Trong những năm gần đây đã có môt số công trình nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển các tố chất thể lực cho các VĐV Bóng đá như các tác giả: Phạm Xuân Thành (1996), Trần Quang Long (2004), Vũ Ngọc Tuấn (2005), Đặng Tuấn Bình (2005), Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn (2002), Nguyễn Kim Hoan (2011)... Những công trình nghiên cứu đó có ý nghia to lớn trong công tác huấn luyện thể lực cho các vận đông viên [56],[58],[61],[62].
Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong linh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thao cho thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng đến việc nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận đông thể lực (các bài tập thể chất) và như vậy đồng thời đã tác đông đến quá trình phát triển của các tố chất vận đông. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận đông [47],[48],[49].
Dưới góc đô y học, nhiều tác giả cho rằng: Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác đông của tập luyện được biểu diễn ở năng lực hoạt đông cao hay thấp [50],[52],[53].
Dưới góc đô tâm lý, có tác giả cho rằng: Quá trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện những hành đông kỹ thuật, là phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt đông và tập luyện thi đấu của VĐV [46],[63],[64].
Tóm lại: Quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn của VĐV là sự tác đông có hướng đích của lượng vận đông (bài tập thể chất) lên VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận đông mà biểu hiện là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận đông và đô dẻo), việc nâng cao khả năng hoạt đông của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận đông của VĐV, phù hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra môt số tố chất thể lực có tính hỗn hợp: sức nhanh và khéo léo, sức bền tốc đô, sức mạnh bền...Trong đó sức nhanh và khéo léo mà đề tài nghiên cứu là môt trong những tố chất nêu trên.
CHƯƠNG 2