Quỹ dự phòng là một công cụ rất hữu hiệu để bù đắp và hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải khi không thu hồi được nợ. Hiện nay, tại MB - TCH công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa được quan tâm, chú ý một cách xác đáng. Vì vậy, nhằm góp phần hạn chế các rủi ro trong hoạt động tín dụng và cũng là nâng cao chất lượng tín dụng của MB - TCH thì ban giám đốc cần phải thiết lập một quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng yêu cầu của cơ quan Nhà nước. Quỹ dự phòng phải được thiết lập, kiểm tra và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả.
79 4. 2. Một số kiến nghị
4.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, chấn chỉnh việc kiểm tra và chấp hành kế toán, thống kê để ngân hàng có được các thông tin trung thực về doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Sớm ban hành một nghị định về bảo hiểm tín dụng. Việc phát triển bảo hiểm tín dụng trong nước là một nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cho các ngân hàng, khắc phục các rủi ro về tín dụng và làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Các cơ quan chức năng như : Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Thi hành án, Thanh tra NHNN cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ mà người vay cố tình không trả hay trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Cần có những văn bản có tính chất liên ngành nhằm phối hợp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tín dụng.
4.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước
NHNN cần phải tập hợp các tổ chức trung gian tài chính trên địa bàn, dùng đòn bẩy tín dụng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH trên cơ sở quan hệ giữa các tổ chức kinh tế là bình đẳng cùng phát triển.
NHNN tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa những đổ bể về tín dụng như trong những năm vừa qua (nợ quá hạn khó đòi ở công ty Minh Phụng EFCO, TAMEXCO…) gây ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng tín dụng.
NHNN cần tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thành lập và nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin về khách hàng để cung cấp
80 cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế cụ thể về trao đổi thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, thông qua đó NHNN giám sát, quản lý hoạt động của các NHTM. Bằng việc ứng dụng công nghệ tin học, các NH có thông tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng, góp phần giảm được các rủi ro trong hoạt động tín dụng nói riêng cũng như hoạt động của ngân hàng nói chung.
NHNN cần nhanh chóng hoàn chỉnh các văn bản, quy chế để nhanh chóng thực hiện Luật Ngân hàng thay thế cho 2 pháp lệnh ngân hàng hiện nay không còn phù hợp nữa.
4.2.3. Kiến nghị đối với MB
Ban hành, hoàn thiện đồng bộ hóa các văn bản về hoạt động kinh doanh tín dụng của các chi nhánh và PGD trong hệ thống, tạo điều kiện cho các chi nhánh và PGD nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với tất cả các khách hàng nói chung và với khách hàng là DNNVV nói riêng. Có những chính sách hỗ trợ tài chính và xử lý nợ khó đòi của các DNNVV. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Tăng cường vai trò tư vấn đối với doanh nghiệp.
MB nên thành lập một cơ quan lưu trữ thông tin chung về DN để cung cấp thông tin cho các chi nhánh và PGD. Việc thành lập một cơ quan chung này sẽ tiết kiệm được chi phí hơn là mỗi chi nhánh tự thành lập một phòng thông tin riêng cho mình, nhất là trong điều kiện hiện nay, nhiều chi nhánh không làm được việc đó và PGD thì càng không thể.
Đề nghị MB sớm có chiến lược và chính sách khách hàng cụ thể làm định hướng cho các chi nhánh và phòng giao dịch xây dựng cơ chế tài chính trong tiếp thị
81 và ưu đãi với khách hàng vừa mang tính hệ thống vừa mang tính cạnh tranh cao, vừa tạo được nguồn chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng có hiệu quả cơ chế đó.
Hoạt động của MB mang tính thống nhất và tập trung cao độ trong toàn hệ thống, vì vậy nếu một đơn vị thành viên hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đế hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống. Do đó, MB cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các mặt nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong hệ thống nói chung và MB – TCH nói riêng
82 KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các ngân hàng cần hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động cơ bản là hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc kích thích kinh tế phát triển, đẩy nhanh quá trình xây dựng đất nước, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của kinh tế - xã hội.
DNNVV có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Vì thế, việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các DN này là chiến lược và là mục tiêu quan trọng cho các NHTM nói chung và MB – TCH nói riêng. Thấy được điều đó, MB – TCH đã có nhiều chú ý đến loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên trong thực tế mối quan hệ của MB – TCH với các DNNVV còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các DNNVV tại MB – TCH là một vấn đề vô cùng cấp thiết.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động MB – TCH đã nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khoản tín dụng nói chung và các khoản tín dụng đối với DNNVV nói riêng, và bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó thì cũng không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót mà MB – TCH cần tập trung giải quyết để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường.
Việc nâng cao chất lượng tín dụng của MB – TCH và phát triển DNNVV là những vấn đề lớn, cần có hệ thống các giải pháp và các điều kiện thực hiện đồng bộ. Do đó trong chuyên đề tốt nghiệp này, em chỉ mong muốn đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại MB – TCH. Để giải pháp được thực thi và phát huy tác dụng thì cần có sự nỗ lực từ bản thân các
83 DNNVV, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và các NHTM cũng như các cấp, các ngành có liên quan.
Trong thời gian tới cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng TMCP Quân Đội và sự nỗ lực của chính bản thân, MB – TCH sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV góp phần thúc đẩy các DN phát triển đồng thời đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH.
84 TAØI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NH từ năm 2007 đến năm 2009 của MB – TCH.
2. Báo cáo tín dụng từ năm 2007 đến năm 2009 của MB – TCH. 3. Bảng cân đối kế toán từ năm 2007 đến năm 2009 của MB – TCH. 4. Quy trình tín dụng tại MB – TCH.
5. Các báo cáo tổng hợp của MB – TCH.
6. Giáo trình tín dụng NH, Nhà xuất bản Thống kê 2001. 7. Tạp chí NH năm 2007, 2008, 2009.
8. Văn bản hướng dẫn về tín dụng và đảm bảo tín dụng NH Nhà nước và MB. 9. Giáo trình tín dụng Ngân hàng – Học viện Ngân hàng.
10.Sách nghiệp vụ NHTM – PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn.
11.Các trang điện tử của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ tài chính, MB. 12.Sách nghiệp vụ NHTM – TS. Lê Thẩm Dương
13.Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Chính phủ có liên quan tới vấn đề tín dụng.