KIM NGẠCH XK CỦA CẢ NƢỚC
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
14% 15% 16%
Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và đầu tư
Qua số liệu trên cho ta thấy giá trị sản lƣợng công nghiệp và giá trị kim ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp KCN thực hiện ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp và giá trị xuất khẩu của cả nƣớc. Điều này chứng tỏ các KCN ngày càng đóng góp một vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế của đất nƣớc.
2.3.1.2. Tạo việc làm và bảo vệ môi trường
Hiện nay, khu vực có vốn nƣớc ngoài thu hút khoảng 35 vạn lao động, trong đó các KCN - KCX tại Việt Nam đã trực tiếp tạo việc làm cho trên 23 vạn lao động. Phần lớn các lao động sau khi đƣợc các doanh nghiệp KCN - KCX tuyển đều đƣợc nâng cao tay nghề tại Việt Nam cũng nhƣ gửi đi đào tạo tại các nƣớc công nghiệp phát triển. Đây là đội ngũ lao động lành nghề phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nƣớc trong thế kỷ 21.
Trong các KCN - KCX việc phân nhóm các nhà máy đƣợc tiến hành một cách có hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng công nghiệp. Đây là lợi ích cơ bản và lâu dài với một nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta. Tại phần lớn các KCN - KCX, các công ty phát triển cơ sở hạ tầng
đầu tƣ xây dựng các nhà máy xử lý nƣớc thải công nghiệp. Nƣớc thải của các doanh nghiệp trong KCN - KCX đƣợc tập trung thu gom và xử lý tại các nhà máy xử lý này với công nghệ hiện đại, đảm bảo nƣớc thải qua xử lý khi thoát ra hệ thống thoát nƣớc chung, sông ngòi đều đạt đƣợc tiêu chuẩn môi trƣờng của Việt Nam. Việc tập trung xử lý nƣớc thải và chất thải tại các KCN - KCX làm giảm chi phí xử lý, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tự giác trong việc bảo vệ môi trƣờng. Tại các KCN - KCX, các doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc qui hoạch, tập trung tại một khu vực nhất định, từ đó các công ty phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ quan hữu quan có thể dễ dàng quản lý về môi trƣờng và cùng với các doanh nghiệp tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trƣờng hữu hiệu, tiết kiệm đƣợc chi phí.
2.3.1.3. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thúc đẩy phát triển của khu vực xung quanh KCN - KCX.
Việc xây dựng sẵn các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN - KCX đã giúp cho các nhà đầu tƣ thuận lợi khi thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh cho mình. Trƣớc tiên là chủ đầu tƣ không mất thời gian, giảm đƣợc chi phí đầu tƣ từ các khâu chuẩn bị địa điểm, mặt bằng xây dựng, xin phép sử dụng đất, giải toả đền bù cho dân cũng nhƣ xây dựng hạ tầng chơ sở khác ( đƣờng giao thông, điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, rác thải công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng v.v...) mà một cơ sở sản xuất ở bên ngoài KCN - KCX bắt buộc phải đầu tƣ xây dựng. Ngoài ra các doanh nghiệp vào KCN - KCX còn đƣợc hƣởng một loạt các chính sách miễn giảm thuế, chậm trả tiền thuê đất các chính sách ƣu tiên khác áp dụng cho các doanh nghiệp KCN. Trong KCN - KCX có sẵn đại diện của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc, các dịch vụ phục vụ tại chỗ giúp doanh nghiệp khỏi mất nhiều thời gian để đến các nơi cần thiết nhƣ khi thành lập doanh nghiệp riêng lẻ. Kết quả là tuy chỉ với 35% diện tích đất công nghiệp đã thu hút đƣợc 1.441 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ.
Hơn nữa, các KCN - KCX là một khu vực lý tƣởng để đặt nền móng cho bƣớc đi tìm tòi phát triển các mô hình kinh tế năng động hơn, là nơi thực nghiệm các chính sách, cơ chế quản lý tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam, Năm 1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã áp dụng thí điểm qui trình đăng ký xin Giấy phép đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ vào KCN - KCX tại Việt Nam, thay thế cho qui trình xin Giấy phép Đầu tƣ phức tạp và rƣờm rà. Sau một thời gian áp dụng hiệu quả, vào năm 2000 Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã quyết định áp dụng qui trình đăng ký xin Giấy phép Đầu tƣ cho cả các dự án ngoài KCN - KCX. Trong năm 2000, Tổng cục Hải quan đã áp dụng thí điểm tại KCX Linh Trung (TP HCM) Qui chế Hải quan khai báo một lần. Sau một thời gian thí điểm, Qui chế này đã chứng tỏ tính ƣu việt và đƣợc các doanh nghiệp tại KCX Linh Trung hoan nghênh. Vào đầu năm 2001, Tổng cục Hải quan đã quyết định áp dụng Qui chế này trên phạm vi toàn quốc.
Ngoài số lao động trực tiếp làm việc cho các doanh nghệp trong KCN - KCX, hoạt động của các KCN - KCX đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động làm việc trong các ngành sản xuất các linh kiện, dịch vụ, xây dựng cơ bản phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp KCN - KCX và việc phát triển, xây dựng mới các KCN - KCX. Tay nghề và trình độ của các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đƣợc nâng lên và từ đây lan toả ra bên ngoài.
Các KCN - KCX còn tác động đến phát triển các cơ sở sản xuất nguyên liệu, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp KCN, góp phần nâng cao giá trị nông sản của Việt Nam, mở rộng thị trƣờng, hình thành các đô thị vệ
tinh, giảm bớt sự tập trung quá cao vào các đô thị lớn hiện có, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Năm 1998 đã có 103 doanh nghiệp trong thị trƣờng nội địa gia công cho Khu chế xuất Tân Thuận, tăng gấp 10 lần so với năm 1997 và có 21 doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận gia công cho các công nghiệp trong thị trƣờng nội địa với giá trị hơn 10 triệu USD. Việc cung cấp vật tƣ từ thị trƣờng trong nƣớc vào KCX Tân Thuận tăng với tốc độ nhanh, năm 1998 với 58 mặt hàng trị giá hơn 18 triệu USD.
Hàng năm, thu nhập của các lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN tạo ra sức mua cho xã hội khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ và sản xuát hàng hoá tiêu dùg của đất nƣớc.
Ngoài ra, phát triển KCN - KCX không chỉ mang lại lợi ích kinh tế xã hội mà còn mang ý nghĩa về an ninh quốc phòng. Trong quá trình triển khai thực hiện qui hoạch phát triển KCN, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về KCN - KCX đã phối hợp với Bộ Quốc phòng để có những điều chỉnh cần thiết nhằm đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, kết hợp xây dựng một số công trình, ngành có tính lƣỡng dụng, vừa phục vụ kinh tế trƣớc mắt, nhƣng khi cần thiết có thể nhanh chóng chuyển sang phục vụ quốc phòng.
2.3.2. Những hạn chế cơ bản và những vấn đề đặt ra cho việc thu hút nguồn vốn FDI của các KCN-KCX Việt Nam hiện nay:
2.3.2.1. Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN-KCX Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực:
Một trong những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả KCN-KCX là chi phí xây dựng hạ tầng, bao gồm những khoản chi phí chuẩn bị mặt bằng và xây dựng
hạ tầng và giá trị sản lƣợng, kể cả xuất khẩu đƣợc tạo ra trên 1 ha diện tích của KCN-KCX. (Xin tham khảo số liệu tại bảng 13 dưới đây).
Mặc dù đƣợc quy hoạch xây dựng tại những khu vực đô thị và công nghiệp có hệ thống hạ tầng tƣơng đối phát triển nhƣng nói chung chi phí xây dựng và phát triển hạ tầng các KCN-KCX Việt Nam rất cao so với khu vực. Chi phí xây dựng trung bình tính trên một ha diện tích các KCN-KCX Việt Nam đều cao hơn mức của các nƣớc châu Á, trừ vài khu nhƣ khu Bataan của Philippin (đã nói ở phần trình bày trên) bị coi là điển hình thất bại của những KCN-KCX do chọn vị trí tại những khu vực biệt lập, đồi núi kinh tế kém phát triển, hầu nhƣ chƣa có cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu. Điều đó cho thấy chi phí ban đầu xây dựng hạ tầng của Việt Nam rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí để chuẩn bị mặt bằng cao, bao gồm cả chi phí đền bù đất giải phóng mặt bằng. Ví dụ KCX Tân Thuận và Hải Phòng ngoài khối lƣợng san lấp mặt bằng trên diện tích 300 ha với chi phí rất lớn còn phải bồi thƣờng giải toả mặt bằng cho dân và các tổ chức kinh tế, xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nƣớc, cấp điện, viễn thông và các công trình bảo vệ môi trƣờng nhƣ trung tâm xử lý nƣớc thải, cây xanh… Trong đó nhiều khu giá bồi thƣờng giải toả mặt bằng đã bị đẩy lên cao một cách bất hợp lý.
BẢNG 13: CHI PHÍ XÂY DỰNG HẠ TẦNG Ở MỘT SỐ KCN-KCX TRONG KHU VỰC
Tên KCN-KCX Tổng vốn đầu tư xây dưnïg hạ tầng
(triệu USD)
Bình quân vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 1 ha
(nghìn USD)
Khu Kandla (Aán độ) 18,0 63,5
Khu Penang, Mang, (Malaixia)
10,0 20,0
Khu Maan (Hàn Quốc)
28,8 35,0
Khu Lat Krabang, (Thái Lan) 9,8 36,0 Tân Thuận 89,0 297,0 Linh Trung 14,0 233,0 Đà Nẵng 24,0 343,0 Hà Nội 30,0 300,0 Hải phòng 150,0 500,0
Nguồn:Vụ Quản lý KCN-KCX – Bộ Kế hoạch Đầu tư
Thêm một nguyên nhân khách quan nữa cũng đáng cân nhắc: Đó là nhiều KCN-KCX của Việt Nam đƣợc quy hoạch tại những vùng có vị trí thuận lợi về kinh tế - xã hội và địa lý nhƣng về địa chất lại thuộc vùng đất thấp, đất yếu nên chi phí san lấp mặt bằng và chi phí xây dựng trở nên cao hơn so với các nơi khác. Trong khi nhiều KCN-KCX ở Philippin hoặc ngay ở Việt Nam nhƣ Đồng Nai, Bình Dƣơng nằm ở vùng đất cao, đất đồi vững chắc thì nhiều nhà máy tại các KCN-KCX khu vực miền Bắc phải chịu chi phí đóng cọc, làm nền móng chiếm tới 30% chi phí xây dựng cơ bản. Điều này không làm ảnh hƣởng đến tất cả các doanh nghiệp FDI nhƣng cũng làm nản lòng một số nhà đầu tƣ mà nhà máy của họ yêu cầu phải có nền móng vững chắc nhƣ sản xuất thức ăn gia súc, chế tạo sắt thép… Đó là những nguyên nhân đẩy giá thuê đất và các chi phí xây dựng hạ tầng của các KCN- KCX Việt Nam lên rất cao, làm giảm sức cạnh tranh, kém hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
2.3.2.2. Một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra cho các KCN-KCX Việt Nam hiện nay là thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng:
Một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho các KCN-KCX hoạt động thành công là có cơ sở hạ tầng chất lƣợng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể dễ dàng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Ở một số nƣớc, việc xây dựng cơ sở
hạ tầng do chính phủ đảm nhận bởi nguồn vốn yêu cầu rất lớn, thời gian thu hồi vốn chậm. Chẳng hạn ở Trung Quốc, nhà nƣớc đảm bảo 3 thông: thông điện, thông nƣớc, thông đƣờng và mặt bằng (san lấp mặt bằng). Ở một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia… ngoài Nhà nƣớc còn có khu vực kinh tế tƣ nhân tham gia phát triển hạ tầng các KCN-KCX. Song hầu hết các nƣớc đang phát triển đều vấp phải khó khăn lớn về nguồn tài chính để tài trợ cho chƣơng trình xây dựng hạ tầng các KCN-KCX. Một là bản thân nƣớc chủ nhà thiếu vốn. Hai là việc vay vốn của các ngân hàng thế giới với lãi suất cao đòi hỏi phải quản lý tốt để phát huy nhanh hiệu quả vốn đầu tƣ để thu hồi vốn trả nợ vay. Điều này không phải nƣớc đang phát triển nào cũng có thể thực hiện đƣợc.
Ở nƣớc ta, nhà nƣớc chủ trƣơng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN-KCX sẵn có để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ. Nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế, nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX. Cho đến nay đã có 68 doanh nghiệp đƣợc phép đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng tại các KCN-KCX với 1.101 triệu USD và 10.956 tỷ đồng vốn đăng ký. Trong đó bao gồm 53 doanh nghiệp Việt Nam tham gia tại 52 KCN-KCX và khu CNC Hoà Lạc với tổng số vốn đăng ký 256,6 triệu USD và 24.429 tỷ đồng. Nguồn vốn để xây dựng hạ tầng của các doanh nghiệp này chủ yếu là từ nguồn tín dụng ƣu đãi, tiền thuê đất ứng trƣớc của các nhà đầu tƣ và chỉ một phần nhỏ là vốn tự có của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp đều áp dụng hình thức cuốn chiếu để có thể nhanh chóng thu hồi vốn. Để khắc phục tình trạng trên, nhà nƣớc cũng rất khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào lĩnh vực này. Hiện đã có 15 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ FDI tham gia đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng các KCN-KCX. Trong đó duy nhất có một doanh nghiệp 100% vốn
FDI với 12 triệu USD đăng ký tham gia xây dựng KCN Đài Tƣ Hà Nội rộng 40 ha. Còn lại 14 liên doanh với 973 triệu USD vốn đăng ký. Tuy nhiên thực tế triển khai các dự án phát triển hạ tầng KCN-KCX không đƣợc khả quan nhƣ mong đợi. Đến cuối tháng 5/2001 mới có 56 KCN-KCX triển khai đầu tƣ với số vốn thực hiện 478 triệu USD và 1.997 tỷ đồng, chỉ bằng 25% vốn đăng ký đƣợc duyệt.
Bản thân phía các bên nƣớc ngoài cũng gặp nhiều khó khăn về tài chính làm cho tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng rất chậm, khó bảo đảm thành công. Chính doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN Đài Tƣ (Hà Nội) đang bị UBND thành phố Hà Nội kiến nghị thu hồi giấy phép và thu hồi đất do tốc độ triển khai dự án quá chậm. Việc thiếu vốn đầu tƣ đã làm cho chất lƣợng các công trình hạ tầng KCN-KCX giảm so với tiêu chuẩn đề ra trong hồ sơ trình các cơ quan chức năng có thẩm quyền duyệt. Tại đa số các KCN-KCX đều áp dụng hình thức xây dựng theo kiểu cuốn chiếu, vừa cho thuê đất để thu hồi vốn, tạo điều kiện tiếp tục đầu tƣ các khu vực còn lại. Nhiều doanh nghiệp sau khi đã thu hồi đƣợc vốn đã chậm trễ trong xây dựng hoặc thiếu quan tâm bảo trì các công trình hạ tầng, gây ảnh hƣởng đến hoạt động của toàn khu.
2.3.2.3. Một số yếu tố hạn chế khác:
- Tiến độ triển khai xây dựng chậm: Nhìn chung tiến độ đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN-KCX nƣớc ta còn chậm. Ngoài một số KCN-KCX đã xây dƣnïg xong hoặc cơ bản xong hạ tầng nhƣ các khu Tân Thuận, Linh Trung, Nomura, Đà Nẵng Amata, Biên Hoà III, Việït Nam – Singapore, Việt Hƣơng, Nội Bài (giai đoạn I)… với đầy đủ các hạng mục công trình hạ tầng, các KCN còn lại đều đang trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng hay đang san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng…
- Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN-KCX, ngoài những khó khăn về vốn thì công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là việc tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc của nhà đầu tƣ nhất, đặc biệt là các KCN-KCX ở miền Bắc do chủ yếu phải thu hồi đất nông nghiệp đang trồng lúa chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành đất công nghiệp. Nhiều KCN-KCX phải