Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố cao bằng (Trang 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4.Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu.

- Trao đổi với lãnh đạo và GV các trường - Phân tích các báo cáo tổng kết.

2.3. Thực trạng về công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh các trƣờng THPT thành phố Cao Bằng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường THPT ở Thành phố Cao Bằng

* Đối với CBQL, GV

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã thăm dò ý kiến của CBQL, GV qua phiếu khảo sát đối với 60 người “Đồng chí hãy cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường THPT ở thành phố Cao Bằng” kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5a. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDTcho HS

STT Các mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Rất quan trọng 7 11,7

2 Quan trọng 37 61,7

3 Không quan trọng 16 26,6

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy có 73,4 % cán bộ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh góp phần giữ gìn BSVHDT của địa phương của đất nước. Còn có đến 26,6% CBQL, GV cho rằng nó không quan trọng. Điều này cho thấy nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT cho HS các trường THPT ở Thành phố Cao Bằng là chưa đồng đều nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn coi nhẹ công tác này. Chỉ quan tâm chú ý đến dạy chữ, chưa quan tâm đến dạy người cho học sinh như trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng. Các trường còn lại có quan tâm đến công tác giáo dục toàn diện cho HS trong đó còn nhiều nội dung khác như giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục đạo đức pháp luật, giáo dục hướng nghiệp...còn giáo dục BSVHDT cũng chỉ là một phần nhỏ giống như các hoạt động đó vì vậy mà công tác này chưa được đầu tư đúng mức.

* Đối với HS

Bảng 2.5b. Nhận thức của HS về tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT trong nhà trƣờng THPT

STT Các mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Rất cần thiết 28 14

2 Cần thiết 91 45,5

3 Có cũng được không cũng được 46 23

4 Không cần thiết 35 17,5

Tổng 200 100,0

Qua kết quả khảo sát có thể thấy đa số học sinh ý thức được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động giáo dục BSVHDT cho HS chiếm tỉ lệ 59,5%. Nhưng có đến 23% các em cho rằng có cũng được không cũng được điều này có nghĩa các em chưa nhận thức hết được vị trí, tầm quan trọng của vấn đề. Đặc biệt còn có tới 17,5% HS cho rằng vấn đề giáo dục BSVHDT cho HS là không cần thiết. Như vậy có thể thấy được công tác giáo dục BSVHDT ở các trường chưa được quan tâm thường xuyên và đồng đều. Nhiều trường có

thực hiện nhưng công tác tuyên truyền về vấn đề này còn hạn chế nên nhận thức của CBQL, GV, HS còn chưa cao.

2.3.2. Thực trạng về thực hiện các nội dung giáo dục BSVHDT cho HS phổ thông qua hoạt động giáo dục NGLL

Qua khảo sát ở 10 CBQL và 50 GV, thu được kết quả ở bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục BSVHDT cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL

ở các trƣờng THPT thành phố Cao Bằng

Số

TT Nội dung giáo dục BSVHDT

Ý kiến đánh giá Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Truyền thống hiếu học, cần cù học tập, ý thức trách nhiệm trong học tập, ý thức tự cường dân tộc. 33 55 20 33,3 7 11,7 2 Tình bạn trong sáng, tình yêu lành mạnh,

chấp hành luật hôn nhân và gia đình 25 41,7 20 33,3 15 25 3

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý thức coi trọng việc học, học thường xuyên, học suốt đời.

28 46,7 23 38,3 9 15

4 Tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của

thanh niên trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc 15 25 25 41,7 20 33,3 5

Ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng các nét văn hóa mới tốt đẹp.

9 15 28 46,7 23 31,3

6 Truyền thống yêu nước, lí tưởng cách mạng,

tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường 11 18,3 34 56,7 15 25 7 Cần cù, chịu khó, khắc phục khó khăn trong

học tập, học vì ngày mai lập nghiệp. 15 25 29 48,3 16 26,7 8

Giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc , lòng yêu hòa bình, tình hữu ngị giữa các dân tộc, ý thức hợp tác

8 13,3 15 25 37 61,7

9

Sống làm việc, học tập theo tấm gương Bác Hồ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lòng nhân ái bao dung

22 36,7 27 45 11 18,3

10

Ý thức săn sàng tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người già cô đơn

Qua bảng kết quả quả khảo sát trên có thể thấy mức độ thực hiện các nội dung giáo dục BSVHDT cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL ở các trường THPT thành phố Cao Bằng đã được thực hiện nhưng mức độ không đồng đều nhau. Các nội dung được thực hiện khá tốt là Truyền thống hiếu học, cần cù học tập, ý thức trách nhiệm trong học tập, ý thức tự cường dân tộc tỉ lệ 55 % tốt; Tình bạn trong sáng, tình yêu lành mạnh, chấp hành luật hôn nhân và gia đình tỉ lệ 41,7%; Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý thức coi trọng việc học, học thường xuyên, học suốt đời tỉ lệ 46,7%; Sống làm việc, học tập theo tấm gương Bác Hồ cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lòng nhân ái bao dung tỉ lệ 36,7%. Còn các nội dung thực hiện chưa tốt: Giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc , lòng yêu hòa bình, tình hữu ngị giữa các dân tộc, ý thức hợp tác có tới 61,7% ý kiến là thực hiện chưa tốt. Sở dĩ các nội dung trên được thực hiện ở các mức độ khác nhau là vì: thứ nhất do năng lực của đội ngũ GV làm công tác này còn nhiều hạn chế, họ thiếu các kỹ năng tổ chức các hoạt động, không được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về các nội dung trên. Thứ hai trong khuôn khuôn khổ chương trình giáo dục NGLL còn ưu tiên giáo dục các nội dung giáo dục khác nên phần nào hạn chế đưa các nội dung giáo dục BSVHDT vào.

Đặc biệt nội dung Ý thức săn sàng tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, người già cô đơn hầu như các đơn vị gặp khó khăn khi thực hiện nội dung này vì nội dung này chủ yếu vào trong thời gian nghỉ hè thậm chí là không thực hiện được. Để thực hiện được chủ đề này cần có sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường đặc biệt là phụ huynh HS và chính quyền địa phương cùng tham gia.

2.3.3. Thực trạng về thực hiện các phương pháp giáo dục BSVHDT cho HS tại các trường THPT Thành phố Cao Bằng

Các trường THPT Thành phố Cao Bằng đã sử dụng nhiều phương pháp giáo dục phong phú đa dạng như Giáo dục thông qua phong trào thi đua “Xây dựng trượng học thân thiện học sinh tích cực”, phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tham quan một số di tích lịch sử địa phương, thông qua các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao… tuy nhiên việc thực hiện chưa đồng đều ở các trường, hiệu quả chưa cao. Để thực hiện tốt thì các đơn vị cần có sự đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất.

2.3.4. Thực trạng về các hình thức tổ chức giáo dục BSVHDT cho học sinh tại các trường THPT Thành phố Cao Bằng

Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 60 CBQL, GV và 200 HS và thu được kết quả sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục BSVHDT cho HS Số TT Các hình thức giáo dục BSVHDT cho HS Ý kiến đánh giá Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL %

1 GD thông qua tích hợp vào các môn văn hóa. 80 30.8 82 31.5 98 37.7

2

GD thông qua sinh hoạt lớp, SH đoàn thanh niên.

102 39.2 70 26.9 88 33.8

3 GD thông qua hoạt động thể dục, thể thao 127 48.8 90 34.6 43 16.5

4 GD thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ 134 51.5 78 30 48 18.5

5 GD thông qua hoạt động ngoại khóa 86 33.1 95 36.5 79 30.4

6 GD thông qua hoạt động GDNGLL 72 27.7 88 33.8 100 38.5

Nhìn vào kết quả bảng trên ta thấy việc giáo dục BSVHDT cho HS các trường THPT thành phố Cao Bằng được tổ chức với các hình thức đa dạng nhưng tập chung chủ yếu thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ 51,5% thể dục, thể thao chiếm 48,8% là thực hiện tốt. Còn thông qua hoạt động giáo dục NGLL chiếm 27,7% là thực hiện tốt; 38,5% thực hiện chưa tốt. Giáo dục thông qua tích hợp vào các môn văn hóa có 30,8% là thực hiện tốt, 37,7% chưa thực hiện tốt. Như vậy các hình thức chủ yếu sử dụng để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của các trường mới chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài như tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức văn nghệ…Còn chưa đi sâu vào bản chất của sự việc. Thông qua hoạt động Giáo dục NGLL thì mới giáo dục một cách sâu sắc và toàn diện về bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Đây cũng chính là vấn đề các trường còn hạn chế và cần được quan tâm.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục BSVHDTT cho học sinh ở các THPT thành phố Cao Bằng

2.4.1.Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác quản lý đối với các hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT

Hầu hết CBQL, GV các trường THPT thành phố Cao Bằng đều nhận thức được để làm tốt công tác giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh thì cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác quản lý đói với các hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh. Ngay từ đầu năm học các trường cần phải thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động trong toàn bộ năm học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.4.2. Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động giáo dục BSVHDT thông qua hoạt động giáo dục NGLL

- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của đơn vị là chức năng đầu tiên của nhà quản lí. Công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động giáo dục BSVHDT ở trường THPT là chức năng của ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Việc thực hiện các nội dung giáo dục BSVHDT cho học sinh được tiến hành thông qua cá hoạt động giáo dục NGLL và các hình thức giáo dục khác. Do tính chất phức tạp như vậy đòi hỏi nhà quản lí, ban giám hiệu phải xây dựng các loại kế hoạch khác nhau như kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết, kế hoạch bổ xung thường xuyên cho việc thực hiện thực hiện 10 chủ đề như văn bản hướng dẫn về giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT. Điều này không những liên quan tới nhận thức tới CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT cho HS mà còn liên quan đến quỹ thời gian cho xây dựng các loại kế hoạch và tính chất phức tạp của các loại kế hoạch gắn với các hoạt động giáo dục NGLL.

- Trong phạm vi hẹp của đề tài, tôi chỉ mới khảo sát về mức độ thường xuyên của công tác lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh ở các trường THPT thành phố Cao Bằng. Kết quả khảo sát được thực hiện ở bảng tổng hợp sau

Bảng 2.8. Công tác lập kế hoạch cho các hoạt động Giáo dục BSVHDT cho học sinh ở trƣờng THPT thành phố Cao Bằng

STT Các mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Thường xuyên 28 46,7

2 Không thường xuyên 23 38,3

3 Không bao giờ 9 15

Với kết quả khảo sát trên có thể thấy công tác lập kế hoạch về giáo dục BSVHDT của các trường đã được quan tâm thể hiện có 46,7 % ý kiến cho rằng có lập kế hoạch thường xuyên. Khi hỏi cụ thể về vấn đề này các đồng chí CBQL cho biết công tác này đã được lồng vào kế hoạch chung của năm học. Tuy nhiên để xây dựng kế hoạch riêng cụ thể về vấn đề này thì các trường chưa có. Thậm chí có đến 15% cán bộ giáo viên không bao giờ lập kế hoạch

- Thực trạng về xây dựng kế hoạch cho các hoạt động giáo dục NGLL theo 10 chủ đề ở các trường THPT. Kết quả khảo sát thể hiện bảng 2.9:

Bảng 2.9. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL theo 10 chủ đề ở các trƣờng THPT thành phố Cao Bằng STT Tháng Tên chủ đề Kế hoạch chi tiết Kế hoạch sơ sài Không làm kế hoạch SL (%) SL (%) SL (%) 1 9 TN với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH 19 31.7 28 46.7 13 21.6 2 10 TN với tình bạn, tình yêu và gia đình. 22 36.7 31 51.7 7 11.6

3 11 TN với truyền thống hiếu

học và tôn sư trọng đạo 33 55 21 35 6 10 4 12 TN với sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc 16 26.7 29 48.3 15 25 5 1 TN với việc giữ gìn bản sắc

văn hoá dân tộc. 15 25 32 53.3 13 21.7 6 2 TN với lý tưởng cách mạng 17 28.3 27 45 16 26.6

7 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp 31 51.7 26 43.3 3 5

8 4 TN với hòa bình, hữu nghị

và hợp tác 14 2.3 31 51.7 15 25

9 5 TN với Bác Hồ 29 48.3 25 41.7 6 10

10 6,7,8 Mùa hè tình nguyện vì cuộc

sống cộng đồng 5 8.3 17 28.3 38 63.4

* Nhận xét:

Công tác quản lý xây dưng kế hoạch về hoạt động giáo dục NGLL đã được ban giám hiệu các trường quan tâm. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể cho năm học trong đó chỉ đạo cho các tổ chức, cá nhân phụ trách phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động từng tháng, từng chủ đề. Tuy nhiên qua khảo sát có thể thấy đa số các chủ đề có lập kế hoạch, trong đó có một số chủ đề được xây dựng kế hoạch chi tiết như chủ đề: TN với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, TN với vấn đề lập nghiệp, TN với Bác Hồ. Các chủ đề này thường gắn với các hoạt động phong trào thi đua lớn trong năm học như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3, ngày 19/5 ngày sinh của Bác Hồ. Bên cạnh đó còn có các ý kiến cho rằng các chủ đề không làm kế hoạch: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng tỉ lệ 63,3%; TN với hòa bình, hữu nghị và hợp tác 25%; TN với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 21,7% ; TN với lý tưởng cách mạng 26,6%.

2.4.3. Thực trạng về công tác chỉ đạo, thực hiện kế hoạch giáo dục BSVHDT cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL

* Về thành lập ban chỉ đạo:

Bảng 2.10. Công tác chỉ đạo về giáo dục BSVHDT cho HS thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL

STT Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Có ra quyết định bằng văn bản 28 46,7

2 Có ra quyết định không thành văn bản (bằng miệng) 19 31,7

3 Không ra quyết định 13 21,6

Tổng 60 100,0

Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 46,7% ý kiến cho rằng về thành lập ban

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố cao bằng (Trang 59)