ tăng luôn thấp hơn tiền gửi tiết kiệm. Vì vậy mà trong cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn .
Số khách hàng mở tài khoản tại PGD không ngừng tăng lên. Năm 2009 tăng thêm 42 khách hàng nâng tổng số khách hàng mở tài khoản tại PGD lên tới 245 khách hàng (khách hàng thường xuyên chiếm 75%). Điều này tạo cho MB – TCH có được một nguồn vốn ổn định.
Xét về tổng thể năm 2008 là năm kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt, lạm phát cao để có được kết quả như vậy là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên của PGD. Cũng như có những chính sách hiệu quả để thu hút tiền gửi như: chăm sóc khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, chính sách tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm mới… Công tác tiếp thị được tăng cường đáng kể dưới nhiều hình thức khác nhau: phát tờ rơi, phát hành ATM miễn phí, nâng cao chất lượng giao dịch tại PGD. Đặc biệt trong năm 2008 bộ phận huy động vốn của phòng giao dịch cũng rất quan tâm chú trọng đến việc tiềm kiếm các nguồn tiền gửi có lãi suất đầu vào và đầu ra hợp lý, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của PGD. Ngoài ra, năm 2008 tình hình trong nước và trên thế giới không ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra nên các cá nhân và TCKT e dè trong việc đầu tư dẫn đến lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế tăng lên. Trong bối cảnh khủng hoảng và có dấu hiệu suy thoái nh逢 vậy thì ngân hàng là kênh đầu tư sinh lời và an toàn nhất.
Năm 2009 tốc độ tăng trưởng vốn huy động giảm chủ yếu là do lãi suất huy động giảm không còn hấp dẫn như năm 2008. Hơn thế nữa, trong năm 2009 sự lên xuống thất thường của giá vàng giúp nhiều nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao từ việc
41 kinh doanh chênh lệch giá. Không ít nhà đầu tư đã rút tiền gửi tại ngân hàng để chuyển sang “lướt sóng” vàng.
Tuy công tác huy động vốn tương đối tốt nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng tại MB – TCH. Vì vậy mà MB – TCH phải mua vốn từ Hội sở để bổ sung nguồn vốn tín dụng cho PGD.
3.1.2. Tình hình sử dụng vốn 3.1.2.1. Tình hình sử dụng vốn
Với đặc điểm của ngân hàng là đi vay để cho vay. Do đó, song song với việc huy động vốn, hoạt động tín dụng được các ngân hàng quan tâm nhiều nhất. Bởi lẽ hoạt động tín dụng tạo ra nguồn lợi nhuận lớn nhất cho NH. Có thể nói hoạt động tín dụng chính là xương sống của NH. Vì vậy chất lượng tín dụng rất được các ngân hàng quan tâm. Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình thu hồi vốn và lãi từ việc cho vay. Trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng của MB –TCH, các món vay đều được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng và hiệu quả tín dụng. Hiện nay, MB – TCH có các hoạt động tín dụng sau: cho vay, bảo lãnh. Trong đó hoạt động cho vay đóng vai trò chính yếu.
MB – TCH luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống. PGD cũng đang và đã tiếp cận đầu tư, tài trợ cho các dự án tại các khu công nghiệp, các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng đi đôi với việc cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ mới (phần mềm T24) để phục vụ khách hàng, chủ động cùng khách hàng tháo gỡ những thắc mắc, khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đủ kiện vay vốn.
42 Tình hình sử dụng vốn của MB – TCH được thể hiện như sau:
Bảng 3.2. Tình hình dư nợ trong thời gian qua
Đơn vị tính: 1.000 đồng
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Năm
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo tiền tệ
+ Nội tệ 45.519.543 75,5 85.594.586 72,4 94.026.411 70,8 40.075.043 88,1 11.431.825 13,4
+ Ngoại tệ 14.771.333 24,5 32.629.980 27,6 40.016.543 29,5 17.858.647 120,1 7.386.563 22,6
Theo đối tượngcho vay
+ Cá nhân 12.022.290 19,9 20.566.996 17,4 37.010.115 27 8.544.706 71,1 16.443.119 79,9
+ Doanh nghiệp 48.268.586 80,1 97.657.570 82,6 100.032.839 73 49.388.984 102,3 2.375.269 2,4
Theo thời hạn cho vay
+ Ngắn hạn 48.268.586 80,1 97.657.570 82,6 100.032.839 73 49.388.984 102,3 2.375.269 2,4
+ Trung hạn 6.210.390 10,3 11.506.629 9,7 31.122.948 22,7 5.296.239 85,3 19.616.319 170,5
+ Dài hạn 5.811.900 9,6 9.060.367 7,7 5.887.167 4,3 3.248.467 55,9 -3.173.200 -35
Tổng dư nợ 60.290.876 100 118.224.566 100 137.042.954 57.933.690 96,1 18.818.388 15,9
43 Biểu đồ 3: 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 2007 2008 2009 Bi u đ t ng tr ng d n đ i v i đ i t ng cho vay T ng d n D n c a KHDN D n c a KHCN
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tổng dư nợ năm 2008 tăng 57.9 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 96,1%. Sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động MB – TCH đã tạo dựng được sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng. Đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp với khối lượng dư nợ rất lớn. Năm 2008 kinh tế khủng hoảng, các DN gặp rất nhiều khó khăn trong khâu vốn để có thể tồn tại và phục hồi, MB – TCH đã cho vay và tín dụng tăng trưởng đáng kể. Qua đó thể hiện sự cố gắng của NH trong việc quản lý điều hành tiếp cận khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên phòng tín dụng tại MB – TCH. Sang năm 2009 tổng dư nợ đạt 137 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng là 15,9%. Năm 2009 là năm gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình kinh tế thế giới nói chung rất khó khăn. Vì vậy để giúp các DN có thể tồn tại, Chính phủ đã đưa ra gói kích cầu thứ nhất. Tranh thủ sự hỗ trợ của gói kích cầu các DN đã vay vốn rất nhiều. Tuy nhiên do hạn chế về mức trần lãi suất cho
44 vay và chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, vốn huy động giảm nên dư nợ của MB – TCH có tăng lên nhưng không tăng mạnh như năm 2008.
§ Theo tiền tệ: cho vay vốn bằng VNĐ có tỷ trọng giảm dần còn cho vay vốn bằng ngoại tệ lại có tỷ trọng tăng dần qua các năm. Năm 2008 cho vay VNĐ là 94,8 tỷ đồng chiếm 72,4% tổng dư nợ, cho vay bằng ngoại tệ là 14,8 tỷ đồng chiếm 24,5% trong tổng dư nợ. Đến năm 2009 cho vay bằng VNĐ chỉ chiếm 70,8% so với tổng dư nợ và cho vay bằng ngoại tệ chiếm 29,5% tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do cuối năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, các DN có mối quan hệ ngày càng rộng ra thế giới. Đặc biệt là các DN xuất nhập khẩu cần có ngoại tệ làm phương tiện trao đổi. Thấy được nhu cầu đó của khách hàng nên MB – TCH đã thực hiện mở rộng tín dụng ngoại tệ với khách hàng. Chủ yếu là đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ SXKD của DN. MB – TCH đang phát triển theo hướng là PGD của NHTM đa năng, vừa kinh doanh nội tệ vừa kinh doanh ngoại tệ để hòa nhịp với thị trường kinh tế thế giới và khu vực.
§ Theo đối tượng cho vay: đối tượng cho vay chủ yếu của MB – TCH là KHDN, tỷ trọng cho vay KHDN luôn lớn hơn tỷ trọng cho vay đối với KHCN. Năm 2008 cho vay KHDN tăng lên cả về tỷ trọng lẫn tốc độ, đến năm 2009 tốc độ vẫn tăng nhưng thấp và tỷ trọng lại giảm xuống. Còn cho vay đối với KHCN thì tốc độ tăng trưởng cao qua các năm và tỷ trọng cũng tăng dần. MB – TCH chủ yếu cho vay KHDN nghiệp.
§ Theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho KHDN vay. Còn KHCN thì chủ yếu vay trung và dài hạn. Qua đó cho thấy được MB – TCH một phần nào đã đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên của DN và nhu cầu vốn ổn định của cá nhân.
45 3.1.2.2. Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 3.3. Hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị tính: 1.000 đồng
( Nguồn : báo cáo tín dụng của MB - TCH ) Biểu đồ 4 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 2007 2008 2009 Bi u đ hi u qu s d ng v n T ng ngu n v n huy đ ng T ng d n
Qua biểu đồ cho thấy MB – TCH sử dụng vốn rất hiệu quả, dư nợ tín dụng qua các năm đều lớn hơn nguồn vốn mà MB – TCH huy động được. Sở dĩ có trường hợp này là do ở MB – TCH nhu cầu khách đến xin vay lớn hơn là khách đến gửi tiền. Hoạt động tín dụng hiệu quả hơn hoạt động huy động vốn. Cho thấy hiệu suất sử dụng Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn huy động 22.200.377 45.689.351 59.907.576 Tổng dư nợ 60.290.876 118.224.566 137.042.954
46 vốn huy động của MB – TCH luôn là 100%. Ngoài nguồn vốn tự huy động được để cho vay thì MB – TCH còn phải mua vốn từ hội sở để bổ sung vốn tín dụng cho vay với khách hàng khi họ có nhu cầu. Do đó mà ta thấy dư nợ tín dụng rất lớn trong khi đó nguồn huy động lại nhỏ hơn rất nhiều.
3.1.2.3. Đánh giá dư nợ và phân loại nợ
Bảng 3.4. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: 1.000 đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của MB - TCH )
Từ kết quả trên cho thấy năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn ở mức cao (tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp). Tuy MB – TCH mới thành lập không có nhiều kinh nghiệm quản lý và thu hồi nợ cũng như chưa có sự chỉ đạo chặt chẽ quy trình tín dụng nhưng với tình hình thu nợ và nợ quá hạn như vậy là khá tốt. Sang năm 2008 và 2009 thì nợ quá hạn lại tiếp tục giảm chứng tỏ NH sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn do có sự thay đổi về các biện pháp quản lý tín dụng hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Năm 2008 còn 0,053% và năm 2009 còn 0,033%.
2007 2008 2009
Năm
Chỉ tiêu Số tiền (% ) Số tiền (% ) Số tiền (% )
Cho vay cá nhân 12.022.290 19,9 20.556.996 17,4 37.010.115 27 Nợ quá hạn 10.820 0,018 14.396 0,012 14.804 0,011 Cho vay doanh
nghiệp 48.268.586 80,1 97.657.570 82,6 100.032.839 73 Nợ quá hạn 33.788 0,056 48.828 0,043 30.009 0,022 Tổng dư nợ 60.290.876 100 118.224.566 100 137.042.954 100 Tổng nợ quá hạn 44.6080 0,074 63.225 0,053 44.813 0,033
47 Trong đó, cho vay KHDN có hiệu quả hơn so với cho vay KHCN, tỷ trọng nợ quá hạn của KHDN cũng thấp hơn so với nợ quá hạn của KHCN. Chứng tỏ MB – TCH quản lý n嬰 KHDN tốt và chặt chẽ hơn.
Qua đó cho thấy việc MB – TCH chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đa dạng hóa các các hình thức tín dụng cho KHDN và KHCN vừa phân tán được rủi ro, vừa đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú của KH. Bên cạnh đó MB – TCH chú trọng cả tín dụng KHDN và KHCN là luôn đúng vì hai đối tượng này là hai khách hàng chiến lược của PGD.
v Phân loại nợ:
Bảng 3.5. Phân loại nợ của MB – TCH
Đơn vị tính: 1.000 đồng
(Nguồn: báo cáo tín dụng của MB - TCH )
Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn của MB – TCH chiếm tỷ trọng rất cao (lớn hơn 99% so với tổng dư nợ). Hầu hết các loại nợ quá hạn như nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đều giảm dần qua từng năm. Nợ cần chú ý năm 2007 chiếm 0,035% trong tổng dư nợ đến năm 2009 chỉ cỏn chiếm 0,011%, nợ nghi ngờ từ
2007 2008 2009
Năm
Chỉ tiêu Số tiền (% ) Số tiền (% ) Số tiền (% )
Tổng dư nợ 60.290.876 100 97.657.570 100 100.032.839 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 55.830.069 99,26 91.335.002 99,36 95.551.449 99,56
Nợ cần chú ý 12.642 0,021 26.533 0,027 21.463 0,021 Nợ dưới tiêu chuẩn 21.051 0,035 21.652 0,022 11.256 0,011 Nợ nghi ngờ 10.914 0,018 15.040 0,015 12.094 0,012
48 0,018% xuống còn 0,012%. Còn nợ cần chú ý thì năm 2008 tỷ trọng lại tăng lên so với năm 2007 và giảm xuống vào năm 2009,điều này cũng phù hợp với tình hình dư nợ của MB – TCH vì năm 2008 thì tốc độ dư nợ của MB – TCH tăng rất nhanh. Đáng chú ý là MB – TCH không có nợ có khả năng mất vốn. Điều này chứng tỏ ngân hàng có nhiều chính sách kiểm tra và quản lý nợ khá tốt.
3.2. Phân tích tình hình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MB – PGD Trường Chinh
3.2.1. Khái quát tình hình hoạt động các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan