BẢNG 8: TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN FDI TRONG KCN, KCX THEO NGÀNH

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62)

(Tính đến 31/12/2000) T.T Ngành Số dự án Vốn đầu tư (1.000 USD) Vốn thực hiện (1.000 USD) Tỷ lệ thực hiện (%) 1 Công nghiệp nặng 300 2.843,30 1.353,31 47,60 2 Công nghiệp nhẹ 262 2.293,16 875,03 38,16

3 Công nghiệp dầu khí 3 1.336,48 573,38 42,90

4 Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp 47 488,66 292,91 59,94

5 Công nghiệp thực phẩm 39 457,83 237,11 51,79

6 Xây dựng 36 427,33 80,24 18,78

7 Dịch vụ 24 121,70 58,89 48,39

8 Văn hóa – Y tế – Giáo dục 8 86,84 25,46 29,32

Tổng cộng 728 8.105,53 3.528,95 43,54

Ghi chú: số liệu tính đến hết năm 2000 và chỉ đối với các dự án còn hiệu lực, không kể các dự án phát triển hạ tầng

(Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH-ĐT)

Theo bảng này, trong các KCN – KCX, đầu tƣ cho GTVT- Bƣu điện có số dự án ít nhất, ít hơn cả trong nông – lâm – ngƣ nghiệp. Công nghiệp nặng đứng đầu cả về số dự án và vố đầu tƣ, đứng tiếp sau là công nghiệp nhẹ (dệt, sợi, may mặc…,) Lắp ráp điện tử và công nghiệp thực phẩm là dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao. Tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp nặng là 2.843 triệu USD; ngành công nghiệp nhẹ là 2.293 triệu USD. Nhìn chung, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các KCN- KCX đã "có mặt" ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt, từ công nghiệp nặng nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, hoá chất, điện, cơ khí… đến công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.

2.2.5. Tình hình cho thuê đất tại các KCN - KCX

Trong các KCN-KCX các nhà đầu tƣ thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển hạ tầng. Với phƣơng thức kinh doanh chủ yếu là vừa đầu tƣ xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vừa tranh thủ kêu gọi, thu hút đầu tƣ,

Bảng 9: TÌNH HÌNH CHO THUÊ ĐẤT TẠI CÁC KCN-KCX

Tỷ lệ đất cho thuê Số KCN - KCX

Đã cho thuê từ 80% trở lên 5

Đã cho thuê từ 50%- 80% 8

Đã cho thuê từ 30%- 50% 18

Đã cho thuê từ 10%- 30% 12

Đã cho thuê từ 01%- 10% 14

Chƣa cho thuê đƣợc đất 15

Tổng cộng

(Không tính khu Dung Quất)

72

đến nay các KCN-KCX đã cho thuê đƣợc 2.652 ha, chiếm gần 34% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê.

Một số khu đã cho thuê hết diện tích đất công nghiệp nhƣ KCN Biên Hoà I, Biên Hoà II, Bình Chiểu. Các KCN có tỷ lệ cho thuê đất cao là Phú Tài (84%), Gò Dầu 72%, Tân Thuận 64%, Đồng An 69%… đa số các KCN của tỉnh Bình dƣơng đã đạt tỷ lệ đất cho thuê hơn 70% diện tích. Một số KCN đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 hoặc mở rộng nhƣ KCN Việt Nam – Singapore, KCX Linh Trung, KCN Việt Hƣơng và KCN Sài Đồng B. Nhìn vào số liệu chúng ta thấy nhìn chung tỷ lệ cho thuê đất ở các KCN-KCX Việt Nam còn thấp. Nhiều khu chƣa thu hút đƣợc một dự án đầu tƣ nào cả trong nƣớc lẫn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài nguyên nhân do đầøu tƣ nƣớc ngoài – đối tƣợng chính của các KCN-KCX suy giảm, còn có một nguyên nhân quan trọng khác nữa là trong các năm 1996, 1997 và 1998 đã có quá nhiều các KCN-KCX đƣợc quyết định thành lập. Trong các KCN- KCX, do cơ sở hạ tầng và mặt bằng đƣợc doanh nghiệp phát triển xây dựng sẵn và cho thuê lại nên giá thuê đất cao hơn rất nhiều so với đất bên ngoài, do đó khó thu hút đƣợc các doanh nghiệp liên doanh và nhất là các doanh nghiệp trong nƣớc. Nhất là tại các KCN-KCX do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, chất lƣợng hạ tầng tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế nên giá đất đặc biệt cao. Đây là lý do tại sao doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỷ lệ lớn trong các nhà đầu tƣ của các KCN-KCX.

Giá thuê lại đất và phí hạ tầng trong các KCN-KCX cao hơn hẳn so với ngoài KCN-KCX là do kết cấu trong giá thành thuê lại đất chủ yếu là chi phí đền bù, giải toả và chi phí san lấp mặt bằng, xây dƣnïg các công trình hạ tầng kỹ thuật. Giá thuê đất thô (giá thuê của nhà nƣớc) chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ngoài ra, do phải bỏ vốn trƣớc tạo sẵn mặt bằng và xây dƣnïg các công trình kỹ thuật nên nếu nhƣ thu hút đầu tƣ chậm thì hiệu qủa vốn đầu tƣ sẽ

thấp. Do đó doanh nghiệp phát triển hạ tầng tính toán giá thuê lại đất thƣờng ở mức cao để giảm bớt rủi ro. Hiện nay, nhà nƣớc chủ trƣơng từng bƣớc giảm thiểu chi phí cho nhà đầu tƣ. Nhà nƣớc đã có những chính sách nhƣ giảm giá thuê đất, giá dịch vụ, giá một số mặt hàng do nhà nƣớc quản lý, bỏ một số phí và lệ phí, đang từng bƣớc tiến tới một chế độ giá, phí chung cho cả đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Bởi vậy cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp phát triển hạ tầng vừa hạn chế phần nào rủi ro và quan trọng hơn cả là có điều kiện giảm giá cho các nhà đầu tƣ muốn thuê đất trong các KCN-KCX.

Một trong những vƣớng mắc đối với các doanh nghiệp trong KCN là quyền sử dụng đất. Do tính chất thuê lại đất nên nhà đầu tƣ, đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chƣa an tâm vì sở hữu tài sản trên đất của ngƣời khác và do vậy không thể thế chấp tài sản gắn liền trên đất. Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài sửa đổi năm 2000 vừa qua đã mở ra cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc đƣợc quyền chuyển nhƣợng đất trong KCN- KCX, đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này đã góp phần tạo thêm sức hấp dẫn của các KCN-KCX đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Chính vì vậy gần đây,đầu tƣ trong nƣớc tại các KCN-KCX đã tăng nhanh, nhất là ở tp Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng… Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kể cả các KCN-KCX có doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia kinh doanh phát triển hạ tầng thì vấn đề này chƣa đƣợc áp dụng do Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân nƣớc ngoài thuê đất ở Việt Nam quy định nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không có quyền chuển nhƣợng đất. Thêm vào đó, điều kiện để có thể đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất là thời gian đã trả tiền thuê đất còn lại phải ít nhất 5 năm, do vậy muốn đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp trong KCN- KCX phải trả tiền thuê đất nhiều năm làm tăng chi phí đầu tƣ ban đầu.

Một phần của tài liệu Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)