Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank (Trang 31)

Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM với các doanh nghiệp phi tài chính là: NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế cịn các doanh nghiệp khác hoạt động dựa trên vốn tự cĩ là chính. Vì vậy đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn là hoạt động khơng thể thiếu trong nghiên cứu nguồn vốn của các ngân hàng. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào một số tiêu chí sau đây:

So sánh nguồn vốn huy động và việc sử dụng vốn

Nếu một NHTM cĩ nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng cĩ hiệu quả và hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã thành cơng. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng tác huy động vốn người ta thường xem xét đến cơng tác sử dụng vốn của ngân hàng đĩ.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số cho vay và điều này cĩ liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu huy động vốn cĩ hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận. Điều đĩ cũng cĩ nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tuỳ thuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng đĩ.

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động

Số dư từng khoản huy động Cơ cấu các khoản huy động=

Tổng nguồn vốn huy động

Mỗi loại tiền gửi cĩ các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn...Do đĩ, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro cĩ thể gặp phải và tối thiểu hố chi phí đầu vào.

So sánh những khoản vốn cĩ tính thời hạn dài so với các khoản vốn cĩ tính thời hạn thấp để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huy động. Từ đĩ tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động cĩ thời hạn dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để cĩ được chi phí đầu vào hợp lý, cĩ lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào cĩ tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế các khoản huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cĩ tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải rất cĩ lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động huy động vốn thì các ngân hàng phải tìm cách nâng cao tỷ trọng của nhĩm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đĩ các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư rất tiềm tàng giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thơng cĩ lợi cho nền kinh tế.

Lãi suất bình quân đầu vào

Trong cơng thức này NH cơng thức này, ngân hàng khơng quan tâm đến chi phí riêng lẻ của từng loại tiền gửi mà chỉ quan tâm đến chi phí bình quân của tất cả các loại nguồn vốn.

Tổng chi phí lãi Lãi suất bình quân đầu vào=

Cơng thức trên đơn giản và cĩ ích khi sử dụng để đánh giá tình hình huy động vốn trong quá khứ. Nhưng lại cĩ các nhược điểm là cách tính này khơng bao gồm các chi phí phi lãi, thiếu độ tin cậy nếu sử dụng để làm cơ sở quyết định.

Kết luận chương 1

Trong chương này, luận văn đã nghiên cứu những nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại nĩi chung cũng như đã nghiên cứu các hình thức huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và các tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, các loại vốn của ngân hàng thương mại. Những nội dung này liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại để cĩ một cơ sở lý luận rõ ràng để phân tích thực trạng hoạt động vốn và đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank.

Chương 2

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SACOMBANK

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Sacombank (Trang 31)