Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 52)

Trong giai đoạn 2001 - 2007, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, năm 2001 thực hiện được 3.000,9 tỷ đồng, đến năm 2007 đã tăng lên 10.641,3 tỷ đồng, gấp 3,55 lần năm 2001. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt 26%/năm.

Bảng 2.4 cho thấy, vốn chủ yếu được sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản (chiếm 78,6%, trong đó chi đầu tư xây lắp 64,4%), vốn đầu tư vào thiết bị máy móc còn chiếm tỷ lệ nhỏ (8,6%). Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của khu vực kinh

tế nhà nước (chiếm 47,5%, trong đó vốn NSNN 33,6%) và vốn của dân cư (31,3%). Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nhất là DNNN còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (3,5%). Vốn đầu tư nước ngoài thu hút được trên địa bàn chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2007 chiếm 3,2%. Điều này cho thấy lực lượng doanh nghiệp còn yếu kém về quy mô, trình độ và khả năng cạnh tranh; hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Thanh Hoá còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Bảng 2.4: Vốn đầu tƣ thực hiện theo giá thực tế

2001 2005 2006 2007

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Tổng số 3.000,9 100 6.095,0 100 7.793,8 100 10.641,3 100

1. Phân theo cấp quản lý

- Trung ương 774,0 25,8 1.436,2 23,6 2.219,0 28,5 2.623,4 24,7

- Địa phương 2.176,8 72,5 4.634,7 76 5.508,9 70,7 7.681,2 72,2

- Đầu tư nước

ngoài 50 1,7 24 0,4 65,9 0,8 336,7 3,2

2. Phân theo cấu thành

- Vốn XDCB 2.673,8 89,1 5.351,4 87,8 6.204,7 79,6 8.363,7 78,6

Xây lắp 2.094,6 69,8 4.602,3 75,5 5.501,7 70,6 6.858,3 64,4 Thiết bị 384,1 12,8 695,4 11,4 483,2 6,2 920,0 8,6 Chi phí khác 195,1 6,5 53,6 0,9 219,8 2,8 585,4 5,5

- Vốn khác 327,1 10,9 743,6 12,2 1.589,2 20,4 2.277,6 21,4

3. Phân theo nguồn vốn

- Vốn khu vực k.tế Nhà nước 1.191,1 39,7 2.749,2 45,1 3.716,5 47,7 5.053,3 47,5 Vốn NSNN 673,6 22,4 1.913,2 31,4 2.431,5 31,2 3.580,0 33,6 Vốn vay 479,0 16,0 579,7 9,5 631,3 8,1 1.104,7 10,4 Vốn của DN 35,8 1,3 256,3 4,2 653,7 8,4 368,6 3,5 - Vốn ngoài Nhà nước 1.483,5 49,4 2.933,8 48,1 3.602,5 46,2 4.785,3 44,9 Vốn của DN 23,5 0,7 516,0 8,4 934,7 12,0 1.449,3 13,6 Vốn của dân 1.460,0 48,7 2.417,8 39,7 2.667,7 34,2 3.336,0 31,3 - Vốn FDI 50,0 1,7 24,0 0,4 65,9 0,8 336,7 3,2 - Vốn khác 276,3 9,2 388,0 6,4 409,0 5,2 466,0 4,4

Bảng 2.5: Vốn đầu tƣ thực hiện theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 2001 2005 2006 2007 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng số 3.000,9 100 6.095,0 100 7.793,8 100 10.641,3 100 1. Nông, lâm và thuỷ sản 327,1 10,9 481,5 7,9 996,8 12,8 2.064,4 19,4 2. Công nghiệp và XD 309,1 10,3 785,0 12,9 1.259,5 16,2 2.947,6 27,7 3. Dịch vụ 2.364,7 78,8 4.828,4 79,2 5.537,5 71,0 5.629,3 52,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá 2007

Bảng 2.5 cho thấy, vốn đầu tư dành cho nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kể cả về giá trị và cơ cấu. Năm 2001 tỉnh đầu tư cho lĩnh vực này 327,1 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, đến năm 2007 con số này tăng lên 2.064,4 tỷ đồng, chiếm 19,4% tổng vốn đầu tư. Phần lớn vốn đầu tư dành cho việc phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, cây con giống và máy móc nông cụ …

Vốn đầu tư ngành công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 2001 - 2007 chủ yếu là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là giao thông vận tải, bưu điện, khu công nghiệp, các công trình thuỷ lợi và trang thiết bị máy móc mới, các công trình phúc lợi công cộng, trụ sở làm việc của các ngành và huyện, thị. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến và xây dựng cơ sở hạ tầng được ưu tiên đầu tư phát triển nhất.

Vốn đầu tư ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, vận tải, thương mại, giáo dục - đào tạo, y tế, tài chính tín dụng … để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, trong giai đoạn 2001 - 2007, nguồn vốn đầu tư cho phát triển đã tăng lên đáng kể. Vốn đầu tư chủ yếu dành cho dịch vụ và công nghiệp, vốn đầu tư cho nông nghiệp tuy còn khiêm tốn về giá trị và tỷ trọng những cũng đã có tiến triển

phù hợp với sự chuyển dịch CCNKT, tạo ra điều kiện thuận lợi ban đầu cho nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)