Trong nghiên cứu của chúng tôi có 23/157 (14,65%) bệnh nhi được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu, trong đó có 8 bệnh nhi bị giảm tiểu cầu ở
giai đoạn sơ sinh, 15 bệnh nhi bị giảm tiểu cầu ngoài giai đoạn sơ sinh. Ngoài triệu chứng là xuất huyết dưới da và niêm mạc thì triệu chứng lách to khá thường gặp trong cả hai nhóm bệnh nhân.
14/157 (8,92%) bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu do CMV, trong
đó có 1 bệnh nhi ở giai đoạn sơ sinh. Các bệnh nhân này vào viện chủ yếu với triệu chứng lâm sàng là da xanh, niêm mạc nhợt, gan lách to. Triệu chứng sốt kéo dài gặp ở 5/13 bệnh nhân. Có 4/13 bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu tan máu trên lâm sàng.
Khi nghiên cứu về tổn thương huyết học do CMV tác giả Mark J. Eisenberg, Baruch Kaplan [32] đã mô tả một bệnh nhân nam 31 tuổi không có tổn thương hệ thống miễn dịch bị giảm tiểu cầu do nhiễm CMV.
Tác giả Johan van Spronsen [22] đã thông báo một trường hợp bệnh nhân trưởng thành bị xuất huyết giảm tiểu cầu và thiếu máu tan máu do nhiễm CMV. Khi tác giả điều trị bằng thuốc kháng virus (Ganciclovir) thì rất hiệu quả.
Tác giả Murray J.C và cộng sự [37] đã mô tả hai trường hợp ở bang Texas, Hoa Kỳ có biểu hiện thiếu máu tan máu tự miễn do nhiễm CMV.
Tác giả Petros I. Rafailidis, Eleni G. Mourtzoukou [40] nghiên cứu trên 89 bệnh nhân không có tổn thương miễn dịch thấy triệu chứng tổn thương huyết học do CMV bao gồm xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, loạn sản tủy, giảm các dòng tế bào máu và cường lách. Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sốt, đau bụng hoặc đau ngực, đau đầu, tê bì tay, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc tiếng thổi tâm thu tống máu.
Tác giả M. Häusler, L. Schaade [27] năm 2000 đã mô tả sự liên quan giữa thiếu máu tan máu tự miễn nặng và nhiễm CMV cấp ở một bệnh nhi 9 tháng tuổi bị nhiễm HIV.
Như vậy triệu chứng tương tự như xuất huyết giảm tiểu cầu và thiếu máu mô tả trong y văn thì triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu và thiếu máu do CMV rất thường gặp triệu chứng gan lách to. Khi nghiên cứu về sinh bệnh học các tác giả [55] thấy rằng xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (AITP)
được đặc trưng bằng sự sản sinh ra các kháng thể chống lại màng protein của tiểu cầu, hậu quả là chúng sẽ bị phá hủy hoặc bị thực bào bởi hệ thống bạch cầu đơn nhân-đại thực bào. Sự sản sinh các kháng thể tự miễn này có thể do