2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển:
Thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, tình hình kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế giữa các nƣớc, các khu vực đang có những biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng nhƣ tình hình chính trị thế giới. Để nhanh chóng thích ứng với những biến đổi ấy, ở nhiều nƣớc đã diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng tận dụng tốt nhất những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nƣớc. Phù hợp với trào lƣu chung đó, ở nƣớc ta cải cách kinh tế theo hƣớng "mở cửa" đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Vào thời điểm khi nền kinh tế đang đi dần vào thế ổn định, vấn đề tăng nhanh vốn đầu tƣ để duy trì và tăng tốc độ tăng trƣởng kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu về phát triển giữa nƣớc ta và các nƣớc trên thế giới, trƣớc hết là các nƣớc trong khu vực đƣợc đặt ra hết sức cấp bách. Khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài là giải pháp chính để giải quyết vấn đề trên. Nhƣng trong khi nguồn đầu tƣ trong nƣớc còn hạn chế, thì nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng lớn hơn và đáp ứng ngay đƣợc yêu cầu xây dựng các công trình quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chính sách "mở cửa" tại Việt Nam. Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Quốc hội Việt Nam chính thức ban hành ngày 29/12/1987 và đã đƣợc sửa đổi nhiều lần qua từng thời kỳ, đã tạo ra môi trƣờng pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo Luật Đầu tƣ, nhà nƣớc Việt Nam
bảo đảm cho tiền vốn và tài sản của họ không bị quốc hữu hoá hoặc bị tịch thu trong quá trình hoạt động; khuyến khích đầu tƣ thông qua các điều kiện ƣu đãi về thuế, bao gồm miễn, giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài và các điều kiện thuận lợi khác về cƣ trú, đi lại ở Việt Nam… Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài bảo đảm đối xử công bằng đối với tất cả các đối tác nƣớc ngoài, khuyến khích họ đầu tƣ vào tất cả các hình thức, từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao để xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng… Cũng theo Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài, hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chịu sự quản lý của Uỷ ban Nhà nƣớc về hợp tác và đầu tƣ – nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Nội dung quản lý bao gồm: xúc tiến đầu tƣ, hình thành dự án, thẩm định, cấp giấy phép đầu tƣ, quản lý doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép đầu tƣ.
Với nền tảng pháp lý nói trên, cuối thập kỷ 80, Việt Nam đã tích cực tìm kiếm các giảipháp khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ thu hút vốn, kỹ thuật, tạo việc làm, mở rộng thị trƣờng để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Năm 1991 chúng ta bắt đầu triển khai xây dựng mô hình KCN-KCX. Việc thành lập KCN-KCX để tăng năng lực xuất khẩu, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc, tận dụng tối đa lợi thế so sánh của nƣớc ta trong nền kinh tế thế giới và khu vực, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế Việt Nam, là bƣớc phát triển mang tính logic của các chính sách phát triển nền kinh tế đất nƣớc nói chung và hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng.
Quá trình hình thành và phát triển các KCN Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu, từ năm 1991 – 1994. Đây là giai đoạn thử
nghiệm mô hình KCN và từng bƣớc xây dựng khuôn pháp lý cho việc quản lý và hoạt động của KCN. KCN đầu tiên đƣợc thành lập là KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh; kế đó là KCN Tân Trung – năm 1992, cũng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 4 năm từ 1991 đến 1995, trên cả nƣớc chỉ thành 12 KCN – KCX.
Giai đoạn hai bắt đầu từ 1996 đến nay. Trong giai đoạn này, đặc biệt là trong các năm 1996,1997,1998, các KCN đƣợc thành lập với một tốc độ rất nhanh chóng. Trên phạm vi cả nƣớc, giai đoạn này có tới gần 60 KCN - KCX đƣợc thành lập. Trong đó có tới 51 KCN - KCX thành lập trong các năm 1996 - 1998. Sau hơn 10 năm phát triển mô hình KCN – KCX, đến hết năm 2002, cả nƣớc đã có 72 KCN – KCX với quy mô và trình độ khác nhau.
Tại các KCN - KCX của Việt Nam, cũng hình thành các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh gồm các công ty phát triển hạ tầng, các DN-KCN và để thực hiện quản lý các KCN – KCX, Nhà nƣớc Việt Nam đã lập ra Ban quản lý KCN – KCX.
* Công ty phát triển hạ tầng KCN:
Theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, các công ty phát triển hạ tầng KCN có quyền và nghĩa vụ sau:
- Các quyền của công ty phát triển hạ tầng KCN: Vậân động đầu tƣ vào KCN trên cơ sở quy hoạch phát triển đã đƣợc duyệt; Cho các doanh nghiệp thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng; Cho các doanh nghiệp KCN thuê hoặc bán nhà xƣởng do công ty phát triển hạ tầng xây dựng trong KCN; Kinh doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tƣ hoặc giấy phép đầu tƣ, giấy phép kinh doanh; Aán định giá cho thuê lại đấtâ đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá bán/ cho
thuê nhà xƣởng, phí dịch vụ … với sự thoả thuận của Ban quản lý KCN cấp tỉnh.
- Nghĩa vụ của các công ty phát triển hạ tầng KCN: Lập và trình đề án tổng thể về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN và nêu nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngoài KCN liên quan để các cơ quan quản lý nhà nƣớc có căn cứ lập kế hoạch phát triển; Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch, thiết kế và tiến độ đƣợc duyệt; Duy tu bảo dƣỡng các công trình kết cấu hạ tầng KCN trong suốt thời gian hoạt động của công ty; Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trƣờng; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ cho Bản quản lý KCN.
Doanh nghiệp KCN:
Theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, các DN-KCN có các quyền và nghĩa vụ nhƣ sau:
- Các quyền của DN-KCN: Thuê lại đất trong KCN; Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng, các dịch vụ KCN; Tổ chức sản xuất kinh doanh theo theo giấy phép; Xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật; Thuê các tiện ích công cộng, các phƣơng tiện sản xuất kinh doanh ngoài KCN; Trong thời hạn đƣợc phép kinh doanh, DN-KCN có chuyển nhƣợng phần vốn của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Các nghĩa vụ của DN-KCN: Tuân thủ pháp luật, Quy chế KCN-KCX KCNC, Điều lệ quản lý KCN…; Đăng ký với Ban quản lý KCN cấp tỉnh về số lƣợng, khối lƣợng sản phẩm xuất khẩu tại thị trƣờng trong nƣớc; Thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc; Tuân thủ các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh môi trƣờng và phòng chống cháy nổ; Báo cáo định kỳ với Ban quản lý KCN cấp tỉnh.
Các DN-KCN có thể là các doanh nghiệp trong nƣớc hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Về quan hệ kinh tế, các DN-KCN là khách hàng của các KCN.
Ban quản lý KCN:
Nhằm hỗ trợ các DN-KCN hoạt động thuận tiện và hiệu quả, Chính phủ Việt Nam chủ trƣơng chính sách “quản lý một cửa” tại các KCN bằng cách thành lập các Ban quản lý KCN tại các tỉnh hoặc các Ban quản lý riêng cho một KCN đặc biệt (ví dụ KCN Việt Nam – Singapore). Ban quản lý KCN là cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp tại các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng hoặc Ban quản lý KCN/ Khu công nghệ cao do Chính phủ quyết định thành lập.
Mục tiêu của chính sách “quản lý một cửa” là đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cần thiết để hoàn tất các thủ tục thành lập và hoạt động trong KCN, tránh phiền hà cho các nhà đầu tƣ.
Theo Nghị định 36/CP của Chính phủ, nhiệm vụ của Ban quản lý KCN đƣợc quy định nhƣ sau:
- Xây dựng Điều lệ quản lý KCN trên cơ sở Điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phê duyệt. Trƣờng hợp là Khu công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng phê duyệt;
- Tổ chức xây dựng và quản lý việc thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN, bao gồm: quy hoạch phát triển công trhình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và khu dân cƣ phục vụ cho công nhân - lao động tại KCN;
- Đôn đốc kiểm tra việc xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đƣa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ đƣợc duyệt;
- Hỗ trợ vận động đầu tƣ vào KCN;
- Tiếp nhận đơn xin đầu tƣ kèm theo dự án đầu tƣ, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép cho dự án đầu tƣ nƣớc ngoài theo uỷ quyền;
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tƣ, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấùp dịch vụ, hợp đòng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đƣơng sự;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động trong việc kiểm tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả sƣớc lao động tập thể, an toàn lao động;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ trong KCN;
- Thoả thuận với công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành;
- Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền; Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền;
- Đƣợc mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan chính phủ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi bàn về sự hình thành, phát triển và quản lý KCN;
- Báo cáo định kỳ về tình hình xây dựng, phát triển và quản ký KCN cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý các KCN Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan.
2.1.2. Thực trạng các KCN - KCX Việt Nam. 2.1.2.1. Các loại hình KCN - KCX ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, sau nhiều năm phát triển, đến nay đã hình thành 3 loại hình KCN là: Khu Công nghiệp. Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao thành lập theo Quy chế của Khu Công nghiệp. Khu Chế xuất, Khu Công nghệ cao do Chính phủ ban hành. Có thể phân chia các KCN Việt Nam theo các nhóm sau:
Nhóm 1: Bao gồm các KCN đƣợc thành lập trên những khuôn viên đã có sẵn một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động. Thuộc nhóm này có Cụm công nghiệp Hoà Khánh – Liên Chiểu (Đà Nẵng) KCN Việt Hƣơng, Bình Đƣờng (Bình Dƣơng), KCN Tân Tạo, Bình Chiểu (Thành phố Hồ Chí Minh), KCN Sài Đồng B (Hà Nội), và một số KCN tại tỉnh Đồng Nai. Các KCN này đƣợc thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KCN theo đúng quy hoạch mới, đồng thời tạo ra hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt việc phát triển KCN, có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp.
Nhóm 2: Bao gồm các KCN đƣợc hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trƣờng, môi sinh, phải di dời các nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn vào các KCN.
Nhóm 3: Bao gồm các KCN hiện đại và có quy mô lớn xây dựng mới. Thuộc loại hình KCN này hiện có 20 khu, trong đó có 13 khu (kể cả 3 khu chế xuất) do các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ và phát triển hạ tầng theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ KCN Đình Vũ, KCN Nomura - Hải Phòng (Hải Phòng), KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Đài Tƣ (Hà Nội), KCN Việt Nam - Singapore (Bình Dƣơng), KCN Amata, KCN Loteco (Đồng Nai) v.v... Nhìn chung các KCN này có tốc độ xây dựng hạ tầng tƣơng đối nhanh và chất lƣợng hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tiên tiến, đồng bộ. Một số khu có nhà máy
phát điện riêng, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tƣ đối với các công ty nƣớc ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả năng tài chính và làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tƣ vào các KCN này có điều kiện thuận lợi hơn do bên nƣớc ngoài tham gia liên doanh có mạng lƣới kinh doanh rộng ở nhiều nƣớc, có kinh nghiệm tiếp thị.
2.1.2.2. Tình hình phân bố và quy mô các KCN – KCX:
Nếu không kể các cụm công nghiệp hình thành từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở miền Bắc hay ở miền Nam trƣớc năm 1975, Tân Thuận với diện tích 300 hecta là KCX đầu tiên đƣợc thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 9 năm 1991. Trong thời gian hơn một thập kỷ qua (tính đến 31/7/2002), không kể khu Dung Quất rộng 14.000 ha, trong cả nƣớc đã có tất cả 72 KCN, 3 KCX và 1 khu công nghệ cao đƣợc thành lập theo các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 12.000 ha, trong đó có hơn 8.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Để thấy đƣợc tình hình phân bố và quy mô các KCN-KCX, có thể xem Bảng 1. * Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên và Quảng Ninh) có 10 KCN-KCX với tổng diện tích 1.307 ha chiếm 12,5% tổng diện tích các KCN-KCX cả nƣớc, trong đó có một khu công nghệ cao Hoà Lạc. Điều kiện phát triển của vùng này có nhiều thuận lợi hơn so với nhiều vùng khác trong cả nƣớc. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, cảng biển… tƣơng đối phát triển; có tiềm năng lớn về thị trƣờng, nguồn nguyên liệu, lực lƣợng lao động và thuận lợi về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
* Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dƣơng, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có 38 KCN-KCX với tổng diện tích 7.270 ha, chiếm 68% tổng diện tích các KCN-KCX. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất, nhiều lợi thế so sánh, phát triển năng động nhất cả nƣớc; là vùng đã phát triển, có hệ
thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển vào bậc nhất cả nƣớc, gần các vùng nguyên liệu nông nghiệp tập trung quy mô lớn nhất cả