Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển KCN-KCX nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 29)

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đứng trên giác độ đánh giá khả năng thu hút đầu nƣớc ngoài để nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc điển hình trong khu vực, có thể khái quát tập trung theo hai chỉ tiêu phân tích là kinh nghiệm quy hoạch vùng chiến lƣợc phát triển và kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính sách điều hành, quản lý.

1.4.1. Kinh nghiệm quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng và phát triển các KCN-KCX:

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên thành công của các nƣớc khu vực châu Á là xây dựng KCN-KCX tại các vùng mà về mặt kinh tế, thƣơng mại đã là một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Nằm trên tuyến đƣờng hàng hải phát triển sôi động, qua hệ thống các cảng Hồng Kông, Singapore, Cao Hùng, Penang, Osaca, Yokohama... khu vực này có hệ thống hạ tầng và giao thông, đặc biệt là đƣờng thuỷ rất phát triển. Có thể coi Malaysia là một điển hình thành công trong việc lựa chọn đúng địa điểm hoạch định sự ra đời các KCX trong giai đoạn đầu tiên những năm thập kỷ 60 –70 và KCN-KCX giai đoạn hai, bắt đầu từ năm 1971. Đó cũng chính là giai đoạn đất nƣớc Malaysia thực hiện chƣơng trình phát triển công nghiệp. Yêu cầu xây dựng các khu mậu dịch tự do đƣợc khởi xƣớng và hoạt động rất thành công tại bang Penang, là nơi có địa thế đặc biệt thuận lợi về giao thông, về cơ sở hạ tầng so với các khu vực khác lúc đó của Malaysia. Tính đến cuối thập kỷ 90, lực lƣợng lao động hoạt động tại Penang chiếm 52% tổng số lao động của toàn bộ các KCN-KCX Malaysia; trên ½ số nhà máy công nghiệp của Malaysia nằm tại Penang và toàn bộ diện tích đất công nghiệp tại các khu KCN-KCX của Penang đã đƣợc sử dụng hết. Không chỉ các khu KCN-KCX của Penang, mà đa số các KCN- KCX của Malaysia đều đƣợc quy hoạch một cách hợp lý, do đó chi phí phát

triển hạ tầng đƣợc coi là thấp nhất trong khu vực. Hàn Quốc và Đài Loan cũng có nhiều ví dụ tƣơng tự. Sau hơn 30 năm, Đài Loan có 95 KCN-KCX, tổng diện tích hơn 13.000 ha đã hoàn thành và 19 KCN với diện tích hơn 19.800 ha đang trong quá trình xây dựng. 9.400 nhà máy với hơn 350.000 lao động trực tiếp, là nguồn động lực quan trọng cho sự tăng trƣởng sản xuất công nghiệp Đài loan. Thành công nhất: KCX Cao Hùng (60ha); Nam Tử (98 ha); Đài Trung (25 ha). Sau 27 năm hoạt động 3 KCX này đã thu đƣợc 20 tỷ USD lợi nhuận và tạo việc làm cho 96.000 lao động. Tính riêng sau 10 năm hoạt động đầu tiên, lợi tức ròng thu đƣợc tại 3 khu là gần 380 triệu USD, cao hơn tổng chi phí đã bỏ ra để xây dƣnïg và phát triển cơ sở ha ïtầng .

Trung Quốc cũng là một quốc gia thu đƣợc nhiều thành công với chủ trƣơng phát triển vùng kinh tế ven biển - một bộ phận không tách rời của chính sách mở cửa nền kinh tế ra bên ngoài và đã lựa chọn một cách hợp lý địa điểm xây dựng những đặc khu kinh tế tại một loạt những “thành phố ven biển”. Khu vực này có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó tiềm năng to lớn nhất đƣợc tính đến đầu tiên là các nhà đầu tƣ Hoa Kiều, các công ty xuyên quốc gia tại Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Tính đến cuốùi năm 1999, 5 đặc khu kinh tế tiêu biểu nhất của Trung Quốc gồm Thẩm Quyến (327,5 km2); Chu Hải (15,2 km2); Sán Dầu (56,2 km2); Hạ Môn (131 km2) và cả đảo Hải Nam rộng 34.500 km2 đã thu hút đƣợc 60,5 tỷ USD vốn FDI, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 59,14 tỷ USD, chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Ví dụ riêng về khu Thẩm Quyến: do có vị trí đặc biệt phù hợp với chiến lƣợc hình thành các đặc khu kinh tế mở, Thẩm Quyến là địa phƣơng đã đƣợc lựa chọn để đẩu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng trở thành một khu vực hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Từ một làng đánh cá chỉ có hơn 4.000 dân năm 1978 khởi đầu đƣợc xây dựng thành một Đặc khu có diện tích 327,5 km2, sau 10 năm Thẩm

Quyến đã trở thành một thành phố hiện đại có diện tích 2.000 km2 với hơn 2,5 triệu dân, thu hút hơn 1,8 tỷù USD FDI, doanh số xuất khẩu hàng năm hiện nay trên 50 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao gấp hơn 2 lần so với thu nhập bình quân cả nƣớc.

Không phải tất cả các nƣớc khi thành lập các KCN-KCX đều gặt hái đƣợc thành công. So với những nguyên nhân thất bại khác, thất bại của nhiều nƣớc do lựa chọn sai địa điểm là bài học dễ dàng nhận thấy nhất. KCX Bataan của Philippin thành lập năm 1972 là một ví dụ. Do đặt ở một vị trí biệt lập, một khu ven biển có núi đá kém phát triển, chi phí xây dựng hạ tầng KCX này bị đội lên rất cao. Phải xây dựng một con đƣờng nối liền với Manila để vận chuyển hàng hoá. Thêm vào đó, chi phí để cung cấp nhà ở cho công nhân từ nơi khác di chuyển đến cũng rất tốn kém. Do đó sau 10 năm hoạt động Bataan mới thu hút đƣợc 20.000 việc làm trực tiếp, bằng một nửa con số dự kiến; tổng lợi tức thu đƣợc là 82 triệu USD so với 192 triệu USD đã chi tiêu để xây dựng hạ tầng. Thực tế cho thấy không có khả năng nào làm cho Bataan có thể cho thuê đƣợc hơn ½ diện tích đất và có thể định trƣớc đƣợc thời hạn hoàn vốn chi phí. Giống nhƣ vậy, KCX Kandla (Ấn Độ) đƣợc thành lập từ rất sớm (1966) nhƣng đã thất bại do địa điểm bất tiện. Không có sân bay quốc tế, không có cảng, tất cả phụ thuộc vào Bom Bay cách xa những 800 km nên Kandla đã không thu đƣợc kết quả nhƣ dự kiến. Philippin và Ấn Độ đã thất bại tại các KCX trên là do Chính phủ muốn thúc đẩy phát triển công nghiệp ở những khu vực này nên đã cố gắng tập trung tài chính xây dựng các KCX, bất chấp những bất lợi về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội

1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý nhà nước đối với các KCN -KCX:

Yếu tố quan trọng làm nên thành công về phát triển KCN-KCX ở một số nƣớc châu Á, trong khi một số nƣớc khác lại thất bại, có thể nói là phụ

thuộc vào toàn bộ các khuyến khích và phƣơng tiện dành cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài của nƣớc chủ nhà. Những biện pháp này bao gồm tổng hợp những khuyến khích về tài chính, thuế… và việc quản lý điều hành có hiệu lực trong các KCN-KCX. Một trong những điều quan trọng các nhà đầu tƣ trông chờ ở các KCN-KCX là tệ quan liêu giấy tờ sẽ đƣợc giảm đến mức thấp nhất so với các khu vực khác trong nƣớc. Ơû những KCN-KCX nào càng thành công thì ở đó càng ít nạn giấy tờ và càng đƣợc quản lý tốt, và ngƣợc lại. Ơû hầu hết các KCN-KCX hoạt động thành công mọi công việc chỉ đƣợc giải quyết thông qua "một cửa", có nghĩa là thủ tục xin duyệt và cấp giấy phép hải quan rất đơn giản cho xuất nhập khẩu và tất cả các công việc khác. Ví dụ, giám đốc KCN-KCX Masan ở Hàn Quốc có đủ quyền lực để giám sát các cơ quan khác nằm trong khu nhƣ hải quan, điện lực, bƣu điện… Ở Trung Quốc, KCX Shen zhen đƣợc coi là mẫu mực thành công vì nó đã thu hút đƣợc tỷ lệ cao trong đầu tƣ công nghiệp, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ. Ban lãnh đạo khu đƣợc quyền tự quản ở trình độ tƣơng đối cao. Ban Quản lý khu Shen zhen đƣợc quyền trực tiếp giao dịch với chính phủ trung ƣơng và có thể vƣợt qua khâu chính quyền thành phố Shen zhen và chính quyền tỉnh Quảng Châu. Đây là những kinh nghiệm mà Việt Nam nên lƣu ý để rút ra những bài học cho riêng mình.

- Những kinh nghiệm của Thái Lan trong việc xây dựng các chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài căn cứ theo vùng quy hoạch cũng rất quan trọng, đáng để Việt Nam nghiên cứu và học tập. Thái Lan bắt đầu phát triển mô hình KCN-KCX từ những năm 1970. Đó là mô hình KCN tập trung tổng hợp, bao gồm KCN, KCX và các khu dịch vụ. Tính đến cuối tháng 12 năm 2001 Thái Lan có 55 KCN tập trung với tổng diện tích 14.000 ha đƣợc phân bố theo ba vùng chính. Vùng I bao gồm Bangkok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN với diện tích gần 2.800 ha. Vùng II, gồm 12 tỉnh tiếp theo có 19 KCN với 5.300 ha. Vùng III gồm 58 tỉnh còn lại, có 25 KCN diện tích

gần 5.900 ha. KCN lớn nhất là Maptaphut diện tích 1.180 ha. Bên cạnh đó cũng có những khu diện tích nhỏ vài chục ha. Các ƣu đãi dành cho các nhà đầu tƣ vào các KCN Thái Lan đƣợc xác định theo vùng ƣu đãi đầu tƣ. Vùng III là vùng đƣợc nhiều ƣu đãi nhất. Đồng thời Thái Lan cũng quy hoạch ngành theo vùng ƣu đãi đầu tƣ. Nhiều ngành công nghiệp không đƣợc phép đầu tƣ vào vùng I mà chỉ đƣợc vào vùng II hoặc III. Ví dụ ngành sản xuất các sản phẩm cao su, ceramic, sứ, kính và chế tạo dụng cụ… không đƣợc vào vùng I. Ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nƣớc uống coca, đƣờng ăn, sản phẩm may mặc thông thƣờng, lƣới đánh cá… chỉ đƣợc đặt ở vùng III. Nhìn chung các ngành cần nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nhiều nguyên liệu của ngành nông nghiệp đƣợc quy hoạch xa Bangkok và 5 tỉnh lân cận. Đây là những kinh nghiệm đáng quý đối với Việt Nam trong việc thu hút đầu tƣ theo quy hoạch và bố trí các cơ sở công nghiệp.

- Trung Quốc là nƣớc láng giềng gần gũi có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam về vị trí địa lý và kinh tế xã hội. Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách quản lý đối với các KCN- KCX cần đƣợc Việt Nam nghiên cứu và vận dụng sáng tạo. Mục tiêu xây dựng các KCN-KCX của Trung Quốc không hoàn toàn giống với các nƣớc khác trong khu vực. Đối với Trung Quốc, ngoài những mục tiêu tƣơng tự các nƣớc khác – các KCN-KCX đƣợc xây dựng là để mở cửa từng phần nền kinh tế trong nƣớc cho hệ thống mậu dịch và tài chính quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại và trao đổi công nghệ, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN. Đây là một đòi hỏi khách quan của quá trình thực hiện bốn hiện đại hoá, và đƣợc coi là một bƣớc phát triển thí điểm về tiến hành hiện đại hoá XHCN bằng cách nới lỏng một phần sự quản lý nhà nƣớc, sự kiểm soát của chính phủ và chấp nhận đầu tƣ một cách thận trọng.

Tóm lại, để thu hút đầu tƣ trong nƣớc và đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, đảm bảo kiểm soát đƣợc môi trƣờng, tiết kiệm đất đai, phân bố lực lƣợng sản xuất hợp lý, đa số các nƣớc đều đã cố gắng lựa chọn những địa điểm thuận lợi, thích hợp, để xây dựng các KCN-KCX. Bên cạnh đó, tại các nƣớc này nhiều chính sách khuyến khích đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong các KCN-KCX nhƣ các ƣu đãi về tài chính, thuế, giá thuê đất... nhằm hấp dẫn các nhà đầu tƣ và có những biện pháp cụ thể để thực thi các chính sách đó. Nhìn chung, kinh nghiệm xây dựng và phát triển các KCN-KCX hay đặc khu kinh tế cho thấy đây thực sự là những công cụ thu hút vốn đầu tƣ, phát triển kinh tếâ rất hiệu quả. Những kinh nghiệm này nói chung đã đem lại cho Việt Nam nhiều bài học bổ ích nhƣ việc xây dựng chiến lƣợc phát triển các KCN-KCX phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của nƣớc mình, phải có những bƣớc đi thích hợp trong từng thời kỳ; các ƣu đãi đối với các KCN-KCX phải đảm bảo tính cạnh tranh cao, xây dựng môi trƣờng đầu tƣ phải hấp dẫn; bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, có hiệu quả với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tƣ nhƣng vẫn đảm bảo quản lý tốt; hệ thống pháp luật phải ổn định, dễ hiểu và thông thoáng… Chúng ta cần, không chỉ nhìn vào những thành công mà đặc biệt phải nghiên cứu những bài học thất bại. Tại một số nƣớc những khoản tiền khổng lồ đã đƣợc sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN-KCX và cũng không biết bao giờ những khoản chi tiêu khổng lồ này mới thu về đƣợc. Tại Việt Nam trong khi tiềm năng to lớn của nhiều KCN-KCX chƣa đƣợc khai thác hết, liệu chúng ta có nên tiếp tục ồ ạt thành lập các KCN-KCX nữa hay không? Chƣa kể đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các KCN-KCX trong khu vực, ngay giữa các địa phƣơng trong nƣớc cũng đã bắt đầu diễn ra sự cạnh tranh khá gay gắt để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trong những phần tiếp sau đây luận văn xin trình bày cụ thể bứùc tranh toàn cảnh về các KCN-KCX Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2001

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 29)