Quan điểm và phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 94)

Thanh Hoá trong thời gian tới

Xuất phát từ thực trạng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, tiềm năng nhân tài, vật lực và những cơ hội to lớn do bối cảnh kinh tế đất nước và quốc tế đem lại, quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá trong thời gian tới cần quán triệt các quan điểm cơ bản và thực hiện theo các phương hướng chủ yếu sau:

3.2.1 Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch

1. Trên bình diện tổng quát, quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá hiện nay về cơ bản phải tuân theo quy luật chung về chuyển dịch CCNKT trong thời kỳ CNH-HĐH. Đồng thời tích cực tiếp nhận những lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại một cách có lựa chọn và có sự chuẩn bị tốt các điều kiện về con người, cơ chế chính sách và cơ sở vật chất.

2. Quá trình chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá hiện nay phải hướng vào hội nhập và dựa vào hội nhập để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch.

3. Chuyển dịch CCNKT phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, vùng kinh tế Trung Bộ và cả nước; tạo sự phân công, hợp tác có kế hoạch trong một cơ cấu thống nhất trong phạm vi vùng và cả nước, gắn sự phát triển của Thanh Hoá với sự phát triển của các tỉnh lân cận.

4. Chuyển dịch CCNKT ở Thanh Hoá cần đặt trên cơ sở phát huy cao độ nội lực của tỉnh (lao động, tài nguyên, các năng lực sản xuất hiện có, sẽ có …) đi đôi với việc mở rộng hợp tác, đưa việc hợp tác (nhất là hợp tác về đầu tư phát triển và du lịch) đi vào chiều sâu để thu hút ngày càng nhiều vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đem lại hiệu quả thiết thực.

5. Chuyển dịch CCNKT nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả ngày càng cao trên cơ sở bứt phá về công nghiệp, dịch vụ và chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế. Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

6. Phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo trật tự an toàn và tiến bộ xã hội. Đồng thời, gắn với việc hiện đại hoá bộ mặt đô thị và thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.

7. Tạo môi trường đầu tư để thu hút đầu tư thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tất cả các TPKT phát triển.

8. Phát triển công nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, từ đó tạo ra sự tăng trưởng cao, kích thích các ngành dịch vụ phát triển,

tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội, ưu tiên đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

9. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp và phát triển nông thôn, áp dụng tiến bộ vào sản xuất, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

10. Chú trọng phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, giữa vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3.2.1.2 Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát:

Chuyển dịch CCNKT nhằm mục tiêu đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phấn đấu đến năm 2010 ra khỏi tỉnh nghèo và đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Trên cơ sở đó thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là CCKT và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực … của Thanh Hoá so với cả nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, ưu tiên tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện thành công công cuộc CNH, HĐH, mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

* Mục tiêu cụ thể:

Phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của Thanh Hoá để thực hiện đạt các chỉ tiêu đã đưa ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 từ 12 - 13%; giai đoạn 2011 - 2020 tăng trưởng trên 18%/năm. GDP/người đạt 780 - 800 USD. Giá trị gia tăng nông - lâm - ngư nghiệp hàng năm tăng 5,8 - 6,5%; công nghiệp - xây dựng 16,3 - 17,2%; các ngành dịch vụ 11,9 - 13,1%. CCKT trong GDP đến năm 2010: Nông - lâm - ngư nghiệp 23%; công nghiệp - xây dựng 40,6%; dịch vụ 36,4%. Đến năm 2020, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản 10%; công nghiệp - xây dựng 52%; dịch vụ 38%. GDP/người của Thanh Hoá cao gấp 1,4 lần GDP/người của cả nước.

Bảo đảm an ninh lương thực, sản lượng lương thực hàng năm ổn định từ 1,5 triệu tấn trở lên; bình quân lương thực đầu người 400 kg trở lên. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu năm 2010 đạt 9 - 10% GDP, đến năm 2020 đạt 25% GDP.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)