8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Các hình thức giáo dục BSVHDTcho học sinh THPT
1.3.4.1. Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng tích hợp nội dung giáo dục BSVHDT vào các môn học thích hợp
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Qua việc tích hợp của GV trong một tiết lên lớp, học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó, học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình. Trong trương trình giáo dục phổ thông có nhiều môn có thể tích hợp các nội dung giáo dục BSVHDT như môn Lịch Sử, Ngữ văn, Âm Nhạc, môn giáo dục công dân… Giáo dục BSVHDT không phải là đưa thêm vào chương trình giáo dục môn học, một đề tài nghiên cứu độc lập, riêng biệt. giáo dục BSVHDT là tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc vào bài học của các môn học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học, làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn. Tận dụng cơ hội để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trên cơ sở đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính lôgic nội dung không làm quá tải về kiến thức và tăng thời gian thực hiện bài học.
Phương thức tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở ba mức độ
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mức độ bộ phận: Một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BSVHDT
- Mức độ liên hệ: Liên hệ thực tiễn về giáo dục BSVHDT vào bài học một cách lôgic.
Ví Dụ:
Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục BSVHDT Mức độ tích hợp - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ, hành vi
1.3.4.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa gắn với môn học có ưu thế
Thông qua việc tổ chức ngoại khóa bộ môn có thể giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT với các hình thức như:
Với bộ môn văn học có thể tổ chức ngoại khóa với chủ đề: thi tìm hiểu văn hóa, trình diễn trang phục dân tộc, thi văn nghệ, ca dao, dân ca các dân tộc… qua đó làm cho các em HS thêm yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về dân tộc mình.
Với bộ môn Lịch sử giáo dục BSVHDT thể hiện thông qua truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, truyền thống nhân đạo sâu sắc và rất nhiều những truyền thống, giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam. Hơn tất cả, bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Điều đó có nghĩa là muốn giữ gìn và phát huy được những truyền thống hào hùng đó thì trước tiên phải nắm và hiểu rõ được lịch sử của dân tộc mình, môn học lịch sử có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Đối với học sinh THPT ở Cao Bằng, có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta, tìm hiểu về anh hùng các dân tộc của địa phương mình như: chuyện Anh Kim Đồng làm liên lạc, tham quan các di tích lịch sử hang Pác Bó, khu rừng Trần Hưng đạo…
Với bộ môn giáo dục công dân giáo dục BSVHDT thể hiện thông qua việc giáo dục kiến thức, kỹ năng, thái độ hướng học sinh vươn tới những giá trị
cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Đó là những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong sự hòa nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại, thể hiện được sự thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Nội dung môn Giáo dục công dân phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, thực tiễn của học sinh, gắn liền với những sự kiện trong đời sống pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. Vì vậy ngoài nội dung thống nhất chung cho cả nước, chương trình còn có phần “mở” để dạy những vấn đề quan tâm của địa phương. Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục BSVHDT gắn với địa phương như tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương, truyền thống tôn sư trọng đạo…
Với bộ môn Âm nhạc giáo dục BSVHDT thể hiện thông qua việc dạy các bài hát dân ca, đồng giao, các điệu múa cổ truyền của dân tộc như hát sli, hát lượn, đàn tính. Qua đó các em thêm yêu các nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
1.3.4.3. Kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội ở địa phương
Để giáo dục BSVHDT cho học sinh một cách toàn diện thì cần có sự phối hợp của các lực lượng. Trước hết gia đình là “cái nôi văn hóa” đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội là nơi kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đối với mỗi cá nhân. Trình độ văn hóa, quan điểm sống của từng thành viên trong gia đình đặc biệt là của cha mẹ đều tác động và gây ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Nhà trường được coi là môi trường giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống văn hóa dân tộc có tổ chức, có kế hoạch, phương pháp, được sự hướng dẫn, điều khiển có bài bản của các thầy cô giáo.
Các lực lượng xã hội ở địa phương như Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, tổ chức văn hóa xã hội của địa phương…có ý nghĩa to lớn trong việc
truyền bá cũng như gây ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS. Ví dụ tổ chức các chương trình kể chuyện của các bác cựu chiến binh, tổ chức cho HS tham quan các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống tại địa phương…
Giáo dục BSVHDT cho HS cần có sự phối hợp đồng thời của các lực lượng trong và ngoài nhà trường thì mới có đạt được hiệu quả cao. Nếu thiếu một trong các lực lượng giáo dục nói trên chắc chắn việc giáo dục BSVHDT cho học sinh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” làm cho các em mất định hướng trong nhận thức và hành vi.
1.3.4.4. Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT
(Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu ở nội dung này)
a, Đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
,
. Cụ thể hoạt động GDNGLL củng cố, bổ xung những kiến thức trong giờ học, rèn các kỹ năng thực hành cho học sinh thông qua các hoạt động; Thu hút mọi học sinh tham gia qua các hoạt động đa dạng nhằm phát triển nhu cầu hoạt động và giao tiếp phong phú của các em học sinh; Tạo điều kiện cho các em học sinh rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức xã hội và hành vi văn minh trong giao tiếp; Phát huy tính tích tự giác và năng lực tự giáo dục của học sinh, rèn luyện khả năng tổ chức, điều khiển và tham gia các hoạt động động tập thể.
.
b, Ưu thế của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT
Về nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào Tạo gồm 9 chủ đề thực hiện trong 9 tháng theo năm học. Mỗi chủ đề được thực hiện 2 tiết /tháng. Còn 01 chủ đề thực hiện trong thời gian nghỉ hè. Trong các chủ đề này đã bao trùm nội dung về giáo dục BSVHDT đó là những lợi thế trong tổ chức giáo dục BSVHDT cho học sinh.
Về hình thức hoạt động giáo dục NGLL rất phong phú và đa dạng đã vượt qua khuôn khổ của lớp học, gần gũi với đời sống thực tế của học sinh. Phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh như tổ chức hội thi, tổ chức tham quan các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, tổ chức các trò chơi dân gian,…
- Những yêu cầu trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL nhằm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh THPT.
Đảm bảo tính mục đích giáo dục: bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt được những mục đích nhất định, tuy nhiên thực tiễn giáo dục trong nhà trường cho thấy, mục tiêu giáo dục của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường bị che lấp bởi những tiêu chí mang tính thi đua, phong trào như nhà trường sẽ có giải vàng về điền kinh trong Hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh, giải thi tìm hiểu Luật giao thông đường bộ…Vì vậy, nhà trường phải xác định mục đích của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cả năm học, từng học kì, từng hoạt động; trong đó cần định hướng tính đa dạng của mục tiêu giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
Đảm bảo tính kế hoạch: kế hoạch sẽ định hướng và giúp cho việc tổ chức hoạt động có chất lượng và hiệu quả. Tính kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây sự hỗn loạn và tùy tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường chủ động định hướng cách thức tổ chức, dự tính các nguồn lực (con người, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian), nội dung, hình thức cũng như qui mô hoạt động; sự chuẩn bị kế hoạch giáo dục chu đáo sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả giáo dục mà nhà trường và xã hội mong muốn.
Đảm bảo tính tổ chức: hoạt động giáo dục NGLL cần thiết phải được tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Quán triệt tính kế hoạch trong tổ chức hoạt động giáo dục NGLL sẽ đảm bảo cho việc thực hiện tốt mục đích giáo dục của nhà trường cũng như mục tiêu giáo dục của hoạt động; tránh được sự chồng chéo các nội dung và phương pháp, hình thức thể hiện, là điều kiện tốt để mang lại kết quả cao. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL nhằm giáo dục BSVHDT cho HS cần được xây dựng theo từng khoá học, từng năm, từng học kì để đảm bảo được hiệu quả của hoạt động. Kế hoạch cần thể hiện rõ tên của hoạt động, mục tiêu giáo dục, nội dung tổ chức, phương pháp và hình thức tổ chức gắn với thời gian, trách nhiệm của các lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện, sự phân bổ các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ và đánh giá hoạt động.
Đảm bảo tính thực tiễn: tổ chức các hoạt động giáo dục BSVHDT thông qua hoạt động giáo dục NGLL cần phải lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường
c, Nội dung hoạt động GDNGLL ở trường THPT hiện nay:
Nội dung hoạt động GDNGLL được triển khai trong năm học được cụ thể hoá thành 10 chủ đề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của HS THPT trong 12 tháng của các lớp 10, 11, 12 là giống nhau tuy nhiên mức độ yêu
cầu của các khối lớp có khác nhau. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi có thể đưa nội dung giáo dục BSVHDT cho HS theo từng chủ đề cụ thể như:
Tháng 9: Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH.
* Mục tiêu:
- HS hiểu được vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên, học sinh phấn đấu trở thành công dân có ích trong tương lai
* Nội dung giáo dục BSVHDT cho HS:
Giáo dục học sinh tính cần cù trong học tập, ý thức trách nhiệm trong học tập, sự nỗ lực và khắc phục khó khăn để học tập tốt cũng như tính tự cường dân tộc trong xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh...
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động:
- Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT
- Tổ chức hoạt động : tìm hiểu về vai trò của CNH-HĐH, thi hùng biện về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH
Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
* Mục tiêu:
- Học sinh nhận thức rõ giá trị của tình bạn, tình yêu trong gia đình, có quyền được kết giao bạn bè, được tôn trọng sự kết giao đó đồng thời các em phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ tình bạn, tình yêu, và hôn nhân.
* Nội dung giáo dục BSVHDT cho HS:
Tuyên truyền cho học sinh các dân tộc chấp hành đúng luật hôn nhân và gia đình. Tránh hiện tượng kết hôn sớm, tảo hôn của một số dân tộc tại địa phương, xây dựng tình bạn trong sáng, tình yêu lành mạnh.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động: - Thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình - Hội thi những người „bạn gái đáng mến‟
- Tổ chức diễn đàn thanh niên về tình bạn, tình yêu, thi văn nghệ, hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi, thi tuyên truyền về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình..
Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được nội dung và giá trị truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó trong cuộc sống hiện đại.
- Biết cách cư xử đúng mực với thầy cô trong mọi tình huống, kính trọng và yêu qúy thầy cô giáo, tích cực tự giáo dục và học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc.
* Nội dung giáo dục BSVHDT cho HS:
Giáo dục cho học sinh truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, ý thức coi trọng việc hiếu học, học thường xuyên và học suốt đời để có năng lực mới để cải tạo tự nhiên, thích ứng với xã hội và hoàn thiện bản thân.
* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động: - Giao lưu với các thế hệ HS tiêu biểu của trường
- Tổ chức các hoạt động : Thi viết báo tường, tập san những dòng cảm xúc về thầy cô giáo, thi văn nghệ chủ đề ca ngợi thầy cô giáo và nghề dạy học
- Thảo luận về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc ta - Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 hàng năm.
Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Mục tiêu:
Học sinh hiểu rõ trách nhiệm và bổn phận của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tích cực chủ động học tập, rèn luyện để có thể làm tròn trách nhiệm và bổn phận của thanh niên, học sinh đối với tổ quốc. Tin tưởng vào đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc do Đảng và nhà nước vạch ra, sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc do nhà nước và địa phương tổ chức.