BẢNG 5: CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 57)

Loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp Vốn đầu tƣ - Doanh nghiệp trong nƣớc 604 31.646 tỷ VNĐ - Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 748 8.722 tỷ USD

Tổng cộng 1.352 8.722 tỷ USD và

31.646 VNĐ

Nguồn: Vụ Quản lý các dự án đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoach và Đầu tư

Các KCN tại Việt Nam rất đa dạng về loại hình, diện tích đất, ngành nghề, đối tƣợng thu hút đầu tƣ, không gian hoạt động và thời gian thành lập. Tính đa dạng đó đã góp phần vào kết quả hoạt động của các KCN trong thời gian qua.

Bảng 3 và bảng 4 (trang 56) cho biết tình hình cấp phép và triển khai các dự án FDI tại các KCN - KCX ở Việt Nam những năm qua.

Các số liệu cho thấy, tính đến 31/12/2001 có 784 dự án FDI đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ với hơn 10 triệu USD đăng ký và 295 dự án tăng vốn mở rộng hoạt động sản xuất với 1.655 triệu USD. So với vốn đăng ký của các dự án FDI trong cả nƣớc, tỷ trọng vốn FDI tại các KCN-KCX chiếm 22%. Nếu tính riêng các ngành công nghiệp sản xuất (trừ dầu khí, du lịch, khách sạn, khu đô thị, vui chơi giải trí, bệnh viên, trƣờng học, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, trồng rừng) thì tỷ trọng này chiếm 35%.

Thu hút FDI vào các KCN-KCX đạt kết quả tốt nhất vào những năm 1995, 1996. Đến năm 1998-1999 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, dòng đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam nói chung bị suy yếu nghiêm trọng. Ngoài ra do sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc nên các dự án FDI vào các KCN- KCX Việt Nam bị giảm rõ rệt. Bƣớc sang năm cuối cùng của thế kỷ XX, để cải thiện môi tƣờng đầu tƣ, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi, việc cải tiến những thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến rõ rệt và do những phục hồi kinh tế của khu vực sau khủng hoảng nên tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã tăng đáng kể, dần dần trở lại mức phát triển đã đạt đƣợc trƣớc đó. Riêng năm 2000, các KCN-KCX Việt Nam đã thu hút đƣợc 160 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 469 triệu USD.

Doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào các KCN-KCX chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chiếm 85% của các dự án FDI, còn lại là doanh nghiệp liên doanh. Tính đến cuối năm 2000, trừ 41 dự án bị rút giấy phép trƣớc thời hạn với gần 714 triệu USD đăng ký, tổng số các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các KCN-KCX còn hiệu lực là 743 dự án với 8.990 triệu USD vốn đăng ký, Trong số đó có 15 dự án phát triển hạ

tầng với 885 triệu USD vốn đăng ký và 728 dự án sản xuất và dịch vụ công nghiệp (doanh nghiệp KCN có vốn FDI) với 8.105 triệu USD vốn đăng ký.

Bảng 6 phản ánh tình hình các đối tác đầu tƣ vào các KCN – KCX. Trong số 33 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tƣ trực tiếp vào KCN-KCX, các quốc gia châu Á có một vị trí hết sức quan trọng. Nếu căn cứ theo số dự án, 7 nƣớc châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Thái Lan và Ma-lai-xi-a đã chiếm trên 80% trên tổng số dự án, trong đó Đài Loan đứng thứ nhất với 216 dự án, tiếp theo đó là Nhật Bản 114 dự án và Singapore 60 dự án. Nhìn chung, đầu tƣ của Mỹ và các nƣớc châu Âu còn hạn chế với 20 dự án của Mỹ, 20 dự án của Pháp… đa số đều là những dự án sản xuất và dịch vụ.

Về vốn đầu tƣ, Đài Loan đứng đầu với 1.507 triệu USD đầu tƣ vào các KCN-KCX; tiếp theo đó là Nhật Bản - 1.444 triệu USD; Nga –1.338 triệu USD (tính cả dự án nhà máy lọc dầu số I); Hàn Quốc – 1.010 triệu USD; Singapore 495 triệu USD.

2.2.3. Tình hình thu hút FDI vào KCN - KCX theo địa phương

Để thấy đƣợc tình hình thu hút FDI vào các KCN - KCX ở các địa phƣơng và vùng lãnh thổ trên cả nƣớc, có thể xem Bảng 7 (trang 59).

Số liệu trong Bảng 7 cho thấy, hơn một thập kỷ qua, mặc dù cả nƣớc thi hành những chính sách chung về thu hút FDI nhƣng kết quả thực hiện ở từng địa phƣơng và vùng lãnh thổ không giống nhau.

* Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Cho đến nay, các KCN-KCX ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã thu hút đƣợc 56 dự án FDI với 1.013 triệu USD và 253,4 tỷ đồng vốn đăng ký. Tuy nhiên trong hai năm 2000 và 2001 số dự án FDI đăng ký trong các KCN-KCX vùng này rất ít. Nhìn chung số lƣợng các dự án FDI có mặt trong các KCN-KCX khu vực này còn ít, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

* Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ: So với các vùng khác, vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ có nhiều KCN-KCX nhất trong cả nƣớc (38 khu) và đã thu hút đƣợc nhiều dự án FDI nhất 1.034 dự án với tổng số vốn đăng ký 6.293 triệu USD và trên 25.727 tỷ đồng. Trong đó đầu tƣ trong nƣớc có 33 dự án phát triển hạ tầng với 375 triệu USD và 8.632 tỷ đồng vốn đăng ký; đầu tƣ nƣớc ngoài có 6 dự án phát triển hạ tầng với 325 triệu USD vốn đăng ký và 629 dự án doanh nghiệp KCN với 5.917 triệu USD vốn đăng ký.

Hoạt động của các KCN-KCX khu vực này đạt kết quả khả quan, doanh thu chiếm trên 80% doanh thu của các KCN-KCX trong cả nƣớc. Nhiều KCN-KCX nhƣ Biên Hoà I, Biên Hoà II, Việt Nam - Singapore, Tân Thuận, Linh Trung… đƣợc đánh giá là thành công. Đặc biệt, trong khu vực này, Đồng Nai là địa phƣơng đã phát huy đƣợc những lợi thế của mình qua các chính sách ƣu đãi (nhƣ nói trên kia), đã thành công nổi bật trong thu hút FDI vào các KCN – KCX. Đồng Nai đã quy hoạch đƣợc 17 KCN với tổng diện tích 8.119 ha trong đó có 10 KCN do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt có tổng diện tích là 2.718 ha. Tại 10 KCN này hiện có 326 dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 4.537 triệu USD trong đó có 228 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 4.195,84 triệu USD. Việc phát triển các KCN không những đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc mà còn là động lực kích thích việc phát triển hạ tầng các khu đô thị và dân cƣ lân cận KCN; nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp và đô thị hoá các khu vực dân cƣ. Với hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động, các KCN Đồng Nai đã giải quyết việc làm cho hơn 105 nghìn lao động với mức thu nhập bình quân 700 đến 800 ngàn đồng/ ngƣời/ tháng, đồng thời hình thành lực lƣợng công nhân, cán bộ kỹ thuật có tri thức, tay nghề, tiếp thu đƣợc các phƣơng pháp quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại của các nƣớc. Các KCN Đồng Nai cũng dẫn đầu cả nƣớc trong việc thu hút FDI. Các KCN Amata, Loteco,

Biên Hoà II, Gò dầu, Nhơn trạch 1 đã cơ bản hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng và đã cho thuê đƣợc phần lớn diện tích đất dành cho thuê. Đánh giá chung đến nay trong toàn bộ 10 KCN đã cho thuê đƣợc 48,9% diện tích đất công nghiệp. Đạt đƣợc những kết quả trên, ngoài những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, một trong những nguyên nhân chủ yếu mang lại thành công cho Đồng Nai là đã tạo ra đƣợc một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi.

* Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ: Tính đến hết năm 2001, các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đã thu hút đƣợc 108 dự án với 1.556 triệu USD và 2.673 tỷ đồng vốn đăng ký (bao gồm dự án Nhà máy lọc đầu số I, vốn đầu tƣ 1.300 USD, liên doanh với Cộng hoà Liên bang Nga). Trong đó: - Đầu tƣ trong nƣớc: gồm 6 dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng với 37,3 triệu USD và 563 tỷ đồng vốn đăng ký; 86 dự án doanh nghiệp KCN với 2.110 tỷ đồng vốn đăng ký.

- Đầu tƣ nƣớc ngoài: có 1 dự án phát triển hạ tầng với 13 triệu USD vốn đăng ký và 15 dự án doanh nghiệp KCN với 1.506 triệu USD vốn đăng ký.

Ở vùng Trung bộ, Dung Quấât là KCN lớn với những ƣu đãi đặc thù đã bƣớc đầu thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ. Nhờ đƣợc tập trung nguồn vốn đầu tƣ nên Dung Quất đến nay đã hoàn thiện một bƣớc hệ thống hạ tầng, kết hợp với việc thi hành những chính sách ƣu đãi đã tạo ra sức hút mạnh mẽ các dự án đầu tƣ, trong đó có một số dự án quy mô vốn lên đến hàng trăm triệu USD đã đăng ký đầu tƣ nhƣ dự án sản xuất nhựa PP, nhựa PVC, sợi tổng hợp PS, gas hoá lỏng LPG, sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp LAB, nhà máy En Parapin… và một số dự án công nghiệp nặng gắn với cảng biển nƣớc sâu (luyện cán thép, đóng sửa tàu thuỷ, sản xuất thiết bị nặng…). Đã có 14 dự án đƣợc cấp phép đầu tƣ với số vốn 1.530 triệu USD và gần 300 tỷ VND. Theo dự kiến, với tiến độ nhƣ hiện nay, việc áp dụng những cơ chế ƣu đãi, khuyến khích mạnh mẽ, cộng với những nỗ lực và tích cực trong vận động đầu tƣ thì đến 2005 có thể sẽ thu hút vào KCN Dung

Quất số vốn đầu tƣ tƣơng đƣơng với vốn đầu tƣ của nhà máy lọc dầu số 1 (1,3 tỷ USD), giải quyết việc làm cho 1,5 - 2 vạn lao động, trong đó riêng công nghiệp hoá dầu, hoá chất khoảng 700 triệu USD.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể có thể cho rằng, việc thu hút đầu tƣ vào các KCN ở vùng này, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài rất chậm. Đây là đặc điểm chung của cả khu vực miền Trung. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trƣờng đầu tƣ kém thuận lợi, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, chi phí đầu tƣ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá, thiên tai nhiều, thu nhập dân cƣ thấp và trình độ dân cƣ kém ảnh hƣởng xấu đến việc phát triển nguồn nhân lực.

* Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 7 KCN - KCX với diện tích gần 830 ha, chiếm hơn 7% tổng diện tích các KCN-KCX và vùng núi Bắc Bộ có 2 KCN diện tích 139 ha. Nhìn chung sự phát triển của các KCN-KCX này đều đã tuân thủ quy hoạch định hƣớng của Chính phủ, và tập trung tại những nơi có điều kiện thuận lợi.

2.2.4. Tình hình thu hút FDI vào KCN - KCX theo lĩnh vực đầu tư

Bảng 8 cho thấy tình hình thu hút FDI vào các KCN - KCX cho các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau.

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)