PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SACOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank (Trang 54)

Các ngân hàng thương mại là một kênh dẫn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế để gĩp phần thực hiện được mục tiêu trên; hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam cĩ vai trị hết sức quan trọng và khơng thể thiếu được. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm qua ngân hàng Sacombank đã khơng ngừng đẩy mạnh và tăng cường hoạt động này.

Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, khơng thể thiếu được của các ngân hàng nĩi chung và Sacombank nĩi riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Hơn nữa, huy động vốn khơng phải là một nghiệp vụ độc lập mà nĩ gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ trung gian khác như: thanh tốn, chuyển tiền của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Sacombank phải luơn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đĩ, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư cĩ hiệu quả hay khơng, lãi suất ra sao.

Những biến động xảy ra gắn liền với sự biến động của nền kinh tế trong từng thời kỳ. Cũng như các NHTM khác, Sacombank luơn tìm cách đa dạng hĩa các phương thức huy động vốn, mở rộng hoạt động giao dịch của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, áp dụng mức lãi suất phù hợp để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân, các doanh nghiệp... nâng cao nguồn vốn huy động tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi cĩ kỳ hạn để phân phối lại những nơi cĩ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh. Trong năm 2007, với sự tăng trưởng nĩng của nền kinh tế kéo theo sự phát triển mạnh của thị trường chứng khốn và của hệ thống của ngân hàng Việt Nam, thời gian lúc đĩ mặc dù lãi suất huy động khơng được cao so với năm 2008

nhưng dưới sự ổn định của nền kinh tế lúc này đã tác động đến tâm lý của khách hàng trong việc gửi tiền vào ngân hàng. Nhưng bước sang năm 2008, đã cĩ nhiều biến động trong nền kinh tế nĩi chung và ngành ngân hàng nĩi riêng. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, đặc biệt là sự sụp đổ một số ngân hàng lớn của Mỹ đã gây ra phản ứng dây chuyền đối với hệ thống ngân hàng ở các nước và việt nam chúng ta khơng nằm ngồi ảnh hưởng đĩ. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của khách hàng trong việc gửi tiền của mình vào ngân hàng. Với phương châm tăng cường nguồn vốn, Sacombank đã cố gắng thực hiện đa dạng hĩa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Do vậy, nguồn vốn tăng với tốc độ khá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Sau khi ngân hàng đã xây dựng được một chiến lược vốn phù hợp và bắt dầu tiến hành huy động vốn thì lúc này lãi suất sẽ là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của khối lượng vốn huy động được cũng như quyết định đến tốc độ huy động vốn và cơ cấu các nguồn huy động. Chính vì thế cơng cụ lãi suất đã được sử dụng hết sức mềm dẻo, thường xuyên thay đổi qua các thời kì. Tình hình biến động lãi suất năm 2008 đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong năm 2008, NHNN đã cĩ đến 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản, mức cao nhất lên đến 14%/năm vào thời điểm giữa năm và duy trì đến gần cuối tháng 10 năm 2008. Việc tăng lãi suất cơ bản làm lãi suất cho vay tăng cao, tăng gánh nặng chi phí tài chính cho doanh nghiệp đồng thời làm giảm nhu cầu tín dụng, ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng. Bên cạnh đĩ, các chính sách thắt chặt tiền tệ để rút bớt tiền trong lưu thơng như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (lên 11% ngày 16/01/2008), phát hành tín phiếu bắt buộc và h ồn trả tiền gửi cho Kho bạc Nhà nước đã đẩy các ngân hàng thương mại vào tình thế phải chạy đua lãi suất để đảm bảo nguồn vốn huy động, làm tăng chi phí hoạt

động của ngân hàng. Sau đĩ lãi suất cơ bản lại được điều chỉnh giảm liên tục, đến nay chỉ cịn 7%/năm. Sự biến động của lãi suất như vậy đã làm cho lợi nhuận của các ngân hàng thương mại suy giảm đáng kể. Trong bối cảnh đĩ, Sacombank chủ động thực hiện chủ trương an tồn, thơng qua tăng trưởng nguồn vốn huy động ở mức hợp lý và khơng chạy đua lãi suất nhằm gĩp phần cùng Chính phủ ổn định thị trường; đồng thời thực hiện huy động thỏa thuận, huy động kỳ hạn ngắn và tận dụng nguồn vốn ủy thác nhằm bảo đảm an tồn thanh khoản và giảm chi phí giá vốn.

Hiện nay, Sacombank đang huy động vốn chủ yếu từ các nguồn sau: tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm dân cư, phát hành giấy tờ cĩ giá, vay NHNN và ủy thác đầu tư.

3.2.1. Tiền gửi của khách hàng Sản phẩm tiền gửi Sản phẩm tiền gửi

Tiền gửi thanh tốn cá nhân và doanh nghiệp; tiết kiệm cĩ kỳ hạn; Tiết kiệm khơng kỳ hạn; Tiết kiệm cĩ kỳ hạn dự thưởng; tiết kiệm linh hoạt; Tiết kiệm tích lũy; Tài khoản Âu Cơ; Tiền gởi Hoa Việt - Tiết kiệm Vạn Lợi; Tiết kiệm nhà ở;...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)