BẢNG 2: QUY MÔ DIỆN TÍCH CÁC KCN-KCX VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 45)

Loại KCN - KCX Số KCN -

KCX

Tỷ lệ (%)

Quy mô nhỏ (dƣới 100ha) 27 40,3

Quy mô vừa (100 – 250 ha) 29 43,3

Quy mô lớn (trên 250 ha) 11 16,4

Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng KCN–KCX, tính đến hết tháng 12/2001, các dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong các KCN - KCX mới chỉ thực hiện đƣợc 478 triệu USD và 1.996 tỷ VND (trong tổng số vốn đăng ký là 11.250 triệu USD và 10.956 tỷ VND). Các KCN - KCX đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật có thể kể ra là Nội Bài, Thăng Long (Hà Nội), Nomura-Hải Phòng (Thành phố Hải Phòng), Đà Nẵng (Thành phố Đà Nẵng), Tân Thuận, Linh Trung (Thành phố Hồ Chí Minh), Amata, Loteco, Biên Hoà II (Đồng Nai), Việt Nam-Singapore, Việt Hƣơng (Bình Dƣơng)… Phần lớn đây là do các doanh nghiệp có vốn nƣớc

ngoài đầu tƣ. Còn ở hầu hết các KCN - KCX do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ cơ sở hạ tầng bằng vay tín dụng hoặc vốn ứng trƣớc của doanh nghiệp đều có tiến độ hoàn thành rất chậm, chất lƣợng công trình còn yếu, khả năng hấp dẫn đầu tƣ sẽ không cao.

2.1.2.3. Môi trường pháp lý và những ưu đãi dành cho KCN - KCX Việt Nam;

Có thể khái quát những điểm nổi bật, là ƣu thế của các KCN - KCX Việt Nam so với các khu vực bên ngoài trong việc thu hút vốn FDI ù nhƣ sau:

Môi trường pháp lý ổn định và cơ chế quản lý "một dấu, một cửa":

Định hƣớng xây dựng và phát triển các KCN-KCX Việt Nam lần đầu tiên đã đƣợc thể chế hoá bằng sự ra đời các văn bản pháp quy chính thức - Quy chế Khu chế xuất ngày 18/10/1991. Sau gần 3 năm thực hiện mô hình KCX, để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của KCN, một mô hình kinh tế mới có thể khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm của KCX, ngày 28/12/1994 Chính phủ đã ban hành Quy chế Khu Công nghiệp. Sau đó, căn cứ vào Luật Đầu tƣ sửa đổi 1996, ngày 24/4/1997 Chính phủ đã ban hành Quy chế KCN, KCX và KCN cao kèm theo Nghị định số 36/CP. Quy chế này là sự kế thừa có chọn lọc hai bản quy chế cũ về KCX và KCN và có những bổ sung sửa đổi để có thể phù hợp với những bƣớc thay đổi trong tình hình hoạt động thực tế. Đặc biệt cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" đã đƣợc ra đời và triển khai thực hiện đi đầu tại KCX Tân Thuận và Ban Quản lý các KCN-KCX thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đƣợc triển khai tại tất cả các KCN-KCX trong cả nƣớc. Sự ra đời của hệ thống các cơ sở pháp lý này là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho hoạt động của các KCN- KCX theo đúng định hƣớng phát triển Nhà nƣớc. Với hệ thống các văn bản pháp quy nhƣ trên các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN-KCX chịu sự quản lý bởi một hành lang pháp lý riêng, thông thoáng hơn so với các doanh

nghiệp nằm ở khu vực bên ngoài. Hiện nay hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại các KCN - KCX có các văn bản pháp luật chính là Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài sửa đổi năm 2000 và bản Quy chế ngày 24/4/1997 nói trên, ngoài ra còn một loạt các văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, ngành liên quan về quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp tại các KCN, KCX và Khu công nghệ cao. Đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam hiện nay, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và Quy chế 24/7/1997 nói riêng đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá là thông thoáng và ƣu đãi hơn nhiều so với một số nƣớc trong khu vực. Ví dụ nhƣ các KCN-KCX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đƣợc các nhà quản lý tuyên bố “trải thảm đỏ cho đầu tƣ nƣớc ngoài” bằng chính sách 4 sẵn sàng: sẵn sàng về thông tin, sẵn sàng về mặt bằng, sẵn sàng về nhân lực, sẵn sàng về viễn thông. Sự cố gắng của chính quyền lãnh đạo các địa phƣơng, từ khu vực phía Nam nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng đến phía Bắc nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên trong việc quyết tâm khắc phục những nhƣợc điểm về các mặt từ thủ tục tới các thể chế luật pháp, tính hiệu quả của bộ máy hành chính, tổ chức đều đặn các buổi đối thoại với cấp lãnh đạo chính quyền cao nhất giúp các doanh nghiệp tháo gỡ vƣớng mắc... đã tạo cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài những ấn tƣợng rất mạnh và thuyết phục về một đất nƣớc năng động, không bảo thủ, hứa hẹn một địa chỉ đầu tƣ hấp dẫn.

Những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các KCN-KCX nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Chính sách phát triển KCN-KCX đƣợc hiểu là các quyết định về thu hút vốn đầu tƣ theo quy hoạch xác định phù hợp với phát triển kinh tế của đất nƣớc, đảm bảo sự phân bố hợp lý về lực lƣợng sản xuất, sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực nhƣ vốn, đất đai, nguồn tài nguyên, lao động…; về tài chính, thƣơng mại, ngân hàng, ngoại hối, giá cả, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện chủ trƣơng phát

triển công nghiệp, thực hiện chủ trƣơng công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điều quan trọng nhất là chính sách phát triển KCN-KCX phải đảm bảo mục tiêu đề ra của đất nƣớc nhƣng cũng phải đảm bảo tính hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ thì mới có thể thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tại Việt Nam, những chính sách ƣu đãi do Nhà nƣớc ban hành, đƣợc áp dụng chung cho tất cả các KCN-KCX trong cả nƣớc. Mặt khác, tại mỗi địa phƣơng, tùy từng điều kiện cụ thể và tuỳ thuộc vào những lý do khác nhau đã có những chính sách riêng để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các KCN- KCX của mình. Những chính sách này là sự cụ thể hoá những chính sách của Nhà nƣớc đƣợc áp dụng một cách thông thoáng hơn và phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của mỗi KCN-KCX. Những chính sách này đã đem lại những hiệu quả rõ rệt, chứng tỏ sự năng động sáng tạo của các nhà quản lý địa phƣơng trong công tác vận động, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau đây là một số ví dụ điển hình.

Một số chính sách ưu đãi áp dụng trong KCN Dung Quất:

Đến nay đã gần 6 năm trôi qua kể từ ngày Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định cho phép thành lập KCN Dung quất – KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích 14.000 ha nằm trên lãnh thổ hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đây sẽ là một KCN lọc hoá dầu đầu tiên của cả nƣớc, khu tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển nƣớc sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị mới Vạn Tƣờng; là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong chiến lƣợc phát triển cân đối vùng lãnh thổ. Chủ trƣơng xây dựng KCN Dung Quất của Chính phủ đã gây nên sự hoài nghi tranh cãi của một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang dự định đầu tƣ vào lĩnh vực khai thác và chế biến dầu mỏ của Việt Nam - trong đó có một số tập đoàn công nghiệp khổng lồ của thế giới đã rút lui. Không phải là không có căn cứ cho những lập luận nghi ngờ này. Nói về quy hoạch,

KCN Dung Quất nằm tại khu vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội hầu nhƣ chƣa có gì ngoài những tiềm năng chiến lƣợc: cảng biển nƣớc sâu, sân bay quốc tế, quốc lộ 1A và đƣờng xuyên Á, có những đô thị mới sẽ đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn của thành phố văn minh, hiện đại… Nhƣng tất cả mới chỉ là những tiềm năng. Một nguồn vốn khổng lồ chƣa từng có sẽ phải đƣợc huy động để xây dựng nền móng của hệ thống cơ sở hạ tầng xứng đáng với tầm cỡ chiến lƣợc nhƣ những nhà hoạch định chính sách mong đợi. Có những công trình hạ tầng lớn mang tầm cỡ không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới phải đƣợc đầu tƣ xây dựng sớm làm cơ sở để phát triển cho các hạng mục công trình tiếp theo. Ví dụ nhƣ công trình đê chắn sóng cảng Dung Quất là một công trình có quy mô rất lớn, khu vực xây dựng có cấu trúc địa chất phức tạp, nền đất yếu. Công trình này do các nhà thầu Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận thi công, đứng trƣớc thực tế địa chất phức tạp đã không tránh khỏi những lúng túng trong chỉ đạo thực hiện, thiếu khả năng xử lý các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, mô hình quản lý KCN Dung Quất và dự án Nhà máy lọc dầu số 1 là những vấn đề quá lớn về qui mô, và phức tạp về công nghệ chƣa từng có tại Việt Nam. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý điều hành, năng lực và kinh nghiệm thi công của các nhà thầu trong nƣớc còn hạn chế; chƣa có mô hình quản lý phù hợp cho một KCN lớn nhƣ Dung Quất, nên chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai.

Với những khó khăn nhƣ vậy, Dung Quất là một công trình trọng điểm đƣợc Nhà nƣớc tập trung chỉ đạo thực hiện và ƣu tiên mọi mặt. Dung Quất đã đƣợc đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc để phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội. Nhờ đó đến nay sau 6 năm, một nguồn vốn trị giá gần 1.000 tỷ đồng đã đƣợc sử dụng để hoàn thành cơ bản công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các phân khu công nghiệp và đô thị, quy hoạch cảng. Đã hoàn thiện giai đoạn 1 các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ

thuật và hạ tầng xã hội gồm 60 km đƣờng giao thông theo tiêu chuẩn quốc tế, nhà máy nƣớc, trạm và các đƣờng dây điện cao thế, hệ thống thông tin hiện đại. Đây là bƣớc khởi đầu vô cùng quan trọng, là cơ sở để Dung Quất nhanh chóng thu hút thêm đƣợc nhiều dự án FDI. Thêm vào đó, Ban Quản lý KCN Dung Quất luôn coi trọng công tác xúc tiến đầu tƣ, đã trình Chính phủ kiến nghị cho phép áp dụng một số ƣu đãi đầu tƣ, bao gồm ƣu đãi về giá cho thuê đất, điều kiện hƣởng ƣu đãi nhƣ một doanh nghiệp KCX, việc xếp Dung Quất vào khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc, về hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ. Mới đây nhất, ngày 19/2/2002 Chính phủ đã có văn bản 177/CP-CN cho KCN Dung Quất một số cơ chế, chính sách phát triển mới. Cụ thể là, các dự án đầu tƣ vào Dung Quất đƣợc hƣởng ƣu đãi đầu tƣ theo Nghị định tại danh mục C của Nghị định 51/1999/NĐ-CP; các doanh nghiệp trong khu nếu xuất khẩu từ 60% trở lên các sản phẩm đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ doanh nghiệp KCX. UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng ban hành thêm một số cơ chế khuyến khích đầu tƣ vào Dung Quất, nhƣ tất cả các dự án vào khu đƣợc miễn tiền thuê đất thô 16 năm, sau đó đƣợc thuê với giá ổn định 150 USD/năm với các dự án FDI hoặc 500.000 đ/ha /năm với các dự án trong nƣớc; hỗ trợ 100% chi phí đền bù về đất và cây cối, hoa màu gắn với đất; đƣợc cung cấp về nhân lực có tay nghề 3/7 mà không yêu cầu đóng góp tài chính đào tạo… Những chính sách này nhìn chung chƣa hoàn toàn vƣợt trội so với một số địa phƣơng khác nhƣng bƣớc đầu đã mang lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ, và thực sự là động lực thúc đẩy nhanh việc triển khai các dự án đã cấp phép và thu hút thêm nhiều dự án mới.

Một số chính sách ưu đãi nổi bật của Đồng Nai áp dụng trong các KCN:

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các KCN và thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Là tỉnh dẫn đầu cả nƣớc trong quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đồng Nai hiện vẫn đang duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định với mức tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 12% (cả nƣớc tăng 6,7%). Để đạt đƣợc thành tựu này, việc xây dựng và phát triển các KCN đã sớm đƣợc Đồng Nai coi trọng là động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Các chính sách thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN đƣợc Nhà nƣớc ban hành trong thời gian gần đây đã đƣợc Đồng Nai cụ thể hoá và thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

Trong một bài phát biểu đƣợc trích đăng tại tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số tháng 4/2001, bà Đặng Thị Kim Nguyên, phó chủ tịch UBND kiêm trƣởng Ban Quản lý các KCN Tỉnh Đồng Nai đã khẳng định "Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đồng Nai". Đứng về công tác quản lý nhà nƣớc, chính sách chung của tỉnh Đồng Nai đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo các phƣơng châm thống nhất sau:

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp mặt và đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các doanh nghiệp FDI mỗi năm 1 – 2 lần để lắng nghe và kịp thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn của các doanh nghiệp.

- Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất công nghiệp, công khai về quy trình, thủ tục của từng cấp, từng ngành; tiếp tục soát xét và loại bỏ các thủ tục, các loại phí không còn phù hợp, thực hiện nghiêm túc cơ chế "một cửa, một dấu".

-Thực hiện đầy đủ các ƣu đãi đầu tƣ cho doanh nghiệp FDI theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm cấm các cán bộ cơ quan quản lý nhà nƣớc lợi dụng công vụ để ép buộc doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ hoặc mua thiết bị chuyên dụng của chính các cơ quan đó cung cấp hoặc môi giới.

- Tổ chức lại hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo hƣớng phối hợp kiểm tra, tránh chồng chéo; kế hoạch kiểm tra định kỳ phải có sự phê duyệt của UBND Tỉnh và một năm chỉ kiểm tra một lần. Tại hầu hết các KCN của Đồng Nai đều có vị trí địa lý rất thuận lợi và đã phát triển cơ sở hạ tầng tƣơng đối tốt, rất hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Trong khi nhiều KCN của một số địa phƣơng khác phải thực hiện chính sách kinh doanh cơ sơ ûhạ tầng theo phƣơng thức quấn chiếu, lấy ngắn nuôi dài thì Đồng Nai đã tập trung các nguồn lực tài chính phát triển cơ sở hạ tầng trƣớc khi các nhà đầu tƣ đến thuê đất. Tại Đồng Nai có những doanh nghiệp phát triển hạ tầng hoạt động rất thành công nhƣ Công ty Phát triển KCN Biên Hoà (Sonadezi), công ty Loteco… Giữa các KCN của Đồng Nai cũng có những chính sách riêng để thu hút đầu tƣ, tuỳ thuộc vào lợi thế của mình. Một số khu lấy chất lƣợng cơ sở hạ tầng làm mục tiêu quan trọng nhất nhƣ Loteco, Amata… Ôâng Lê Xuân Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Loteco khẳng định "Chúng tôi luôn đặt ra phƣơng châm: đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chất lƣợng ở mức cao nhất, đó là cách tốt nhất để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các KCN". Với phƣơng châm này đến nay KCN Loteco hiện đã có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có chất lƣợng nhất nhì của

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)