Để thực hiện định hướng chuyển dịch CCNKT tỉnh Thanh Hoá trước hết phải tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, bởi vì trong không gian kinh tế - xã hội bao gồm không gian tổ chức các ngành. Mặt khác, trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCNKT cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Vì vậy, tổ chức không gian kinh tế - xã hội là một giải pháp cần thiết để đẩy mạnh chuyển dịch CCNKT của tỉnh.
3.3.1.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng
Trên cơ sở quy hoạch chung của cả nước, khu vực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của thị trường và phát huy, khai thác được lợi thế của địa phương.
Tập trung hoàn thành các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các ngành, vùng sản xuất hàng hoá tập trung; quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch; gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Công khai quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để tất cả các TPKT lựa chọn đầu tư phát triển.
Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch theo hướng gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Sau quy hoạch cần xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển dịch nhanh CCNKT.
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong từng vùng, từng địa phương; cập nhật các dự báo, xem xét lại khả năng thực hiện, điều chỉnh lại CCKT theo hướng phát huy các nguồn tiềm năng trong vùng, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và nâng cao mức sống dân cư.
Nhanh chóng hoàn thiện và công khai hoá quy hoạch các vùng sản xuất cây, con giống đặc sản, các vùng cần trồng cây mới có năng suất và chất lượng cao, dễ tiêu thụ. Thực hiện một số chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào các khu vực theo quy hoạch chuyển đổi CCKT. Coi trọng việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phát triển kinh tế - xã hội trong các quy hoạch. Thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp xây dựng quy hoạch, đảm bảo sự giám sát thực hiện của nhân dân.
Tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ, được trang bị phương tiện làm việc hiện đại để nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhất là dự báo thông tin thị trường trong và ngoài nước; cập nhật và thông báo thường xuyên cho các địa phương để họ điều chỉnh kịp thời cơ cấu sản xuất. Rà soát lại tất cả các quy hoạch ngành và sản phẩm quan trọng để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, đi đôi với tăng cường chỉ đạo thực hiện đúng theo quy hoạch, đảm bảo kỷ cương phép nước trong công tác quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch “treo”, phá vỡ quy hoạch, gây hậu quả xấu. Các ngành, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện theo quy hoạch, tránh điều chỉnh quy hoạch một cách tuỳ tiện gây ảnh hưởng không tốt đến quy hoạch chung của toàn tỉnh.
Trước mắt, cần tiến hành quy hoạch các vùng theo hướng sau:
- Vùng đô thị: Tiến hành quy hoạch hệ thống đô thị của Tỉnh, từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị có hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường trong sạch và phân bố hợp lý trên địa bàn cả tỉnh, đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, cân bằng và bền vững.
Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có khả năng tiếp thu và triển khai các thành tựu khoa học công nghệ mới vào cuộc sống, tạo sức hấp dẫn mới cho các nhà đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở sản xuất
kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, từng bước xây dựng các đô thị hiện đại. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho thành phố Thanh Hoá, xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật để hoàn thiện khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn. Xây dựng đô thị Ngọc Lặc với chức năng chính là trung tâm kinh tế - xã hội của các huyện miền núi, đầu tư nâng cấp thị xã Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn. Quy hoạch và phát triển hệ thống thị trấn, thị tứ trên các tuyến giao thông, các tụ điểm kinh tế. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá đạt 20% trở lên vào năm 2010 và 37% vào năm 2020. Tạo ra tiền đề quan trọng cho việc phát triển các ngành kinh tế, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị với mức thu nhập cao hơn.
- Vùng đồng bằng: Tập trung chuyển đổi CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng cường đầu tư xây dựng vùng lúa cao sản, vùng mía nguyên liệu, rau quả, thuốc lá, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa … gắn với công nghiệp chế biến. Từng bước phát triển một số cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng, khu vực sản xuất hàng hoá tập trung có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo thuận lợi cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời phát triển các khu công nghiệp tập trung như: Lễ Môn, Đình Hương, Lam Sơn - Mục Sơn, Bỉm Sơn - Thạch Thành; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác.
- Vùng trung du, miền núi: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội miền núi, rút ngắn dần về khoảng cách đời sống văn hoá - xã hội so với miền xuôi. Ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu giấy, gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nâng cao hiệu quả chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Tập trung đầu tư xây dựng công nghiệp mía đường, hoa quả, bánh kẹo, lâm sản … gắn với xây dựng vùng chuyên canh cây con, vùng cao su, cây ăn quả, quế, luồng, cánh kiến, chè, sắn, dứa; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại để tạo nguồn nguyên liệu tập trung, ổn định cung cấp cho các cơ sở chế biến. Khai thác và chế biến đá xây dựng; phát triển
kết cấu hạ tầng, nhất là việc phát triển mạng lưới giao thông, điện, nước sạch …Đẩy mạnh các hoạt động thương mại, giao lưu hàng hoá.
- Vùng ven biển: Khai thác mọi tiềm năng của vùng để phát triển toàn diện kinh tế biển. Phát triển các ngành công nghiệp gắn với cảng nước sâu, du lịch biển. Tập trung đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, trong tâm là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và chế biến xuất khẩu. Xây dựng các vùng trồng lúa, lạc, đay, cói, rau quả, …; phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm. Xây dựng khu công nghiệp tập trung Nghi Sơn - Tĩnh Gia (gồm: lọc hoá dầu, xi măng, vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền…). Khai thác dịch vụ cảng biển nước sâu, đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới Nghi Sơn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, thương mại, du lịch.
3.3.1.2 Phát triển không gian cụ thể từng ngành
* Đối với ngành nông - lâm - thuỷ sản
- Phát triển nông nghiệp theo không gian
+ Rà soát và bổ sung quy hoạch xây dựng phát triển các vùng lúa chuyên canh, các vùng trồng cây rau màu trọng điểm của tỉnh nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có chất lượng cao để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Rà soát và bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt quan tâm đến các chương trình, dự án phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung ở các huyện, thị.
- Phát triển lâm nghiệp theo không gian
+ Rà soát quy hoạch phát triển lâm nghiệp, xây dựng và thực hiện các dự án lâm nghiệp ở các vùng đồng bằng ven biển, chú trọng rừng ngập mặn với việc phát triển các mô hình thuỷ sản - lâm nghiệp kết hợp bền vững. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chạy dọc theo bờ biển.
+ Rà soát quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án lâm nghiệp miền núi phía Tây và phía Bắc, chú trọng bảo vệ vành đai rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên …, phát triển hài hoà diện tích rừng sản xuất với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đảm bảo công tác nuôi trồng và
khai thác rừng bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân xây dựng rừng phòng hộ môi trường, rừng phong cảnh nhằm phát triển kinh tế - xã hội và du lịch sinh thái bền vững.
- Phát triển thuỷ sản theo không gian
Quy hoạch, xây dựng các khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung, chú trọng con tôm, cá, cua … ở các vùng ven biển. Mạnh dạn đầu tư đánh bắt xa bờ cho dân ngư. Quy hoạch phát triển mạnh hơn nuôi cá tại các hồ, đồng ngập nước, chuyển mạnh diện tích đồng chiêm trũng sang phát triển mô hình kết hợp cá - lúa, phát triển mạnh nuôi cá lồng và các loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao trên các sông, hồ đập lớn.
* Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo không gian lãnh thổ cần được tiến hành quy hoạch như sau:
- Các khu, cụm công nghiệp: Trước hết cần rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của toàn tỉnh. Đặc biệt, nhanh chóng tổ chức xây dựng và hoàn thiện 4 khu, cụm công nghiệp động lực của tỉnh là:
+ Khu công nghiệp Thanh Hoá - Sầm Sơn: Ngành công nghiệp chủ đạo ở khu công nghiệp này là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ xuất khẩu và nội tiêu và công nghiệp dịch vụ gia công lắp ráp. Ngoài ra, cần bố trí một số ngành công nghiệp khác như phân bón, cơ khí, luyện cán thép, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng … Nơi đây sẽ tập trung các khu công nghiệp như Lễ Môn, Đình Hương, Tây Ga, Hàm Rồng …
+ Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành: Ngành công nghiệp chủ đạo là sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp mía đường. Khu công nghiệp này được chia thành 2 khu nhỏ: Khu công nghiệp Bỉm Sơn sẽ xây dựng liên hợp vật liệu xây dựng: Xi măng, bê-tông đúc sẵn, gạch ngói, sản xuất phụ tùng linh kiện và lắp ráp ôtô. Khu công nghiệp Thạch Thành, xây dựng khu liên hợp mía đường: đường, bánh kẹo, rượu, cồn, thức ăn gia súc, phân bón, sản xuất ván ép …
giấy, bao bì cót, chế biến gỗ, luồng, ván ép, phôi bào, liên hợp mía đường, rượu, cồn, thức ăn gia súc, phân bón …
+ Khu công nghiệp Nghi Sơn - Tĩnh Gia: Ngành công nghiệp chủ đạo là vật liệu xây dựng, công nghiệp dịch vụ cảng biển và du lịch, cơ khí lắp ráp, cơ khí sửa chữa và đóng tàu thuyền, chế biến hải sản, công nghiệp hoá dầu, phân bón …
- Các làng nghề: Tiếp tục rà soát bổ sung quy hoạch phát triển làng nghề, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của tất cả các huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh. Chú trọng xây dựng các đề án khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và nhân rộng các ngành nghề mới. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để hình thành các cụm làng nghề tập trung ở các huyện, xã có lợi thế. Quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp dạy nghề.
* Đối với ngành dịch vụ
- Du lịch: Tập trung lập, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch không gian phát triển du lịch trên toàn tỉnh, trọng điểm là thị xã Sầm Sơn, Khu Lam Kinh, Thành nhà Hồ, động Từ Thức, suối cá Cẩm Lương, vườn quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu …
Thương mại: Đầu tư cơ sở hạ tầng để xây dựng các trung tâm thương mại lớn của tỉnh, trọng tâm là thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn. Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống chợ ở các huyện, thị, các tụ điểm giao thương lớn.
Các loại dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải … nên được bố trí thành mạng lưới hoạt động đồng bộ ở tất cả các huyện, thị trên toàn tỉnh, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho các loại hình dịch vụ này hoạt động tốt.
3.3.2 Vốn đầu tƣ
* Mục tiêu
Tiếp tục huy động và nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn là một giải pháp quan trọng để tăng nguồn vốn đầu tư phát triển trong nền kinh tế, nó kích
thích các TPKT tăng nguồn vốn đầu tư cho tương lai. Vì vậy, trước hết tỉnh Thanh Hoá cần tận dụng triệt để khai thác mọi nguồn vốn từ nội lực bên trong, tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài. Mặt khác, cần điều chỉnh lại cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư cho những dự án khả thi, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
* Phương hướng huy động vốn
Để có thể huy động tổng lực các nguồn vốn, trong đó gồm các nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn từ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. Cần tập trung vào một số biện pháp đối với từng TPKT trên địa bàn như sau:
- Đối với nguồn vốn trong nước:
+ Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong tỉnh: Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp, nhất là các DNNN với các hình thức, lộ trình thích hợp để sớm xây dựng được một đội ngũ doanh nghiệp mạnh, làm ăn có lãi, mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đối với mọi TPKT, xoá bỏ sự khác biệt về các cơ chế chính sách áp dụng để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó tăng nguồn thu NSNN. Khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi. Tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện khung khổ thể chế, pháp lý, để tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhất trong sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo doanh nhân quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, cung cấp thông tin về thị trường (giá cả, thông lệ buôn bán quốc tế) và điều kiện tiếp thị, tạo điều kiện để doanh nghiệp làm ăn khá giả, liên tục mở rộng sản xuất.