8. Cấu trúc luận văn
1.2.6. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động GD được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
Hoạt động giáo dục NGLL phong phú, đa dạng bao gồm: - Các hoạt động bắt buộc như:
HĐ theo 10 chủ đề như quy định
HĐ theo chủ điểm như ngày 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, 19/5... - Các hoạt động tự chọn:
HĐ Thể thao, tham quan du lịch. HĐ văn hóa, văn nghệ.
HĐ lao động công ích, xã hội. HĐ chính trị, pháp luật...
1.3. Một số vấn đề về giáo dục BSVHDT cho HS trƣờng THPT hiện nay
1.3.1. Mục đích và ý nghĩa của giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho HS THPT
- Giáo dục BSVHDT cho HS THPT là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa. Đảng ta xác định: "Văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa", vì vậy, "phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được công cuộc cải tạo xã hội" và "Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong"; đồng thời, đề ra ba nguyên tắc cuộc vận động văn hóa mới: Dân tộc, đại chúng, khoa học. Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng xác định một trong sáu đặc trưng của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí, vai trò chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Đồng thời, kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người; chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; quan tâm chăm lo xây dựng, hoàn thiện những phẩm giá nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Giáo dục BSVHDT là góp phần phát triển bền vững nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh THPT nói riêng. Chính vì thế, trong điều kiện hiện
nay, để “bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” và hình thành mẫu hình người thanh niên của thời kỳ mới: vừa biết giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa biết làm giàu văn hóa dân tộc bằng những giá trị, những tinh hoa văn hóa nhân loại, là hiện thân tiêu biểu của các giá trị văn hóa Việt Nam…, tham gia tích cực và có hiệu quả việc giữ gìn và phát huy BSVHDT, để làm được điều đó cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống và BSVHDT, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thanh niên. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để thế hệ trẻ, học sinh học tập, rèn luyện.
- Giáo dục BSVHDT cho HS THPT để bảo tồn nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần giữ vững nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa đưa nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của việt Nam
, c