8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Nội dung giáo dục BSVHDTcho học sinh THPT
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã -tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”. Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
-
Theo Tác giả Trần Ngọc Thêm (tìm về bản sắc văn hóa việt Nam) thì cấu trúc của văn hóa
Văn hóa nhận thức: Về vũ trụ, về bản thân con người. :
nhân.
nhiên: Văn hóa tận dụng môi trường xã hội , văn hóa đối phó với môi trường xã hội.
: Văn hóa tận dụng môi trường xã hội , văn hóa đối phó với môi trường xã hội.
Giáo dục bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là giáo dục những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết; ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- tổ quốc. Đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống…Bản sắc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
Trong khuôn khổ của đề tài những nội dung giáo dục BSVHDT cho học sinh THPT gồm các nội dung sau:
Một là: Tinh thần yêu nước, yêu con người, yêu đồng bào, yêu quý trẻ em.
Hai là: Ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc, không tự ti dân tộc.
Ba là: Kiên nhẫn, giản dị, cần cù trong học tập và lao động
Bốn là: Ý chí kiên cường và khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống và học tập.
Năm là: Dũng cảm, sáng tạo trong lao động, học tập, dám nhận thiếu sót, khuyết điểm.
Sáu là: Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, tính cộng đồng, sẻ chia cùng nhau, vui buồn có nhau, v.v…
Bảy là: Truyền thống nhân ái, nhân đạo, khoan dung, thương người như thể thương thân, giúp đỡ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, v.v..
Tám là: Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Chín là: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Mười là : Truyền thống dân tộc, truyền thống địa phương Cao Bằng.
Mười một là: Văn hóa học đường, văn hóa giao tiếp, văn hóa học tập.
Mười hai là: Những phong tục tập quán tốt của dân tộc của địa phương. Nội dung này chủ yếu giáo dục cho học sinh về phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng.
Người Tày, Nùng chiếm trên 70% dân số ở Cao Bằng, họ sống quần tụ thành làng, bản định cư ở vùng thấp thường là nơi có nguồn nước dồi dào. Nghề nghiệp chính là trồng lúa nước, canh tác nương rẫy trồng thêm các hoa màu khác và chăn nuôi gia súc gia cầm. phụ nữ Tày còn trồng bông, dệt vải, nuôi tằm lấy tơ để dệt vải may áo.
- Kinh tế truyền thống của người Tày, Nùng là nền kinh tế tự cung tự cấp do đó nó tác động đến đời sống văn hóa, tâm linh và nếp sống văn hóa riêng của Cao Bằng.
- Tổ chức đời sống: cũng như đồng bào các dân tộc khác, người Tày, Nùng ở Cao Bằng có tính cộng bền chặt và có bản sắc văn hóa riêng, không lẫn với các dân tộc ít người khác. Trong gia đình người Tày, Nùng, người đàn ông là trụ cột gia đình và là đại diện giao tiếp với xã hội. Người phụ nữ khi làm lễ cưới, về gia đình nhà chồng theo quan niệm là phần hồn đã nhập vào nhà chồng, làm ma nhà chồng. Trong gia đình con cái hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Gia đình người Tày, Nùng thường có từ hai đến ba thế hệ cùng chung sống. Trong mỗi gia đình đều có sự phân công lao động chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Ngừi đàn ông luôn đảm nhiệm những việc nặng nhọc, còn các công việc khác dành cho phụ nữ, người già và các thành viên nhỏ tuổi. Trong quan hệ gia đình họ rất coi trọng người cao tuổi và người có học thức, có kinh nghiệm xã hội, có hiểu biết phong tục tập quán, có đạo đức trong sáng. Gia đình là một xã hội thu nhỏ là nơi sinh thành nuôi dưỡng, duy trì nòi giống và trao truyền tiếng
mẹ đẻ, các phong tục tập quán của tổ tiên cho con cháu, là môi trường duy trì và phát triển văn hóa…thông qua gia đình các thành viên tự học cách ứng xử.
- Văn hóa ẩm thực: Đồ ăn, thức uống thường được chế biến từ nguồn lương thực, thực phẩm chính từ sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt. Ngoài món ăn thông thường họ còn chế biến các món ăn khác như thịt hun khói, thịt ướp chua, bánh khảo, khẩu si, nếp cẩm… uống rượu ngô hoặc rượu gạo trong các dịp lễ tết, ma chay, cưới xin, bạn bè gặp nhau…Chén rượu tạo sự gần gũi chân thành, đằm thắm của người mời đối với người được mời.
- Trang phục: Trang phục truyền thống của người Tày cả nam lẫn nữ đều mặc áo dài chấm gót, khuy cài bên trái. Nam đầu đội khăn xếp, mặc quần ống rộng, chân đi hài vải. Nữ đầu vấn khăn vuông phía ngoài, giữa thân có thắt lưng dài buộc phía sau. Phụ nữ mặc váy hoặc quần ống rộng, trang phục được khâu bằng vải tràm do phụ nữ tự trồng bông, dệt vải. Trang phục người Nùng chỉ khác áo ngắn hơn sơ với người Tày.
- Trang sức: người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng thường thường đeo hoa tai con đỉa bằng vàng hoặc bằng bạc, tay và cổ đeo vàng, bạc… chùm dây bạc thường được dắt ở thắt lưng trước bụng. Khi đi chợ hoặc đi làm họ thường mang chiếc nón lá rộng vành.
- Nhà ở truyền thống là nhà sàn gồm ba gian: hai mái, mái lợp ngói âm dương. - Văn hóa: Người Tày, Nùng có nến văn hóa dân gian phong phú mang đậm bản sắc dân tộc thể hiện qua đời sống văn hóa tinh thần như lễ hội cầu mùa, tục cưới xin, tục mừng thọ, ma chay... Trong những hình thức sinh hoạt trên đều có xướng ca thành bài bản thể hiện tư duy sáng tạo và sự bền vững trong tâm linh. Riêng về hát giao duyên chỉ điểm qua một số làn điệu phổ biến thì đã có trên 10 làn điệu. Các hình thức múa cũng khá phong phú như múa Chầu, múa quạt, múa khăn… Nhạc cụ được dùng trong sinh hoạt và diễn xướng gồm đàn tính, cây nhị, sáo, bộ sóc đồng lục lạc, chũm chọe…