Xây dựng kế hoạch huấn luyện thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh và khéo léo cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 12 13 trường cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa (Trang 62)

- Cách thực hiện: Hai đôi đứng ở trong hai vòng tròn đồng tâm (vòng lớn

3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện thực nghiệm.

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch huấn luyện năm của bô môn Bóng Đá Trường Cao đẳng TDTT Thanh hoá, đồng thời thông qua phỏng vấn các chuyên gia và HLV Bóng Đá (Bảng 3.7) đề tài tiến hành xây dựng kế hoạch huấn luyện

năm, tháng, tuần để phát triển sức nhanh và khéo léo cho nhóm thực nghiệm như sau:

- Môt năm có 52 tuần trong đó có 3 tuần nghỉ tết và 4 tuần nghỉ hè. - Môt tuần tập luyện 6 buổi chính 5 buổi phụ.

- Tuần thứ nhất tập từ ngày 1 tháng 1 hàng năm. - Thời gian tập luyện: + Sáng từ 7h00 đến 9h30

+ Chiều từ 15h00 đến 17h00

- Buổi sáng: 45 tuần x 6 buổi = 270 buổi. Trong 150 phút có 30 phút dành cho khởi đông và thả lỏng. Còn lại 120 phút (2h) cho nôi dung chính.

- Buổi chiều: 45 tuần x 5 buổi = 225 buổi. Trong 120 phút có 30 phút dành cho khởi đông và thả lỏng. Còn lại 90 phút (1h30) cho nôi dung chính.

Thời gian huấn luyện trong môt năm được chia làm 4 giai đoạn, tuỳ thuôc vào mục đích của từng giai đoạn mà thời gian được phân chia phù hợp.

Giai đoạn 1: Từ 1/1-30/3/2013

Giai đoạn chuẩn bị thể lực, chú trọng phát triển toàn diện cho VĐV về mọi mặt. Sức bền (sức bền chung, sức bền chuyên môn) được ưu tiên hàng đầu chiếm tỷ lệ 36.31%. Trong khi đó sức nhanh chiếm tỷ lệ 19.55% và khéo léo chỉ chiếm tỷ lệ 12.845%. Kế hoạch huấn luyện được trình bày cụ thể ở bảng 3.8.

Giai đoạn 2: Từ 1/4-30/6/2013.

Giai đoạn chuẩn bị cho thi đấu (giải cup Milô) chú trọng phát triển các bài tập sức nhanh (thể lực chuyên môn) tỷ lệ thời gian chiếm 37.63% tổng thời gian huấn luyện. Kế hoạch huấn luyện được trình bày cụ thể ở bảng 3.8

Giai đoạn 3: Từ 1/7-30/9/2013.

Giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị thể lực, chú trọng phát triển toàn diện kỹ chiến thuật, tâm sinh lý cho VĐV, thời gian huấn luyện các tố chất được phân chia tương đối đồng đều 25.12% cho sức nhanh, 32.66% cho sức bền, 11.55% cho khéo léo. Kế hoạch huấn luyện được trình bày cụ thể ở bảng 3.8.

Giai đoạn chuẩn bị cho thi đấu (giải học sinh giỏi THCS, Hôi khoẻ phù đổng hàng năm), chú trọng phát triển các bài tập sức nhanh (thể lực chuyên môn), chiến thuật thi đấu, chiếm tỷ lệ cao 37.03%. Sức mạnh và sức bền chiếm tỷ lệ tương đương nhau 25,46% và 23.14%. Kế hoạch huấn luyện được trình bày cụ thể ở bảng 3.8.Tuỳ thuôc vào từng giai đoạn huấn luyện cụ thể mà đề tài sử dụng dạng bài tập sức nhanh và khéo léo nào cho phù hợp. Thời gian huấn luyện sức nhanh và khéo léo được các HLV quản lý chặt chẽ trong từng nhóm, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác đông của các bài tập tới năng lực sức nhanh và khéo léo của từng nhóm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh và khéo léo cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 12 13 trường cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w