2.2.1. Bức tranh chung về thu hút đầu tư vào KCN - KCX ở Việt Nam
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, với những chính sách ƣu đãi vƣợt trội và những cố gắng khai thác tối đa các lợi thế, KCN-KCX Việt Nam đã trở thành một địa chỉ khá hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc. Đến nay, khoảng 2/3 số các KCN của cả nƣớc đã giải phóng xong mặt bằng và đang đƣợc triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Diện tích đất trong các KCN đã lấp đầy trên 1.750 ha, bằng 35% diện tích đất công nghiệp theo qui hoạch chi tiết của các KCN, 12 KCN đã lấy đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp. Đã có 24 nƣớc và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ có công nghệ tiên tiến và giá trị xuất khẩu lớn nhƣ Dự án sản xuất bản in mạch điện tử của Công ty Fujitsu, dự án sản xuất động cơ nhỏ của công ty Mabuchi, dự án sản xuất rô bốt của Công ty Rorze Robotech v.v... Các công ty của Đài Loan lại chú trọng thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp dệt, giầy da, chế biến nông sản, tạo nhiều việc làm. Các doanh nghiệp Châu Âu và Mỹ tập trung vào các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến khí và công nghiệp hoá chất. Các KCN ở phía Nam đã có bƣớc tiến dài trong thực hiện đa dạng hoá các đối tác đầu tƣ.
Số lƣợng các doanh nghiệp đầu tƣ vào các KCN-KCX ngày càng tăng, trong đó các dự án FDI đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Các lĩnh vực đầu tƣ bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX, sản xuất công nghiệp và
dịch vụ sản xuất công nghiệp. Tính đến cuối năm 2001, có 1.347 dự án đầu tƣ còn hiệu lực trong các KCN-KCX với 9.207 triệu USD và 31.646 tỷ đồng vốn đăng ký (bao gồm dự án lớn nhất Nhà máy lọc dầu số I - khu Dung Quất vốn đầu tƣ 1.300 USD). Các dự án đầu tƣ bao gồm 68 dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX với 1.100 triệu USD và 10.956 tỷ đồng vốn đăng ký và 1.380 dự án sản xuất công nghiệp và dịch vụ với tổng số vốn đầu tƣ 8.105 triệu USD và 20.689 tỷ đồng.
Đầu tư trong nước tại các KCN-KCX: đến nay tại các KCN-KCX có 52 doanh nghiệp tham gia kinh doanh phátù triển hạ tầng với 10.957 tỷ đồng và 216 triệu USD vốn đăng ký. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và
Bảng 3: TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TẠI CÁC KCN -KCX VIỆT NAM Tổng vốn FDI đăng ký (triệu USD) Tổng vốn FDI đăng ký trong các KCN-KCX (triệu USD) Tỷ trọng (%) Cả nƣớc 35.660,00 8.607,50 24,1 Vùng trọng điểm Nam bộ 17.304,84 5.685,60 31 Vùng trọng điểm Bắc bộ 10.888,60 990,60 9,1 Vùng trọng điểm Trung bộ 1.983,50 1.516,60 76,5 Vùng Tây nguyên 898,00 0 - Vùng núi Bắc bộ 264,00 0 -
Vùng Đ.B sông Cửu long 1.005,83 214,25 21,3
Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư
dịch vụ có 552 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tƣ 20.689 tỷ đồng. Điểm nổi bật trong thời điểm 3 năm gần đây là các nhà đầu tƣ trong nƣớc đã quan tâm nhiều hơn đến đầu tƣ vào các KCN-KCX, nhiều dự án mới đầu tƣ vào các KCN. Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng là nơi dẫn đầu trong việc thu hút nhiều doanh nghiệp trong nƣớc vào các KCN. KCN trở nên hấp dẫn các nhà đầu tƣ bởi vì đƣợc quy hoạch cho sự phát triển công nghiệp lâu dài, thủ tục thuê đất thuận lợi hơn nhiều so với thuê đất ngoài KCN do không phải làm công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng sẵn có, các
doanh nghiệp có thể nhanh chóng bắt tay vào xây dựng cơ bản và sớm đi vào hoạt động sản xuất.
Các ngành nghề đầu tƣ hoạt động trong KCN bao gồm: công nghiệp nhẹ, điện tử, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông thuỷ sản phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ xuất khẩu, công nghiệp nặng gắn với cảng nƣớc sâu. ở các vùng kinh tế trọng điểm (tam giác phát triển tại khu vực phía Bắc, phía Nam, và khu vực Đà Nẵng - Dung Quất có thêm công nghiệp hoá dầu), công nghiệp chế biến khí tại Vũng Tầu. Cơ cấu ngành nghề của các KCN đƣợc gắn liền với lợi thế của từng vùng tránh triệt tiêu lẫn nhau.