Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố cao bằng (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động

giáo dục BSVHDT

a. Mục tiêu biện pháp

Nhằm tạo nên sự phong phú đa dạng trong việc giáo dục BSVHDT cho HS. Thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ học, giáo dục cho HS những truyền thống quý báu của dân tộc, những phong tục tập quán tốt của địa phương. Qua đó HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống

thực tiễn, từ đó diều chỉnh các hành vi, thói quen của bản thân phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương.

b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục

- Các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch gồm: ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, phụ huynh HS, chính quyền địa phương mục đích là huy động trí tuệ tập thể nhằm đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, tạo điều kiện để các em tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giáo dục BSVHDT. Ví dụ như qua tiết chào cờ đầu tuần, lồng ghép , tích hợp vào các bộ môn văn hóa, qua các hoạt động giáo dục NGLL,…tổ chức các câu lạc bộ yêu thích như câu lạc bộ đàn tính… Các hoạt động đó phải bố trí thời gian hợp lý, khoa học để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác diễn ra tại trường

- Thông qua giờ chào cờ đầu tuần: Sau khi Ban Giám hiệu nhận xét, tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh nghiệm những mặt làm được, những tồn tại, biện pháp giải quyết và phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo, sẽ tổ chức một hoạt động giáo dục BSVHDT (tùy thuộc vào thời lượng, thời điểm mà lựa chọn những nội dung, hình thức phù hợp). Chẳng hạn vào tháng 11 trong năm có thể chọn chủ đề “Tôn sư trọng đạo” bằng cách thi nói những câu thành ngữ của dân tộc mình với nội dung ca ngợi công ơn thầy cô. Với hình thức và nội dung này các em HS được thể hiện khả năng của bản thân đồng thời giới thiệu đến toàn trường nét đẹp văn hóa, truyền thống hiếu học và ngôn ngữ của dân tộc mình.

- Thông qua các giờ học chính khóa: Cùng với việc truyền thụ kiến thức cho HS, GV bộ môn có thể đưa nội dung giáo dục BSVHDT phù hợp với đặc trưng bộ môn. Ví dụ: Trong bộ môn văn GV có thể yêu cầu HS dịch thơ hoặc

cấc đoạn văn ngắn sang tiếng dân tộc của mình. Với việc làm trên các em nâng cao, gìn giữ được vốn ngôn ngữ của dân tộc mình.

- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Để thực hiện nội dung giáo dục BSVHDT hiệu quả thì GV cần lựa chọn hình thức hấp dẫn lôi cuốn HS tham gia. Có thể chọn những hình thức Tọa đàm, Hội diễn văn nghệ; Tổ chưc tham quan, tổ chức các cuộc thi trang phục dân tộc, học sinh thanh lịch...

Ví dụ trường THPT DTNT Tỉnh Cao Bằng là nơi học tập của con em các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông, Dao…Để giáo dục HS giữ gìn BSVHDT có thể tổ chức một số hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Thi làm còn, tung còn của dân tộc Tày , Nùng; thi làm yến, đánh yến của dân tộc Mông; Thi làm bánh dày của dân tộc Tày, Nùng, Dao; Tổ chức cuộc thi hát em yêu làn điệu dân ca… Thông qua những hoạt động đó các em giới thiệu đến toàn trường những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Sau mỗi buổi sinh hoạt hoặc tổ chức các hoạt động phải nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và phê bình, nhắc nhở các tập thể, cá nhân làm chưa tốt.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Huy động các lực lượng cùng tham gia như ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, phụ huynh HS, chính quyền địa phương.

- Nhà trường cần xây dựng nội dung giáo dục BSVHDT phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với địa phương, có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương

- Nhà trường cần xây dựng các câu lạc bộ cho các em sinh hoạt. Câu lạc bộ vừa là phương pháp vừa là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, là nơi tập trung những HS có cùng sở thích, năng lực, hứng thú về một hoạt động như khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao…qua đó có tác dụng nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ cho các hoạt động tổ chức giáo dục BSVHDT.

- Lực lượng tham gia xây đựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cần tích cực,

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố cao bằng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)